Bí quyết tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng nặng
Trẻ suy dinh dưỡng nặng là nỗi lo của rất nhiều người. Để con tăng cân, nhiều cha mẹ đã tìm đủ cách nhưng vẫn không hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết để con bạn tăng cân khoa học, khỏe mạnh.
Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng?
Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.
Ngoài ra, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.
- Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.
- Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.
Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.
Video đang HOT
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
- Tăng số bữa ăn trong ngày: Cho trẻ ăn 5-6 bữa mỗi ngày, tức ngoài 3 bữa chính, cần thêm 2-3 bữa phụ bằng sữa, chè, bánh…
- Cho thêm chất béo vào thức ăn: Cho thêm 1-2 muỗng dầu ăn vào chén cháo cho trẻ nhỏ hoặc tăng các thức ăn chế biến nhiều chất béo, thức ăn chiên xào…
- Cho ăn đặc hơn: Bột đặc có năng lượng cao hơn bột lỏng hay cháo lỏng. Với trẻ đã đủ răng nên cho ăn cơm tán nhuyễn.
- Cho trẻ ăn bù sau giai đoạn bệnh.
- Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa: ví dụ: Sau khi ăn 1/2 chén cơm, cho trẻ ăn 1/2 chén mì…; ăn thêm 1 hũ yaourt, 1 miếng phô mai… hay uống thêm 1 ly sữa.
- Phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.
- Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Theo An Nguyên
Giadinhonline
Những thực phẩm quen thuộc nhưng giúp bé sáng mắt
Nếu trẻ có vấn đề về tuần hoàn máu, ăn tỏi sẽ giúp con tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu. Mặt khác trong tỏi chứa lưu huỳnh tự nhiên rất tốt cho thị giác.
Socola
Socola giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt giúp mắt đỡ mệt mỏi và tăng thị lực cho mắt hơn.
Socola giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt giúp mắt đỡ mệt mỏi và tăng thị lực cho mắt hơn thế nữa socola giúp làm tăng nồng độ serotonine một hợp chất có trong não có khả nang điều hoà tính khí cũng như giấc ngủ- đây là một chất chống trầm uất, kích thích hệ thần kinh. Tuy nhiên, nếu bé bị đục thuỷ tinh thể thì không nên cho ăn socola vì trong socola có chứa vanadium đây là khoáng tố giúp xương mau lành hợp chất này vốn không tốt cho mắt.
Rau xanh
Hầu hết các loại rau đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng loại tốt cho mắt nhất là những loại rau họ cải. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn tươi sống thay vì luộc kỹ vì nếu luộc kỹ sẽ làm mất đi vitamin có trong rau.
Tỏi
Nếu trẻ có vấn đề về tuần hoàn máu, ăn tỏi sẽ giúp con tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu. Mặt khác trong tỏi chứa lưu huỳnh tự nhiên rất tốt cho thị giác. 1- 2 tép tỏi mỗi ngày là cách để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đa phần trẻ nhỏ thường không ăn được tỏi tươi vì mùi khó chịu của nó do đó bạn có thể nấu chín tỏi hoặc sử dụng dầu tỏi cũng được.
Cà rốt
Ăn nhiều cà rốt là mẹ đã tự chữa cho bé chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, còi xương.
Được xem là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt, ăn nhiều cà rốt là mẹ đã tự chữa cho bé chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, còi xương đặc biệt là cho các bé bị khô tròng mắt. Các mẹ rất dễ dàng chế biến cà rốt thành những món dễ ăn cho bé như: canh hầm với sườn, cà ri, cháo cà rốt với thịt và khoai tây, xào hoặc xay sinh tố đều tốt.
Cá
Cá hồi, cá ngừ, cá thu được các nhà khoa học nghiên cứu là rất giàu omega - 3 tốt cho võng mạc mắt. Đồng thời, nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm omega - 3 sẽ giúp tạo "bức tường" bảo vệ các mạch máu nhỏ trong mắt. Để bé dễ ăn, mẹ có thể nấu cháo cá hồi với hành hoặc với bí đỏ. Bé sẽ rất thích.
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Bổ sung lutein, zeaxanthin và kẽm trong trứng là mẹ đã giúp trẻ ngăn chặn nhiều căn bệnh về mắt sau này. Trứng cũng là một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình vì tính chất nhanh - ngon - bổ của nó. Vì thế, mẹ nên lập một thực đơn dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu trứng để bé luôn cảm thấy mới lạ mà không thấy ngán.
Theo Khỏe và đẹp
Những thực phẩm có độc tố từ tự nhiên Gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc từ những thực phẩm có độc tố từ tự nhiên. Những loại ngộ độc hay gặp ở khoa cấp cứu của các bệnh viện cho dù đã được cảnh báo rất nhiều về độc tính của những loại "thực phẩm" này, đó là củ ấu tầu, thịt...