Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch
Trong thời gian ở nhà tránh dịch, nấu ăn được coi như một thú vui của nhiều người. Để có một món ăn ngon, việc sơ chế thực phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người vì muốn nhanh chóng mà đều bỏ qua bước này, đây là một sai lầm lớn.
Thời gian ở nhà tránh dịch đôi khi lại không phải là thời gian quá nhàm chán đối với nhiều người nếu họ biết sử dụng chúng vào những mục đích hợp lý. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chẳng có mấy thời gian để nấu những bữa cơm gia đình đầy đủ và thịnh soạn. Bởi vậy, đây có thể là cơ hội tốt để mà trổ tài nấu nướng cho cả nhà những món ăn ngon.
Muốn có một món ăn ngon, nhất định chúng ta cần phải sơ chế nguyên liệu thật đúng cách và hợp lý để giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Dưới đây là một số tips nhỏ để bạn tham khảo để có thể chế biến thực phẩm tốt hơn, làm nên những món ăn ngon hơn cho cả gia đình trong thời gian ở nhà tránh dịch.
Các thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như rau cải thìa, rau sam, rau dền, măng tươi, mướp đắng, rau mùi..
Axit oxalic không chỉ liên kết với canxi trong ruột để tạo thành kết tủa ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi mà sau khi được hấp thụ, chất này cũng dễ dàng tạo thành sỏi trong niệu đạo và canxi.
Trần qua nước sôi có thể loại bỏ một lượng axit oxalic. Các nghiên cứu đã phát hiện, trần qua nước, lượng axit oxalic giảm khoảng 30%-87%. Do vậy, trước khi nấu các loại rau xanh lá, đặc biệt là những loại có hàm lượng axit oxalic cao thì nên trần qua nước sôi ở 100 độ C trong khoảng 5-10 giây.
Nếu thời gian để quá lâu sẽ làm hàm lượng vitamin B và C bị mất đi nhiều hơn. Không nên dùng nước sôi ở khoảng 60-82.2 độ C để trần, vì như vậy sẽ làm mất chất diệp lục nghiêm trọng, màu sắc rau sẽ trở nên tối hơn và tăng quá trình oxy hóa vitamin C.
Sau khi vớt ra khỏi nước sôi thì nên lập tức chế biến. Nếu tạm thời chưa thể nấu ngay thì nên trần qua nước lạnh hoặc tách ra bảo quản kín trong tủ lạnh.
Các loại rau dễ sản sinh ra nitrit: rau lá xanh, ví dụ như cần tây
Hàm lượng nitrit trong rau tươi mới hái rất nhỏ, nhưng nếu sau 3 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 5 ngày trong tủ lạnh thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao.
Nitrit có thể kết hợp với chất chuyển hoá trung gian của protein để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Ăn trong thời gian dài với lượng rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy mọi người sau khi hái rau nên ăn ngay.
Vì nitrit hoà tan trong nước, trần qua nước sôi có thể loại bỏ khoảng 70% nitrit có trong rau. Do vậy, mọi người nên trần qua nước sôi khoảng 5-10 giây trước khi đưa vào chế biến.
Video đang HOT
Các loại rau có chứa độc tố tự nhiên: đậu cô ve, đỗ dài, hoa kim châm tươi, đậu tây…
Đậu tây, đậu cô ve có hàm lượng saponin và phytohemagglutinin cao, nếu không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, tê liệt chân tay… Do vậy, nên loại bỏ hai đầu và tước hai bên của đậu, rửa sạch sẽ và ngâm trong nước khoảng 5 phút, sau đó trần qua nước sôi khoảng 5 phút để làm mất màu xanh ban đầu của đậu.
Ngoài ra, trong hoa kim châm tươi có thành phần colchicine rất dễ gây ngộ độc, nên dùng nước trần khoảng 5 phút trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.
Các loại rau không dễ rửa như súp lơ, bắp cải…
Các loại rau này không dễ rửa, cũng không thể gọt vỏ, do vậy dùng nước sôi trần qua sẽ dễ loại bỏ tàn dư của thuốc trừ sâu. Nên trần qua nước sôi khoảng 1-2 phút trước khi nấu, không nên quá lâu để tránh làm hỏng các chất dinh dưỡng trong đó.
