Bí quyết ôn thi môn Tiếng Anh
Môn Tiếng Anh là một trong những m ôn thi tốt nghiệp bắt buộc trong 6 môn thi vừa được Bộ GD-ĐT công bố. Làm thế nào để thi tốt nghiệp đạt hiệu quả cao? Đây là những chia sẻ của giáo viên và học sinh giỏi về phương pháp ôn thi môn tiếng Anh hiệu quả nhất.
Nắm vững các điểm văn phạm căn bản
Theo thầy Hoàng Xuân Sơn – Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa): Để môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, HS cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản và cách làm bài thi trắc nghiệm. Các điểm văn phạm căn bản gồm sự hòa hợp giữa các thì, câu bị động, câu gián tiếp, mệnh đề tính từ, mệnh đề trạng từ, câu điều kiện, sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ.
Với thời thì của động từ: Chú ý sự khác nhau giữa thời hiện tại hoàn thành và thời quá khứ đơn; thời tương lai đơn và thời tương lai gần.
Bạn Đỗ Thị Mỹ Duyên: “Nên chuẩn bị một cuốn sổ tay”
Câu điều kiện: Câu điều kiện loại 1 và loại 2 cùng đưa ra các điều kiện về hiện tại và tương lai nhưng loại 1 thì điều kiện đặt ra có khả năng xảy ra còn loại 2 thì điều kiện đặt ra không hoặc khó có khả năng xảy ra.
Chủ động và bị động: Chú ý sự khác nhau giữa cặp động từ raise (ngoại động từ, có nghĩa là nâng lên, nhấc lên) và rise (nội động từ, có nghĩa là tăng lên hoặc mọc lên); lay (ngoại động từ, có nghĩa là đặt, để cái gì) và lie (nội động từ, có nghĩa là nằm).
Lời nói gián tiếp: Khi động từ dẫn ở các thời quá khứ thì động từ ở lời nói gián tiếp được lùi một thời so với lời nói trực tiếp, các đại từ và trạng từ chỉ thời gian và địa điểm cũng có những sự thay đổi. Câu điều kiện loại 2 và loại 3 trong lời nói gián tiếp giữ nguyên thời so với lời nói trực tiếp.
So sánh tính từ và trạng từ: Những tính từ và trạng từ có sự thay đổi không theo quy tắc như good hoặc well chuyển thành better (so sánh hơn) và best (so sánh cao nhất; hay bad hoặc badly chuyển thành worse (so sánh hơn) và worst (so sánh cao nhất).
Video đang HOT
Mệnh đề quan hệ: that có thể được dùng để thay thế which hoặc who trong mệnh đề quan hệ hạn định nhưng lại không được dùng để thay thế trong mệnh đề quan hệ không hạn định.
Muốn có điểm cao học sinh cần luyện từ nhiều. Làm nhiều bài tập luyện để có kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức. Tập trung vào từng mảng kiến thức, vận dụng kiến thức cả lý thuyết và cấu trúc câu.
- Cấu trúc đề vẫn thường là 50 câu trắc nghiệm cho các phần như sau:
- Ngữ âm (5 câu)
- Từ vựng và Ngữ pháp (25 câu)
- Đọc hiểu (10 câu): 5 câu đọc và chọn câu trả lời về bài đọc; 5 câu chọn từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài văn)
- Viết (10 câu): 5 câu chữa lỗi sai; 5 câu hoàn thành câu bằng một mệnh đề hay một cụm từ, hay chọn một câu hoàn chỉnh từ những từ cho sẵn, hay chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho)
Nên đọc kỹ đề bài để có định hướng tốt cho phần làm bài.
Quan trọng nhất là phần ngữ pháp
Đỗ Thị Mỹ Duyên, lớp Anh 9 ngành Tài chính quốc tế, khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Ngoại thương (Tổng điểm thi ĐH năm 2012 là 26 điểm, Toán 8,75; Văn 8,5; Tiếng Anh 9) cho biết, với đề thi tiếng Anh, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản. Thật chăm chỉ, làm nhiều bài tập và khi làm phải hiểu được tại sao lại là như thế, do cấu trúc nào, tại sao lại sai, phải sửa lại như thế nào cho đúng. Mỗi khi phát hiện ra lỗ hổng kiến thức ngữ pháp thì nên chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại tất cả những cấu trúc mình sử dụng sai đó để lần sau không bao giờ “tái phạm” nữa.
Luyện làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh. (Ảnh: Hải Tuấn)
Trong môn tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, internet… để thực hành, để học tốt được ngữ pháp thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng.
Với bài thi trắc nghiệm, phải học tốt tự luận mới làm tốt trắc nghiệm. Ưu thế của trắc nghiệm là không phải viết, vì thế tránh việc sơ suất lỗi chính tả, và không bao giờ bỏ trống bài thi. Khi làm bài thì đọc qua bài đọc, bài điền từ xem mình đã gặp bao giờ chưa, nếu gặp rồi thì làm ngay. Nếu không thì quay sang phần bài tập mà mình thích làm nhất hoặc thấy mình học tốt nhất (ví dụ tìm lỗi sai). Đọc bài đọc và cố gắng dựa vào văn cảnh để hiểu nghĩa, gặp từ không hiểu cũng không sao. Làm xong bài đọc và điền từ là đã được 50% quãng đường, các câu còn lại cứ làm cẩn thận và chắc chắn, tô trước vào đề và tô ngay vào giấy thi, đọc kỹ đề bài tránh bỏ sót từ NOT, đọc kỹ hết 4 đáp án, tô đáp án cẩn thận tránh bị lệch ô.
