Bí quyết ôn thi của thủ khoa: ‘Phải thực chiến nhiều đề thi’
Đa phần thủ khoa năm 2020 đều cho rằng ‘kỳ nghỉ tết lịch sử’ mà các bạn đã trải qua vì dịch Covid-19 là cơ hội để có thêm thời gian ôn luyện kiến thức, chứ không tạo áp lực hay quá nhiều lo lắng.
Thí sinh đối chiếu giấy tờ trước khi làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020 – NGỌC THẮNG
Xem kỹ các kiến thức nền tảng
Là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM năm 2020, Trần Ngọc Đoan chia sẻ: “Sau một kỳ nghỉ tết, đi kèm là một kỳ nghỉ dài sau dịch, mình có thêm cơ hội và thời gian để ôn luyện kiến thức cho kỳ thi quan trọng. Chính vì thế, các bạn thí sinh năm nay cũng đừng quá lo lắng. Vì không phải đến trường và đi học thêm nên mình dành toàn bộ thời gian cho việc tự học và rèn luyện”.
Thủ khoa của trường này bật mí những việc cần làm ngay trong thời gian sau tết. “Điều đầu tiên mình cần là một thời gian biểu thật hợp lý, cân bằng cả sức khỏe và việc học. Thứ hai là sự kiên trì, kỷ luật để làm theo thời gian biểu ấy. Điều cuối cùng là thực hành. Để thực chiến, phải làm đề thi thật nhiều để giúp rèn luyện tư duy và tìm ra phương pháp giải quyết trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất”.
Do thi khối A nên Đoan khuyên các thí sinh cần phải ôn thật chắc kiến thức, không được bỏ sót bất kỳ một câu hỏi nào, cho dù câu đó có dễ đến đâu. Ngoài ra, theo Đoan, thí sinh phải hết sức thận trọng khi làm đề, không nôn nóng và hấp tấp vì dễ dẫn đến việc mất điểm oan.
ẢNH: NVCC
“Đối với các môn tự nhiên trong tổ hợp khối A, việc quan trọng nhất là nắm vững kiến thức từ gốc mới có thể tư duy được những bài khó. Vì vậy khi ôn tập, các bạn nên thường xuyên xem lại toàn bộ kiến thức nền tảng để từ đó tư duy những câu khó do bản chất của câu khó là tập hợp rất nhiều bài toán dễ”, Đoan đặc biệt lưu ý thí sinh.
Theo Đoan, tâm lý phòng thi cũng cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, phải làm sao thật thoải mái, làm bài tự tin, bình tĩnh thì mới đạt được kết quả tốt. “Thời gian nghỉ dịch là thời gian vàng để bứt phá nên hãy kỷ luật bản thân thật nghiêm khắc, thật chăm chỉ làm theo đúng kế hoạch, đúng lộ trình mình đặt ra từ đầu, có quyết tâm có thực hiện thì không gì là không thể”, Đoan nhắn gửi.
Video đang HOT
Theo dõi các trang mạng xã hội của thầy cô
Ngô Điền Kha, thủ khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2020, cũng không cảm thấy lo lắng hay áp lực khi phải nghỉ dịch ở nhà học trực tuyến. Ngược lại, Kha đã nhanh chóng thích ứng để thay đổi cách học sao cho hiệu quả hơn.
ẢNH: NVCC
“Dịch bệnh nên phải ở nhà học trực tuyến, vì thế mình tham gia vào các trang mạng xã hội trên Facebook, các buổi phát trực tiếp và bài giảng trên YouTube của thầy cô. Đặc biệt, mình theo dõi và tương tác với Facebook của rất nhiều thầy cô để có thể xem được bài giảng của các thầy cô khác nhau, từ đó có thể học được ở mỗi thầy cô một ít. Ngoài ra, mình cũng phải chịu khó tìm kiếm các bài tập, tài liệu để làm thêm ở nhà”, Kha bật mí.
