Bí quyết ’săn’ việc khi ra trường của du học sinh Việt tại New Zealand
Cùng chính sách thị thực làm việc mới cho du học sinh sau khi ra trường, những bí quyết từ Hannah Vũ, cựu du học sinh Việt tại New Zealand, sẽ giúp bạn trẻ tích lũy kinh nghiệm.
Năm 2018, Chính phủ New Zealand đã cải tiến quy định thị thực đối với sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp, trong đó sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể được cấp visa làm việc với thời hạn lên tới 3 năm. Quy định này đã mở ra nhiều cơ hội để bạn trẻ làm việc trong môi trường quốc tế, tích lũy kinh nghiệm và chứng tỏ năng lực bản thân.
Không chỉ thế, môi trường sống và làm việc ở xứ sở kiwi rất thoải mái, đồng thời luôn khuyến khích con người phát huy sức sáng tạo, cổ vũ ý chí vươn lên. Đây là những yếu tố rất cần thiết cho các bạn trẻ phát triển cả về nhân cách cũng như đầu tư xây dựng sự nghiệp trong tương lai.
Thiên thời địa lợi đều đủ, vậy du học sinh Việt Nam cần phải làm gì để nắm bắt cơ hội, vươn tới thành công?
Sang New Zealand học từ THPT và tốt nghiệp cử nhân ngành Thương Mại tại Đại học Canterbury năm 2015, Vũ Minh Huyền (Hannah Vũ) – Giám đốc tuyển sinh khu vực Đông Nam Á kiêm Quản lý Marketing và Truyền thông của UC International College (UCIC) – sẽ chia sẻ bí quyết gây dựng sự nghiệp sau khi ra trường tại xứ sở Kiwi.
Cựu du học sinh Vũ Minh Huyền hiện sống và làm việc tại New Zealand.
- Từng là một du học sinh, theo chị sinh viên quốc tế có thuận lợi gì để ở lại xin việc sau khi tốt nghiệp tại New Zealand?
- Hiện tại, Chính phủ New Zealand đang có nhiều chương trình hỗ trợ tối đa cho sinh viên quốc tế thông qua các chính sách mới về Open Work Visa. Chương trình này dành cho bậc cử nhân trở lên, sinh viên được ở lại làm việc tại New Zealand trong 3 năm kể từ ngày tốt nghiệp.
Đây là cơ hội tốt cho sinh viên quốc tế vì các bạn sẽ có thêm cơ hội trải nghiệm thực tập, đi làm cho các công ty và tổ chức tại New Zealand. Ngay cả trong quá trình học tập, sinh viên cũng được quyền làm thêm 20 giờ/tuần và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ lễ nên sẽ tăng khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Đó là những điều kiện lý tưởng để trau dồi kinh nghiệm làm việc. Chị có thể chia sẻ về chặng đường tìm việc ở New Zealand?
- Tôi là một người thích bận rộn nên ngay từ khi mới sang mình đã xin đi làm thêm. Công việc đầu tiên của là làm thu ngân tại một tiệm bánh, sau đó làm thêm tại một nhà hàng của người kiwi.
Những công việc này, dù khá vất vả nhưng đã cho mình nhiều kinh nghiệm về giao tiếp, thêm kiến thức về văn hóa người bản xứ, cũng như thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Không những thế, khi còn là sinh viên đại học, ngoài làm thêm, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện của trường. Thông qua các hoạt động này, tôi được thể hiện bản thân nhiều hơn, tạo ấn tượng tốt với giáo viên. Nhờ đó, tôi được trường nhận vào thực tập mảng giáo dục quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, dựa vào những kinh nghiệm đã tích lũy trong những năm đại học, tôi được nhận vào làm chính thức cho vị trí thuộc mảng giáo dục quốc tế tại trường. Đây cũng là một “tip” cho các bạn du học sinh. Ngay từ năm đầu tiên, hãy tìm cách trau dồi kiến thức và mở rộng kết nối. Khi thực tập, các bạn cũng nên lựa chọn các tập đoàn lớn để hồ sơ CV chất lượng hơn.