Các loại thịt
Các loại thịt khác nhau sẽ có phương pháp khác nhau.
Cá, tôm nên ngâm qua nước khoảng 1-2 phút sau đó vớt ra, sau đó ướp với muối và rượu làm gia vị. Như vậy không những loại bỏ bớt mùi tanh mà còn giữ cho cá và tôm tươi mềm, giúp cá không bị nát khi nấu.
Sườn, thịt bò, thịt lợn, thịt gà… nên luộc qua một nước, gạt đi hết bọt sau đó vớt ra. Không nên dùng nước nóng để luộc vì như vậy sẽ làm protein ở thịt bị biến chất và đông lại, dùng nấu ăn sẽ không thể chuẩn vị mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đậu phụ
Rất nhiều người thích ăn đậu phụ, nhưng không biết cách để làm mất mùi của đậu bằng nước. Cho đậu vào nước lạnh sau đó đun lửa nhỏ đến khi nước sôi, đậu nổi lên bề mặt nước thì vớt ra. Nước sôi cũng giúp đậu không bị mềm quá, tránh vỡ khi chế biến ở công đoạn tiếp theo.
Mộc Miên
4 cách làm sạch thớt gỗ siêu nhanh, đánh bay vi khuẩn hiệu quả
Dưới đây là 4 cách làm sạch thớt gỗ siêu nhanh, đánh bay vi khuẩn hiệu quả. Gia đình nên áp dụng.
Làm sạch thớt bằng chanh và muối
- Chanh bổ làm đôi, vắt lấy nước rồi thoa đều lên bề mặt thớt.
- Bạn rắc muối vào những khu bức có nước cốt chanh.
- Dùng miếng chanh đã vắt kiệt nước chà xát lên mặt thớt theo hình tròn để hỗn hợp chanh muối được hòa tan, giúp làm sạch mặt thớt tối đa.
- Rửa lại thớt bằng nước sạch. Dùng khăn thấm sạch nước trên bề mặt thớt.
Làm sạch thớt bằng xà phòng
- Xà phòng pha loãng với nước nóng.
- Ngâm 1 chiếc khăn vào dung dịch, rồi vắt nhẹ, lau sạch bề mặt thớt.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt ở những khu vực nhiều vết bẩn hay những vết ố.
- Rửa kỹ lại bằng nước sạch.
Làm sạch thớt bằng giấm
- Rót hoặc xịt giấm nguyên chất lên bề mặt thớt.
- Rửa lại với nước rồi dùng khăn lau sạch sẽ đạt kết quả ưng ý. Giấm có tính tẩy và sát khuẩn mạch, giúp làm sạch mùi hôi và vi khuẩn hiệu quả.
Làm sạch thớt bằng oxy già 3%
- Dùng khăn bông thấm đều oxy già lên bề mặt thớt.
- Để trong vòng 10 phút sao cho oxy già sủi bọt và thấm đều trên mặt thớt.
- Dùng miếng rửa bát chà mạnh rồi rửa lại với nước sạch là được.
Những điều cần lưu ý khi làm sạch thớt:
- Tránh trường hợp vi khuẩn tích tụ, bạn cần dùng thớt sạch để chế biến thực phẩm, dù đó là đồ sống hay đồ chín.
- Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên rửa sạch bằng xà phòng rồi mới tiếp tục sử dụng cho lượt chế biến mới.
- Sau khi chặt thịt, gia cầm, hải sản cần tẩy rửa thớt ngay lập tức và phải tẩy thật kỹ (áp dụng 1 trong 4 phương phaspp trên).
- Không nên ngâm thớt gỗ lâu trong nước để tránh trường hợp thớt bị mục, nứt.
- Khi thớt đã mòn, mục thì không nên giữ lại.
Theo Xuân Quỳnh/ Khoevadep
Nhìn cơm cữ nhà người ta, món thì ngon hình thức thì đẹp, khối bà đẻ phải "phát hờn" Các mâm cơm cữ đều được bày biện chu đáo, thực phẩm trông ngon mắt. Cơm cữ là những món ăn được đầu tư kỹ lưỡng để bà đẻ có thêm sức khỏe và phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, có những gia đình cẩn thận đến mức bày biện cơm cữ hoàn hảo đến mức ai nhìn cũng phải ghen tỵ. Mới...