Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn toán: Hàm số
Vào lúc 18 giờ 30 hôm nay 29.3, Báo Thanh Niên bắt đầu phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 với môn toán tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du trong 1 tiết học – B.THANH
Bắt đầu từ hôm nay, trong 2 khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, Báo Thanh Niên sẽ lần lượt phát sóng trực tiếp 88 chuyên đề Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021. Gần 90 chuyên đề ôn tập kiến thức do các giáo viên giàu kinh nghiệm tổ chức ôn thi đến từ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1), Bùi Thị Xuân (Q.1), Lê Quý Đôn (Q.3), Marie Curie (Q.3)… thực hiện.
Qua mỗi chuyên đề ôn thi trực tuyến, giáo viên sẽ giúp HS tiết kiệm thời gian, tận dụng lợi thế của công nghệ tạo hứng thú với việc học, tích lũy kiến thức cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Ngoài các khung giờ nói trên, học sinh có thể xem lại các clip ôn thi qua điện thoại thông minh, máy tính…
Và vào lúc 18 giờ 30 hôm nay, chương trình sẽ phát sóng chuyên đề đầu tiên của môn toán do thầy Trần Văn Toàn, tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) thực hiện.
Chuyên đề 1 của môn toán – Hàm số – sẽ tập trung vào các kiến thức xét tính chất đơn điệu của hàm số. Với môn toán, thầy Trần Văn Toàn sẽ xây dựng hệ thống ôn tập kiến thức thành 10 chuyên đề đi vào các kiến thức như đồ thị, tích phân, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng…
Chương trình có sự đồng hành, tài trợ của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU).
Chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT Trong 88 chuyên đề ôn tập, mỗi giáo viên phụ trách bộ môn sẽ đưa ra những câu hỏi theo định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT. Việc này giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức, đồng thời làm quen với cách làm bài, rèn kỹ năng tìm đáp án trắc nghiệm một cách nhanh, chính xác nhất.
Thầy giáo chuyên Toán chia sẻ bí quyết ôn và làm bài thi vào lớp 10 Hà Nội
Học sinh cần hệ thống, ghi nhớ thật kỹ các kiến thức Toán đã học từ các lớp 6, 7, 8 và đặc biệt là trọng tâm ở lớp 9. Các phần kiến thức Logic chặt chẽ với nhau.
"Ngay từ đầu năm lớp 9 giáo viên chúng tôi đã chọn chương trình để dạy cho học sinh, đối với từng mảng kiến thức hay từng dạng bài đều được ôn rất kỹ, đồng thời trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống bài tập cũng như hướng dẫn tài liệu để các con tham khảo thêm.
Tất cả các dạng bài cơ bản thường xuyên xuất hiện trong đề thi hoặc xu hướng ra đề thi từng năm đều được chúng tôi trang bị cho học sinh. Các em học sinh lưu ý không thể chỉ chú trọng ôn tập riêng phần nào cũng như giáo viên không thể dạy "tủ" vì nếu lệch "tủ" thì học sinh sẽ không làm được bài.
Đối với học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập năm nay của Hà Nội thì nên bám vào cấu trúc dạng đề thi của Hà Nội trong những năm gần đây để phân dạng bài tập, hướng dẫn kỹ cho học sinh ôn tập.
Với mỗi dạng bài đó thì cách làm và cách tiếp cận thế nào, cách khai thác kết quả các bài Toán như thế nào để khi gặp đề thi các con không bị bỡ ngỡ và xử lý được ngay", thầy Hạ Vũ Anh - Tổ trưởng tổ Toán Trường trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chia sẻ như vậy.
Thầy Vũ Anh cho biết: "Không bao giờ được phép xem qua đề thi rồi lao vào làm bài, điều này có thể dẫn đến việc suốt cả thời gian thi học sinh chỉ làm được 1 câu". Ảnh: Tùng Dương.