Một trong những kinh nghiệm mình học hỏi được ở đây, đó là nhà tuyển dụng New Zealand không chỉ quan tâm đến các yêu cầu nghiệp vụ mà còn đánh giá rất cao khả năng thích nghi với môi trường làm việc, kỹ năng làm việc nhóm.
Vì vậy, các bạn sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực hiện chu đáo những nhiệm vụ dù nhỏ nhất để có thêm nhiều trải nghiệm, kỹ năng bổ ích cho công việc sau này.
Video đang HOT
Chị Minh Huyền (ngoài cùng bên phải) và các cựu DHS New Zealand trong sự kiện dành cho cựu du học sinh của đại sứ quán.
Tôi theo học nền giáo dục của New Zealand từ khá sớm nên luôn muốn được tích lũy kinh nghiệm làm việc tại đất nước này. Hơn thế nữa, môi trường làm việc tại New Zealand khá tương đồng với các nước phát triển khác nên sẽ là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của tôi trong tương lai, dù ở bất cứ nơi đâu.
- Chị có nhắc tới những chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế tìm việc sau tốt nghiệp của trường học và cộng đồng nơi chị sinh sống, cụ thể những chính sách hỗ trợ đó là gì vậy?
- Trường đại học Canterbury có một trung tâm Hướng Nghiệp (UC Career Centre) cho sinh viên, nơi các bạn có thể nhận được sự giúp đỡ về cách viết CV, trả lời phỏng vấn. Các tập đoàn lớn cũng thường xuyên đến trường gặp gỡ, giao lưu với các sinh viên và tạo cơ hội việc là cho sinh viên thực tập hoặc mới ra trường.
Đại học Canterburry nơi chị Minh Huyền từng theo học.
Không những thế, tại thành phố Christchurch – nơi đặt trụ sở của trường còn có một chương trình thực tập cho các sinh viên quốc tế do Tổ chức giáo dục Christchurch thành lập. Chương trình này nhằm giúp sinh viên trau dồi kỹ năng bằng cách làm việc cho các công ty nhỏ của thành phố, nhờ vậy sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Nếu ở các thành phố khác, bạn có thể liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ, mọi người sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô giáo.
- Từ kinh nghiệm xin việc của mình, chị có những lời khuyên nào dành cho bạn trẻ chuẩn bị đi du học New Zealand và có mục tiêu ở lại xin việc?
- Theo kinh nghiệm của bản thân, mình có lời khuyên với các bạn là ngay từ khi chuẩn bị du học, các bạn nên xác định những ngành học phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân, cũng như phù hợp với xu hướng nhân lực trong tương lai. Có rất nhiều lựa chọn để bạn tham khảo trên website www.studyinnewzealand.govt.nz.
Đồng thời, bạn cũng nên chủ động tích luỹ kinh nghiệm từ sớm bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện tại trường học và địa phương nơi sinh sống. Con đường sự nghiệp ban đầu sẽ có nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội để rèn luyện bản thân và trau dồi những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.
Và dù bạn quyết định ở lại hay không, hãy luôn nắm bắt mọi cơ hội có thể và cố gắng hết sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bởi những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong suốt thời gian này sẽ luôn là điểm cộng đối với nhà tuyển dụng trên toàn cầu.
New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:
- Quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.
- Cả 8 trường đại học đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới.
- Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.
Thông tin về giáo dục New Zealand, vui lòng tìm hiểu thêm tại đây.
Theo zing.vn
8 trường đại học hàng đầu New Zealand
Một điều thú, thành công của giáo dục New Zealand là đất nước này chỉ có 8 trường đại học và tất cả đều lọt vào danh sách những trường được đánh giá tốt trên thế giới.
1. Đại học Waikato: Xếp hạng 274 thế giới, Đại học Waikato nằm tại thành phố Hamilton được đánh giá thân thiện nhất ở New Zealand. Đây cũng là ngôi trường mà thủ tướng hiện nay của New Zealand từng theo học. Mỗi năm, nhà trường tiếp nhận 2.500 sinh viên quốc tế từ hơn 80 quốc gia trên thế giới. Trường cũng có mạng lưới liên kết đào tạo rộng lớn với hơn 120 viện nghiên cứu và trường đại học trên toàn thế giới.
