“Bí quyết” ôn thi tốt nghiệp THPT 2010: Cơ hội “gỡ” điểm môn Văn
Phần thi chung – cơ hội “kiếm” điểm
Đây là năm thứ 2 đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn có cấu trúc mới, khá mở với những câu không khó để các em “gỡ” điểm. Đặc biệt, đề thi còn có phần thi riêng, cho phép TS tùy theo khả năng và sở thích của mình lựa chọn câu hỏi. Đề thi thường bao gồm 3 câu: Câu I (2,0 điểm) – tái hiện kiến thức; Câu II (3,0 điểm) – viết bài nghị luận xã hội; Câu III (5,0 điểm) – nghị luận văn học.
Theo thầy Nguyễn Quang Ninh, câu I dễ “gỡ điểm” nhất. Đây là phần tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài. Đối với văn học Việt Nam, các em cần lưu ý đến những đặc điểm cơ bản trong bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của thầy Ninh, dạng đề bài có thể tập trung ở các nội dung chủ yếu như: trình bày sự nghiệp văn học tác giả, ví dụ trình bày về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác của các tác giả Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tố Hữu… Hoặc đề bài có thể sẽ là: Hãy nêu những điểm đặc sắc của tác phẩm như tình huống độc đáo và ý nghĩa của truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân); Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”… Tóm tắt những giá trị nghệ thuật tác phẩm của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, “Vợ chồng A Phủ”…
Ở phần văn học nước ngoài, trọng tâm câu hỏi sẽ rơi vào cuộc đời tác giả, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của các tác giả Lỗ Tấn, Solokhov, Hemingway… “Đối với câu I, các em nên học kỹ phần tiểu dẫn, học kỹ nhan đề, nội dung, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nhân vật. Phần trình bày của TS nên cô đọng, ngắn gọn trong khoảng nửa trang cho đến 1 trang giấy thi” – thầy Ninh nhấn mạnh.
Theo thầy Nguyễn Quang Ninh, câu II mang tính nghị luận xã hội dễ kiếm điểm nhưng cũng… rất khó. Vì muốn làm tốt, đòi hỏi TS phải có kiến thức xã hội và vốn sống thực tiễn. Điều ấy, với các em học sinh hiện nay đang yếu và thiếu. Nghị luận xã hội thường được chia thành 2 mảng: Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Ở phần nghị luận về tư tưởng đạo lý, TS nên lưu tâm đến các câu nói nổi tiếng. Ví dụ, “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” (Chủ tịch Hồ Chí Minh); “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương con người” (M.Gorki); “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?” (Tố Hữu); “Tri thức là sức mạnh”; “Uống nước nhớ nguồn”; “Tôn sư trọng đạo”, “Ơn cha nghĩa mẹ”…
Video đang HOT
Phần nghị luận về một hiện tượng đời sống, là những vấn đề đang xảy ra trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ: Phá rừng, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, hiểm họa HIV, bạo lực gia đình, trường học… Những hiện tượng tích cực như: Gương người tốt việc tốt, những con người không đầu hàng số phận…
Tóm lại, để làm tốt phần nghị luận xã hội, theo thầy Ninh, TS đặc biệt lưu ý đến vấn đề nghị luận cho chính xác, viết ngắn gọn, súc tích (không quá 400 chữ), các ý chặt chẽ, phải giải thích, nêu ví dụ có sức thuyết phục.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thận trọng với nghị luận văn học
Theo lưu ý của thầy Ninh, ở câu III (phần riêng) thường yêu cầu TS vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Đây là câu khó kiếm điểm, bởi đòi hỏi thí sinh phải học kỹ, hiểu rõ tác phẩm và thiên về kiểm tra kiến thức và năng lực văn học của các em. Câu này thường chiếm một nửa số điểm (5,0) và bao gồm khoảng nửa chương trình văn phổ thông.
Với các tác phẩm văn xuôi, các em phải nắm bắt được hình tượng các nhân vật cũng như các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: Phân tích sức sống tiềm tàng nhân vật Mỵ trong “Vợ chồng A Phủ”; Phân tích nhân vật bà cụ Tứ, giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”; Phân tích nhân vật Việt, Chiến trong “Những đứa con trong gia đình”, so sánh hai nhân vật này; Cảm hứng lãng mạn, sức sống mãnh liệt của T’ nú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”; Thiên nhiên sông Đà trong “Người lái đò Sông Đà”… Đặc biệt ở các tác phẩm văn xuôi, các em cần nắm chắc những dẫn chứng quan trọng, các chi tiết trần thuật, miêu tả và các đoạn trích dẫn câu nói của nhân vật.
Về thơ, TS cần nắm bắt được cảm hứng trữ tình của tác giả, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Ví dụ: Phân tích bài thơ hoặc trích đoạn trong bài “Từ ấy”, “Việt Bắc”; Phân tích vẻ đẹp người lính trong bài thơ “Tây tiến”; Phân tích đoạn trích “Đất nước”…
Ở câu III, TS có thể lựa chọn 1 trong 2 câu a hoặc b. Trước khi lựa chọn, các em nên bình tĩnh đọc kỹ đề để đưa ra lựa chọn của mình tùy theo sở trường, ý thích. Các em nên ôn tập theo sách hướng dẫn của giáo viên, không cần phải học sách tham khảo. Khi làm bài phải có mở bài, thân bài, kết luận bố cục rõ ràng, các luận điểm chặt chẽ, mạch lạc. Và cuối cùng, thầy Nguyễn Quang Ninh lưu ý, khi làm bài, các em viết câu văn không được sai chính tả và ngữ pháp, lời văn có màu sắc văn chương.