Theo thầy Vũ Anh: "Đề thi môn Toán thì ở tỉnh nào cũng vậy và không thể có chuyện ôn trọng tâm được bởi kiến thức trong chương trình học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 9, ngay như phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì từ lớp 1 học sinh đã được học rồi.
Trong mỗi đề thi bao giờ cũng có tính phân hóa khoảng 60 đến 70% cho học sinh trung bình, có những câu khó cho học sinh khá giỏi. Đối với những phần đó đòi hỏi kiến thức sâu cũng như kỹ năng tốt hơn và việc này đòi hỏi giáo viên trong khi dạy cần thiết phải trang bị cho học sinh những kỹ năng như thế.
Học sinh cần hệ thống và ghi nhớ thật kỹ các kiến thức Toán đã được học ở các lớp 6, 7, 8 và đặc biệt là kiến thức trọng tâm ở lớp 9. Tất cả các phần kiến thức trong môn Toán có tính liên tục, logic chặt chẽ với nhau.
Vì vậy nếu các em bị thiếu kiến thức cơ bản ở các lớp dưới thì việc học tốt môn toán ở lớp 9 rất khó khăn và đặc biệt các phần kiến thức của lớp 8 như phép nhân chia đa thức, phân thức đại số, tam giác đồng dạng, đường tròn là những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất để học tốt toán lớp 9".
Cần phải có một "chiến lược" làm bài rõ ràng
Thầy Vũ Anh cho biết: "Không bao giờ được phép xem qua đề thi rồi lao vào làm bài, điều này có thể dẫn đến việc suốt cả thời gian thi học sinh chỉ làm được 1 câu.
Vậy nên sau khi nhận đề thi, học sinh nhất định phải đọc kỹ, kiểm tra trang in đề thi có rõ không, mờ chỗ nào, thiếu trang thiếu nét...để kịp thời báo với giám thị phòng thi.
Động tác thứ 2 là đọc lại đề, đánh giá mức độ khó, dễ, quen hay lạ...theo chủ quan của mình bởi mỗi học sinh có sở trường và mức độ khác nhau. Câu nào dễ, câu nào quen thì tiến hành làm trước. Câu khó và lạ để lại làm sau.
Lưu ý việc trình bày trên giấy nháp học sinh cần hết sức cẩn thận, mỗi bài Toán đều có một mấu chốt, một "chìa khóa" để giải quyết nên khi nháp ra kết quả các em cần phải đóng khung khoang vùng lại ngay để tiện kiểm tra lại, hoặc sau khi làm xong bài khác ta quay lại kiểm tra, khóa đó sẽ gọn trong khung dễ nhìn không bị lẫn sang bài khác.
Các con nhớ trong khi làm bài nếu câu nào khó quá, suy nghĩ trong khoảng 15 đến 20 phút mà chưa ra thì lập tức phải chuyển ngay sang làm câu khác vì thời gian làm bài có 120 phút mà cứ theo mãi 1 câu sẽ không ổn.
Việc làm bài trong phòng thi khác với việc ngồi nhà làm bài, ở nhà các con có thể ngồi cả đêm để giải 1 bài Toán nhưng khi thi phải giải 5 bài Toán trong 120 phút, vậy rất cần phải giải nhanh, đồng thời cũng phải chính xác.
Việc trình bày lời giải cần phải chặt chẽ, lập luận logic từng bước từng bước một chứ tuyệt đối không viết theo kiểu viết ở giấy nháp, giấy nháp khác với giấy thi".
Việc làm bài trong phòng thi khác với việc ngồi nhà làm bài, ở nhà các con có thể ngồi cả đêm để giải 1 bài Toán nhưng khi thi phải giải 5 bài Toán trong 120 phút, vậy rất cần phải giải nhanh, đồng thời cũng phải chính xác. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Thầy Vũ Anh nhận định: "Theo dõi qua nhiều năm cấu trúc đề thi Toán đại trà của các trường công lập tại Hà Nội thường có mấy phần là Đại số, phần Hình học và phần bài Toán thực tế.