Đại học Waikato năng động, được biết đến với những chuyên ngành đào tạo nổi trội như nghệ thuật, phân tích kinh tế tài chính, truyền thông, thiết kế, khoa học toán học và máy tính, du lịch, âm nhạc, thể thao...
2. Đại học Auckland xếp hạng 85 thế giới với trên 7.000 sinh viên quốc tế đang theo học. Đây là trường đại học tốt nhất New Zealand, cung cấp 86 chuyên ngành thạc sĩ và 25 chuyên ngành cử nhân với các ngành học bổi bật như thương mại, giáo dục, kỹ sư, mỹ thuật, y tế, luật, y khoa, giải phẫu...
Trường liên tục có mặt trong những bảng xếp hạng như QS World Rankings, Times Higher Education World Rankings, là thành viên của Universitas 21, nhóm các trường đại học dẫn đầu về nghiên cứu trên toàn cầu. Mới đây, Đại học Auckland được xếp hạng trường đại học sáng tạo nhất ở New Zealand và Australia trong danh sách 75 trường đại học sáng tạo nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Reuters. Chủ tịch HSBC - Vincent Cheng, Thủ tướng thứ 37 của New Zealand - Helen Clark, và nhà biên kịch đoạt giải Oscar - Philippa Boyens là những cựu sinh viên tiêu biểu của ĐH Auckland.
3. Đại học Otago: Xếp thứ 175 trên thế giới, Đại học Otago được đánh giá tốt thứ hai ở New Zealand. Đại học Otago có chính sách học bổng hấp dẫn, nổi tiếng là "cái nôi" sản sinh ra nhiều nhà khoa học, giáo sư, bộ trưởng và tỷ phú hàng đầu của xứ sở Kiwi
Thành lập năm 1869, Otago là trường đại học lâu đời nhất tại New Zealand. Trường có 5 cơ sở ở Dunedin, Christchurch, Wellington, Auckland và Invercargill. Trong đó, cơ sở chính tại Dunedin được xây dựng theo phong cách kiến trúc tân gothic thế kỷ 19, hài hòa với không gian tươi xanh bên dòng sông Leith thơ mộng. Đại học Otago từng được Telegraph của Anh bình chọn là một trong những trường đại học đẹp nhất thế giới.
4. ĐH Victoria Wellington hiện đứng thứ 221 trên bảng xếp hạng các trường đại học toàn thế giới. ĐH Victoria Wellington được xem là niềm tự hào của thành phố Wellington - thủ đô của New Zealand. Trường hiện có khoảng 22.000 sinh viên theo học. Ở Việt Nam, ĐH Victoria Wellington phối hợp ĐH Kinh tế TP.HCM thành lập cơ sở đào tạo trong khuôn viên của ĐH Kinh tế TP.HCM.
Được thành lập vào năm 1897, trường cung cấp nhiều chương trình giảng dạy. Thế mạnh của trường là đào tạo về chuyên ngành luật, nhân văn và khoa học xã hội. Ngành Luật của trường nổi tiếng, được nhiều sinh viên quốc tế chọn học. Khoa Luật của ĐH Victoria Wellington được đánh giá là một trong những nơi đào tạo ngành luật hàng đầu ở New Zealand.
5. Đại học Canterbury: Xếp sau Đại học Victoria Wellington 10 bậc trên bảng xếp hạng thế giới, Đại học Canterbury thành lập từ năm 1873. Đây là ngôi trường đầu tiên tại New Zealand được đánh giá 5 sao bởi QS World University Rankings. Khuôn viên chính của trường rộng 76 ha, tọa lạc tại Christchurch - thành phố lớn nhất của Đảo Nam New Zealand. Thủ tướng thứ 30 của New Zealand - ông Bill Rowling và Thủ tướng thứ 38 - ông John Key, từng có thời gian học tập tại trường này.
Đại học Canterbury thu hút sinh viên bởi các khu thực địa để phục vụ việc học tập của sinh viên của khoa Vật lý và thiên văn học. Đài quan sát thiên văn Mount John có 6 kính thiên văn lớn, trong đó có một kính thiên văn lớn nhất cả nước, có thể quan sát hơn 50 triệu vì sao mỗi đêm. Đài quan sát này được điều hành bởi ĐH Canterbury và nhiều nhà thiên văn học đến từ Nhật Bản, Mỹ, Đức.