Về quá trình ôn thi, Kha cho biết mặc dù cũng phân chia lịch học nhưng không hề cứng nhắc, vì với Kha, ôn một cách thoải mái sẽ làm mình dễ tiếp thu hơn.
Đối với môn toán, Kha cho rằng khi học trên lớp thầy cô sẽ dạy nhiều về lý thuyết nên lúc ở nhà, trước khi làm bài tập nên lấy lý thuyết đã học ra xem một lượt để khi làm bài tập sẽ dễ nhớ và nhận biết được kiến thức đó nằm ở phần nào.
Với điểm số tuyệt đối môn hóa, bí quyết của Kha mỗi lần học hay giải bài tập môn hóa thường để cuốn sách giáo khoa kế bên, nếu làm sai lý thuyết ở phần nào thì lật ra và nhớ liền ngay lúc đó.
Theo Kha, giai đoạn sau tết rất quan trọng nên hãy dành nhiều thời gian cho việc học để nắm vững các kiến thức từ lúc này. Một trong những cách ôn của Kha trong thời gian này là tham gia các buổi luyện đề hoặc thi thử do thầy cô trên các trang mạng tổ chức.
“Hãy cố gắng tập trung ôn thi cho hiệu quả, đừng quá lo lắng hay đặt nặng chuyện phải nghỉ học vì dịch bệnh. Ở nhà thì lại càng có nhiều thời gian để ôn hơn, nên hãy tận dụng thật tốt khoảng thời gian này”, thủ khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch gửi gắm đến thí sinh của năm nay.
Vì sao trường đại học lớn phải xét tuyển bổ sung?
Dù phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng mạnh so với năm ngoái nhưng kể cả một số trường ĐH công lập vốn thu hút nhiều thí sinh quan tâm, cũng ra thông báo xét tuyển bổ sung.
Thí sinh trúng tuyển đợt 1 làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Xét tuyển bổ sung không phải hiện tượng lạ trong tuyển sinh ĐH mỗi năm nhưng đáng chú ý là năm nay phổ điểm tăng mạnh nhưng nhiều trường ĐH công lập có những ngành vốn thu hút nhiều thí sinh (TS) quan tâm như sư phạm, sức khỏe, công an... vẫn thông báo tuyển bổ sung.
Ngành ít thí sinh quan tâm
Chẳng hạn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo xét tới 180 chỉ tiêu ngành sư phạm tiếng Nga và 43 chỉ tiêu ngành sư phạm lịch sử - địa lý. Theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đến thời điểm này, trường đã tuyển được khoảng 91% tổng chỉ tiêu. Dù mới nhận hồ sơ xét bổ sung vài ngày nhưng đã có gần 100 hồ sơ nộp về trường nên khả năng sẽ tuyển đủ số chỉ tiêu còn lại.
Nguồn tuyển còn quá ít
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết trường kết thúc xét tuyển bổ sung vào ngày 19.10, có rất ít hồ sơ xét tuyển nộp vào trường. Theo tiến sĩ Lý, hiện tại có lẽ đã hết nguồn tuyển nên dù có tuyển thêm nữa cũng khó có thêm TS.
Theo thạc sĩ Nguyễn Bá Anh, Phó trưởng phòng Truyền thông và Marketing, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, số lượng TS nộp hồ sơ xét tuyển rất thưa thớt.
Thạc sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Ban Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Tân Tạo, cho biết: "Nguồn tuyển đã không còn nhiều nữa vì có thể do dịch Covid-19 kéo dài, các trường công lập lớn xét tuyển bằng học bạ nhiều".
Đăng Nguyên
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thì xét tuyển bổ sung 2 ngành gồm khúc xạ nhãn khoa và y tế công cộng áp dụng cho TS có hộ khẩu ngoài TP.HCM. Trong đó, ngành khúc xạ nhãn khoa tuyển 10 chỉ tiêu từ 21,15 trở lên và ngành y tế công cộng xét 20 chỉ tiêu từ 19 trở lên.
Một số trường ĐH đào tạo công an cũng xét tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu các ngành chính quy với mức điểm nhận hồ sơ trên 20.