Phần Đại số thì tất cả các mảng Đại số học sinh đã được học đều có thể ra đề thi, ví dụ biến đổi đồng nhất, giải phương trình hệ phương trình, giải bài Toán bằng cách lập phương trình, hay như bài Toán về bất đẳng thức cực trị...
Về phần Hình học chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 9 bởi lớp 9 các em mới được học đầy đủ Hình học sơ cấp, Hình học phẳng. Ở lớp 7 lớp 8 học ít hơn nhưng kiến thức để sử dụng giải quyết bài Toán lớp 9 đó lại nằm rải rác ở lớp 6-7-8 như tam giác cân, tam giác đều, tam giác đồng dạng, tam giác bằng nhau...đều từ những lớp dưới.
Ở lớp 9 có phần Hình tròn, tứ giác nội tiếp...tất cả những thứ đó đều phải liên quan đến. Phần Hình học không gian liên quan đến việc đo lường thể tích các vật thể, các khối đa diện đều, khối lập phương.
Phần Hình học không gian ở lớp 9 học rất ít và chỉ mang tính chất ghi nhận công thức vận dụng, ví dụ Hình học không gian có thể cho 1 bình nước hình trụ và cho kích thước để các con tính thể tích, chứ không phải cho một hình trụ chung chung mà cụ thể là một vật dạng hình trụ có ngoài thực tế.
Khi vẽ hình, học sinh chú ý đề bài cho hình gì thì hãy vẽ hình đó và làm đến đâu vẽ hình đến đó, có thực tế nhiều học sinh khi làm bài lại vẽ chung tất cả hình vào một hình. Một bài Toán có nhiều phần mà lại vẽ chung tất cả vào một hình sẽ rất rối khó quan sát, quan trọng là hình vẽ phải làm sao nhìn được ra và rõ hình, phải khai thác tính chất trên hình đó thì mới giải được.
Vậy nên học sinh không được ngại vẽ nhiều hình, nếu một bài có 4 hình thì thậm chí có thể vẽ cả 4. Việc kỹ năng vẽ hình học sinh cũng cần phải luyện tập nhiều ở nhà hoặc trong lúc ôn tập để làm sao vẽ rõ ràng, dễ nhìn và chính xác.
Ở phần bài Toán thực tế vận dụng các kiến thức Toán vào các bài Toán trong thực tế như chuyển động, đo đạc. Ví dụ người ta muốn làm một bình đựng nước hoặc một lon nước giải khát...họ sẽ cho dữ kiện bài Toán về giá thành, cách làm rồi yêu cầu học sinh tính toán. Nó sẽ có dạng như vậy.
Những sai lầm cần tránh khi giải bài toán thực tế: Trong quá trình giải, học sinh thường mắc những sai lầm căn bản dưới đây dẫn đến mất điểm đáng tiếc như không nắm vững công thức, phương pháp giải các bài toán quen thuộc.
Không đọc kỹ đề, hiểu nhầm đề. Không biết cách suy luận, phân tích đề bài, biểu thị sai mối quan hệ giữa các đại lượng trong đề bài. Quên không đặt điều kiện bài toán, tính toán bị sai trong quá trình biến đổi, hoặc diễn đạt, trình bày lời giải chưa logic.
Để không bị mất điểm trong quá trình làm bài thi, học sinh cần đọc kỹ đề, tự phân dạng, phân tích các dữ liệu để giải quyết triệt để các yêu cầu mà bài toán đặt ra".
Đón đầu công nghệ, lan tỏa thông tin: Ôn thi thời công nghệ Năm 2021 là năm thứ 4 Báo Thanh Niên tổ chức và phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao tại thanhnien.vn, kênh YouTube Thanh Niên và Facebook.com/thanhnien. Chương trình ôn thi trực tuyến trên các kênh của Thanh Niên mang lại nhiều tiện ích và kiến thức thiết thực cho học sinh Trên nền tảng công...