6. ĐH Lincoln được xếp hạng 317 thế giới, hàng năm thu hút khoảng 3.500 sinh viên quốc tế từ trên 60 quốc gia. Đặc biệt, con số giảng viên/sinh viên thực sự khiến nhiều người ngưỡng mộ: 1/12. Nếu lựa chọn du học tại New Zealand, du học sinh được phép làm thêm 20 giờ/tuần hoặc toàn thời gian trong các kỳ nghỉ hè, lễ, tết.
Trường sở hữu khuôn viên rộng lớn với nhiều nông trại quy mô lớn, là không gian nghiên cứu và địa điểm thực hành lý tưởng của sinh viên. Nơi đây được mệnh danh là ngôi trường xanh nhất New Zealand do được bao phủ bởi màu xanh của công viên và của các khu bảo tồn thiên nhiên quanh đó. ĐH Lincoln cũng là điểm đến lý tưởng của du học sinh nhờ có dịch vụ y tế và nhà ở cho sinh viên được xếp số một ở New Zealand.
7. Đại học Massey: Với bề dày nghiên cứu và giảng dạy gần 100 năm (trường được thành lập vào năm 1927), Đại học Massey từ lâu đã trở thành trung tâm nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn uy tín kinh doanh trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thực phẩm. Nếu chọn Massey hoặc bất cứ trường đại học nào để theo học chương trình sau đại học, du học sinh sẽ được mang theo vợ chồng, con cái. Khi đó, vợ chồng đi theo có thể được cấp visa làm việc toàn thời gian, con cái được học miễn phí đến năm 18 tuổi. Sau khi học xong, sinh viên có cơ hội được ở lại làm việc 1-3 năm và xin định cư khi đủ điều kiện.
Cơ sở chính của trường mang tên Manawatu, nằm ở thành phố Palmerston North. Cơ sở Manawatu là "ngôi nhà" của ngành hàng không New Zealand. Tại xứ sở Kiwi, sinh viên có thể theo học ngành hàng không ở rất nhiều trường, trong đó duy nhất Massey là nơi đào tạo trình độ đại học. Hiện, Đại học Marssey đang giữ vị trí thứ 332 thế giới với hơn 4.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia theo học mỗi năm.
8. Đại học Công nghệ Auckland: Nằm cuối cùng trong danh sách 8 trường đại học ở New Zealand, ĐH Công nghệ Auckland còn non trẻ nhất. Thành lập từ năm 2000, ĐH Công nghệ Auckland có trụ sở chính nằm trên phố Wellesley, ngay khu thương mại trung tâm thành phố Auckland. Trường còn có thêm một cơ sở đặt tại Manukau phía Nam Auckland, một cơ sở tại North Shore, cùng một viện nghiên cứu Millennium. Nhờ đó, trường trở thành đại học lớn thứ 2 New Zealand, nổi tiếng với sự tân tiến và nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới của thế giới.
ĐH Công nghệ Auckland có thế mạnh trong các ngành như quản lý khách sạn và giải trí, kế toán tài chính, công nghệ thông tin, thiết kế nghệ thuật... Đặc biệt, khoa Kinh doanh của AUT còn được Hiệp hội các trường đại học kinh doanh tiên tiến của thế giới (AACSB) xếp trong top 5% các trường đào tạo kinh doanh tốt nhất toàn thế giới. Hiện trường thu hút hơn 28.000 sinh viên đến từ hơn 95 quốc gia theo học.
Theo Zing
New Zealand - điểm đến của nhiều du học sinh Người học được trang bị những kỹ năng cần thiết để hội nhập toàn cầu, cơ hội việc làm rộng mở, nhiều học bổng giá trị cao. Theo Tổ chức Giáo dục New Zealand (Education New Zealand), số lượng visa cấp mới cho du học sinh Việt Nam trong năm 2018 tăng hơn 7% so với năm 2017 (trong đó khối trung học...