Sau khi làm xong kiểm tra lại ít nhất 3 lần, lần 1 xem đáp án mình viết trong đề thi đã đúng chưa, nếu phân vân giữa 2 đáp án thì nên chọn đáp án dầu tiên mình nghĩ đến, lần 2 xem đáp án trong đề và giấy thi đã đúng chưa. Lần 3 xem lại tổng quát trước khi nộp bài.
Theo Trịnh Huyền (Giáo dục & Thời đại)
Đủ kiểu học nước rút của học sinh
Thời điểm của những bài thi cuối học kỳ sắp đến. Với tiêu chí "nước đến chân mới nhảy", hãy xem các bạn học trò chúng mình nhảy phốc qua các bài kiểm tra bằng cách nào.
1 .Cực Funny: Đặt sách dưới gối
Bỉnh Trung (THCS Minh Đạo) chia sẻ bí quyết: "Mình luôn chăm chỉ ôn bài cẩn thận trước khi thi nhưng nếu "chẳng may" (mà khả năng này xảy ra rất nhiều) không thể tập trung và dành đủ thời gian cần thiết cho bài vở, tối trước khi đi ngủ, mình sẽ đặt sách dưới gối đi ngủ và thầm ước... chữ trong sách tự chui vô đầu. Lắm bữa "cật lực" nhét cả hai, ba cuốn luôn đó. Kết quả là đầu đau, ngủ kém và... làm bài cũng kém nốt!"
2. Học bằng file ghi âm
Theo một số tổng kết vui vui của cư dân mạng, thời gian học ôn thi của học trò giảm dần theo các cấp học. Và lên đến bậc đại học, sinh viên thường chỉ học ôn... một ngày trước khi thi. Phạm Thúy (19t, Hà Nội) đã "tuân thủ" nghiêm chỉnh "luật bất thành văn" đó bằng cách: "Từ hồi mới vào đại học, mình đã không thể ngồi nghiêm chỉnh nghe bài trên lớp. Thay vào đó là nói chuyện, làm việc riêng hoặc tệ hơn là cúp cua. Biết được điểm yếu đó, mình đã dùng máy ghi âm lại những lời giảng của thầy cô để tranh thủ nghe lại khi rảnh. Nhưng lười hoàn lười khi mãi tới lúc thi mới nhớ ra để nghe lại và học luôn. Thành ra, một ngày trước khi thi, mình dành toàn bộ thời gian đó cho việc nghe thầy cô giảng. Một lần cho tất cả. Được ăn cả, ngã về không. Và thường thì tớ... ngã!"
3. Nào mình cùng AQ
Kiến thức rõ ràng là thứ không thể hấp thụ một cách nóng vội trong một sớm một chiều. Bạn cần "nghiên cứu" và chăm chỉ trong một khoảng thời gian nhất định mới có thể hiểu ra điều-cần-hiểu. Với những tín đồ của "giáo phái" học nước rút, lý thuyết đó không quan trọng bằng tư tưởng AQ họ luôn mang theo bên mình. "Quá bận rộn với những công việc làm thêm, những vụ ăn chơi liên hoan với bè bạn,... nên thường khi không thể nhồi nhét hết những thứ cần học vào trong đầu, tớ luôn tự nhủ rằng ở trên lớp đã chăm chỉ nghe giảng nên khi ngồi trong phòng thi, có áp lực tác động, tớ sẽ nhớ ra ngay thôi. Thế là an tâm đi ngủ và... vững tâm rằng sẽ nhận điểm thấp"
4. Học bằng take-note
Hồng Ngọc (ĐH NT) thì cho rằng: "Các thầy cô thường sẽ không kiểm tra những điều xuất hiện nhan nhản trong sách hay được cung cấp trong các slide bài giảng mà câu hỏi trong đề thi sẽ rơi vào những chú thích thầy nói thêm ở trên lớp. Những điều ấy được đứa bạn thân của tớ take note (ghi chép ngắn gọn) trong vở. Nên trước khi thi, tớ chỉ việc photo những gạch đầu dòng đó và học thuộc thôi. Cũng không có nhiều thời gian để học tất cả, thôi thì đặt niềm tin vào một thứ gì đó còn hơn chẳng tin thứ gì."
5. Học bằng... đồng xu
Ngày thi, bạn bè thường quen thuộc với hình ảnh Vũ Hiếu mang vào phòng thi chiếc đồng xu xấp ngửa để... làm bài thi trắc nghiệm. Cậu bạn phó mặc tương lai và kết quả bài làm của mình cho những lần tung và bởi thế, kết quả cũng không mấy khi khả quan.
Chiến lược "học nước rút" này không thể mang lại kết quả tốt, ngay cả khi bạn đặt niềm tin tuyệt đối vào nó. Nếu bạn không muốn đánh cược kết quả học tập của mình vào những trò học nước rút hú họa như vậy thì hãy chăm chỉ và cố gắng ngay từ đầu, từng chút một.
Theo TTVN
Một bài thi tốt nghiệp từ 2,5 điểm thành 10 Bài làm môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp 2012 của thí sinh Nguyễn Thanh Huy, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM từ 2,5 điểm đã được chấm lại thành 10 điểm sau khi phúc khảo. Sau khi nhận kết quả thi tốt nghiệp với 2,5 điểm môn Ngoại ngữ, bản thân Huy rất sốc. Gia đình Huy cũng bức xúc,...