Theo kênh 14
Thầy cô nấu ăn phục vụ học sinh nghèo ôn thi
Mỗi buổi sáng, Hiệu trưởng Huỳnh Thị Hồng Lạc lại cố gắng thu xếp công việc để có thể xuống bếp, cùng các giáo viên của Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Tam Bình, Vĩnh Long nấu cơm trưa cho 139 học sinh lớp 12.
"Nhường cơm sẻ áo" cho học trò
Từ đầu tháng 4/2010, Trường THPT Trần Đại Nghĩa đã vận động học sinh (HS) và giáo viên trong trường tự nguyện quyên góp để hỗ trợ ăn trưa cho những em có hoàn cảnh khó khăn. HS có em vài nghìn đồng, giáo viên từ vài chục đến một trăm nghìn đồng, tùy khả năng của mỗi người.
Lo cho bữa ăn của các em thêm đầy đủ, các thầy cô trong trường không ngại đi vận động các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm hỗ trợ thêm. Ngày 19/4, sau khi biết môn thi tốt nghiệp, bếp ăn của trường bắt đầu nổi lửa.
Để tiết kiệm chi phí tối đa, thầy cô giáo trực tiếp làm đầu bếp. Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, cô thủ thư Trần Thị Chinh đã dậy để đi chợ mua đồ về nấu ăn cho học trò. Trong khi các em miệt mài trên lớp thì dưới bếp, các cán bộ, thầy cô không có tiết cũng hối hả nhặt rau, vo gạo, chuẩn bị bữa trưa. Hiệu trưởng, Hiệu phó nhà trường cũng tranh thủ thời gian xuống góp sức.
Mùa thi, các lớp 12 đều phải tăng cường học hai buổi mỗi ngày. Trong số này, có rất nhiều em ở xa, đi lại vất vả nên các em thường ở lại trường buổi trưa để chiều học tiếp. Năm 2006, nhìn những khuôn mặt học trò hốc hác, mệt mỏi vì áp lực học tập trong khi bữa trưa có em nhịn đói, Hiệu trưởng Huỳnh Thị Hồng Lạc không khỏi nhói lòng. Bữa trưa của tình thầy trò bắt đầu từ đó.
Học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa dùng cơm trưa trong sự chăm sóc tận tình của thầy cô.
Năm nay, có 502 HS lớp 12 nhưng Trường THPT Trần Đại Nghĩa chỉ hỗ trợ được cho 139 em, là những HS có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa. Cô Phạm Thị Lệ Thủy, cán bộ phụ trách HS của trường chia sẻ: "Mặc dù vất vả hơn nhưng mọi người đều vui vẻ, nhiệt tình, miễn sao các em có điều kiện tốt nhất để ôn tập, thi đạt kết quả cao. Chúng tôi cũng mong qua đây, giáo dục được các em về tình yêu thương, sự sẻ chia để cùng nhau vượt qua khó khăn".
Bếp ăn đầy ý nghĩa này đã được cả bốn trường THPT còn lại trong huyện Tam Bình học tập. Ủy ban Nhân dân huyện Tam Bình cũng góp sức để các bếp ăn hỗ trợ học trò nghèo của các trường trong huyện luôn đỏ lửa mỗi mùa thi tới.
Hỗ trợ tiền cho HS vùng khó đi thi
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, nhiều Sở GD-ĐT đặc biệt chú ý tạo điều kiện cho HS nghèo yên tâm dự thi tốt nghiệp.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng Trần Văn Tân cho biết, năm nay, toàn tỉnh có hơn 8.600 thi tốt nghiệp lớp 12. Dù các địa bàn xa đều được bố trí điểm lẻ nhưng vẫn có HS phải đi mất cả ngày đường mới tới điểm thi do điều kiện địa hình khó khăn.
Đó là trường hợp các HS của xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm. Cả huyện chỉ có một trường cấp ba nên dù đã được tổ chức một hội đồng thi riêng, không ghép với trường nào thì HS vẫn phải đi hàng chục cây số mới đến được điểm thi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS, Sở GD-ĐT Cao Bằng đã phối hợp với địa phương tổ chức vận động người dân khu vực gần trường cho các em được ở trọ những ngày diễn ra kỳ thi.
Cũng theo ông Tân, không chỉ lo chỗ ở cho các em, thầy cô giáo và công đoàn ngành giáo dục của tỉnh cũng trích một khoản tiền để hỗ trợ những HS nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, mỗi em 100.000 đồng.
"Bên cạnh khoản tiền này, mỗi địa phương cũng sẽ trích kinh phí giúp đỡ các em, đảm bảo không HS nào vì khó khăn mà bỏ thi. Số tiền tuy ít ỏi nhưng đó là tấm lòng của thầy cô nhằm động viên, khích lệ các em trong kỳ thi quan trọng này," ông Tân tâm sự.
Một trăm nghìn đồng mỗi em cũng là khoản hỗ trợ của nhiều địa phương ở Gia Lai cho HS nghèo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay. Theo ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này, có nơi, HS phải đi tới 18 km để tới trường thi nên việc đi lại của các em cũng như giáo viên được Sở đặc biệt chú trọng.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, trên 1,1 triệu HS trong cả nước sẽ bước vào kỳ thi "vượt vũ môn" đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh việc miệt mài "sôi kinh nấu sử" thì công tác chuẩn bị về tâm lý, sức khỏe cũng rất quan trọng để các em có một mùa thi thắng lợi, nhất là đối với những HS nghèo.
Theo Vietnam
Sáng suốt trước giờ G Các bạn đang rơi vào trạng thái tâm lí lo lắng và phân vân khi không biết chọn trường nào để thi trong số các hồ sơ đã gửi. Sau đây là một số gợi ý nhỏ để teen 12 có thể tự tin bước vào lần vượt vũ môn này. Không nên xem thường kì thi tốt nghiệp Một số teen cho...