Lý giải nguyên nhân của việc phải tuyển nhiều đợt, theo đại diện các trường, những ngành trường có xét tuyển bổ sung đều thuộc nhóm ngành ít TS quan tâm hoặc ngành mới mở. Thạc sĩ Lê Phan Quốc cho biết năm nay trường xét tuyển bổ sung 2 ngành thuộc diện khá đặc biệt. Trong đó, ngành sư phạm lịch sử - địa lý là ngành mới đào tạo giáo viên tích hợp bậc THCS trường vừa có quyết định mở ngành chưa kịp tuyển sinh trong đợt 1.
Với ngành sư phạm tiếng Nga, theo thạc sĩ Quốc, là ngành khó tuyển sinh những năm trước, năm nay ở đợt 1 chỉ tuyển được 4 - 5 TS. Trong khi đó, năm 2019 trường ngưng tuyển sinh ngành này nên TS có thể bị hạn chế thông tin khi tham khảo tình hình tuyển sinh năm ngoái.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cũng cho biết trường xét bổ sung 2 ngành đặc thù. Trong đó, ngành khúc xạ nhãn khoa ngoài điều kiện điểm số trường còn xét dựa trên điểm tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp và đây chính là rào cản với nhiều TS. Còn y tế công cộng luôn là ngành có điểm chuẩn thấp nhất các năm, không được nhiều TS lựa chọn bằng các ngành khác trong khối ngành sức khỏe.
Dịch Covid-19 tác động đến lựa chọn của thí sinh?
Nhiều trường ĐH công lập khác vốn thu hút nhiều TS quan tâm cũng thông báo xét tuyển bổ sung hàng trăm chỉ tiêu.
Trường ĐH Quốc tế TP.HCM xét tuyển thêm hơn 1.300 chỉ tiêu cho 16 ngành đào tạo do trường cấp bằng và 21 ngành chương trình liên kết quốc tế do đối tác cấp bằng. Kết thúc đợt bổ sung trường chỉ tuyển được hơn 500 hồ sơ. Trong đó, các ngành chương trình do trường cấp bằng tuyển đạt trên 90% chỉ tiêu nhưng nhiều ngành chương trình quốc tế TS giảm mạnh so với năm trước. Dù vậy, trường này quyết định không xét tuyển bổ sung đợt tiếp theo.
Theo đại diện trường này, có những tác động từ dịch Covid-19 đến việc lựa chọn học các ngành thuộc chương trình liên kết quốc tế năm nay. Chương trình liên kết này thông thường có thời gian học tại chỗ và chuyển tiếp nước ngoài, trong khi thực tế trước mắt việc di chuyển giữa các nước vẫn còn hạn chế.
"Thậm chí năm nay còn có những trường hợp TS đã trúng tuyển vào trường nhưng phụ huynh vẫn đến xin rút hồ sơ để về trường tỉnh học cho gần nhà", người này cho hay.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thông báo xét tuyển bổ sung bằng cả điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm thi đánh giá năng lực cho 5 ngành chương trình đại trà, 3 ngành chất lượng cao và 6 ngành chương trình liên kết quốc tế. Kết thúc thời gian nhận hồ sơ vào 15.10, trường này đã tuyển gần đủ tổng chỉ tiêu cần tuyển đợt bổ sung với các ngành đại trà và chất lượng cao. Các ngành thuộc chương trình liên kết quốc tế chỉ tuyển được vài người. Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, những ngành thiếu cục bộ vẫn là những ngành khó tuyển nhiều năm như: công nghệ hóa học, quản lý tài nguyên môi trường.
Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: "Thần chú" chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội Đọc sách giáo khoa, làm chắc câu nhận biết, sử dụng tự kỷ ám thị... là những "tuyệt chiêu" được hội thủ khoa gợi ý cho những sĩ tử "nước đến chân mới nhảy". Khó xử khi học Sử? Thử đọc sách xem sao ! Lịch sử luôn được đánh giá là môn học khó nhằn và dễ bị "hụt chân" nhất trong...