Bí quyết ôn thi của thủ khoa: Đừng lơ là các môn ngoài tổ hợp
Đa số học sinh lớp 12 đều xem nhẹ các môn ngoài tổ hợp, tuy nhiên, với Võ Lập Phúc ( thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020) thì không như vậy.
Võ Lập Phúc, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020 – NVCC
Vì theo Phúc các môn ngoài tổ hợp sẽ mở rộng hơn con đường vào giảng đường ĐH của mỗi thí sinh.
Từng lựa chọn cả 2 hình thức là xét tuyển và thi tuyển, Phúc cho rằng việc xác định rõ ràng mục tiêu đạt điểm cao đối với các môn trong tổ hợp và cố gắng để đạt điểm cao ở các bộ môn này là không sai. Tuy nhiên, cũng cần dành ra lượng thời gian tương đối cho các môn ngoài tổ hợp thay vì chăm chú một cách phiến diện vào các môn trong tổ hợp.
Theo Phúc, các môn ngoài tổ hợp bảo đảm để điểm trung bình môn tại học kỳ đó được duy trì ở mức ổn định. Chính vì thế, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khuyên: “Hãy phân bổ một cách rạch ròi ở giai đoạn học kỳ 2 sau tết: 40% thời gian dành cho các môn tổ hợp, 30% thời gian cho các môn ngoài tổ hợp, 20% cho việc nghỉ ngơi và vui chơi (6 – 8 tiếng) và 10% cho việc dung nạp các kiến thức ngoại vi phù hợp và nâng cao cho bài thi của chúng ta. Ở giai đoạn ôn thi cuối cùng, dành 80% cho các môn tổ hợp, 15% cho việc nghỉ ngơi và 5% cho việc xem xét dung nạp thêm các kiến thức ngoại vi”.
Với kinh nghiệm ôn thi ở tổ hợp D14 (lịch sử 9,75 điểm, ngữ văn 9,75 điểm và tiếng Anh là 9,6 điểm), Phúc cho biết với môn lịch sử thì tính chất cơ bản nhất là sự đòi hỏi mức độ liên tục của tư duy, tức là phải thực hiện việc đọc – học – nhớ một cách xuyên suốt theo chu kỳ để đảm bảo sẽ không quên đi các sự kiện và mối quan hệ của chúng.
Đối với môn ngữ văn, Phúc khuyên nên chia ra các phần cơ bản trong đề thi để dễ định hướng phương thức “tác chiến” trong giai đoạn sau tết.
Video đang HOT
Ở phần làm văn nghị luận xã hội, Phúc khuyên nên phác thảo tiến trình làm bài riêng cho dạng nghị luận mang tính triết lý (các tư tưởng, nhận định) và dạng mang tính thời sự (các vấn đề xã hội, các thực trạng diễn ra). Ở phần làm văn nghị luận văn học, bên cạnh việc học các tác phẩm ở học kỳ 2 mà toàn bộ là văn xuôi, nên đọc lại các kiến thức trọng tâm ở học kỳ 1.
Đối với môn tiếng Anh, Phúc cho rằng không phân bố theo học kỳ, nội dung kiến thức của môn này là vô tận. Do đó, bí quyết chinh phục bài thi tiếng Anh của Phúc là tích hợp vào những quyển sổ, thực hiện ghi nhớ chúng một cách liên tục. Việc ghi chú là cực kỳ quan trọng vì nó giúp tích trữ lại những mảng kiến thức và là cơ sở để ôn luyện. Tuy nhiên, ghi chú phải khoa học. Cũng nên giãn cách dòng khi ghi chú, sau một nội dung, hãy cách bỏ 1 hàng để ghi nội dung kế tiếp thay vì ghi liên tục.
“Có thể đây chỉ là một yếu tố nhỏ, nhưng nó sẽ gây ra hiệu ứng tương đối trong quá trình ôn. Vì một mớ lộn xộn, liên tục từ mấy mươi trang chắc chắn sẽ là nỗi ám ảnh khi ôn luyện”, Phúc nhắn gửi.
Cuối cùng, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM khuyên hãy đọc lại bất cứ khi nào rảnh, khi đi ăn với bạn, khi giờ học còn trống… “Riêng biệt đối với môn tiếng Anh, chúng ta không cần phải có khoảng thời gian thật dài để học và ghi nhớ như các môn ngữ văn hay lịch sử, mà hãy chủ động đọc lại kiến thức đã ghi để đảm bảo rằng tụi mình có thể làm chủ được nhiều nhất các câu hỏi mà đề đưa ra”, Phúc gửi gắm.
Bí quyết ôn thi của thủ khoa: 'Phải thực chiến nhiều đề thi'
Đa phần thủ khoa năm 2020 đều cho rằng 'kỳ nghỉ tết lịch sử' mà các bạn đã trải qua vì dịch Covid-19 là cơ hội để có thêm thời gian ôn luyện kiến thức, chứ không tạo áp lực hay quá nhiều lo lắng.
Thí sinh đối chiếu giấy tờ trước khi làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - NGỌC THẮNG
Xem kỹ các kiến thức nền tảng
Là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020, Trần Ngọc Đoan chia sẻ: "Sau một kỳ nghỉ tết, đi kèm là một kỳ nghỉ dài sau dịch, mình có thêm cơ hội và thời gian để ôn luyện kiến thức cho kỳ thi quan trọng. Chính vì thế, các bạn thí sinh năm nay cũng đừng quá lo lắng. Vì không phải đến trường và đi học thêm nên mình dành toàn bộ thời gian cho việc tự học và rèn luyện".
Thủ khoa của trường này bật mí những việc cần làm ngay trong thời gian sau tết. "Điều đầu tiên mình cần là một thời gian biểu thật hợp lý, cân bằng cả sức khỏe và việc học. Thứ hai là sự kiên trì, kỷ luật để làm theo thời gian biểu ấy. Điều cuối cùng là thực hành. Để thực chiến, phải làm đề thi thật nhiều để giúp rèn luyện tư duy và tìm ra phương pháp giải quyết trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất".
Do thi khối A nên Đoan khuyên các thí sinh cần phải ôn thật chắc kiến thức, không được bỏ sót bất kỳ một câu hỏi nào, cho dù câu đó có dễ đến đâu. Ngoài ra, theo Đoan, thí sinh phải hết sức thận trọng khi làm đề, không nôn nóng và hấp tấp vì dễ dẫn đến việc mất điểm oan.
ẢNH: NVCC
"Đối với các môn tự nhiên trong tổ hợp khối A, việc quan trọng nhất là nắm vững kiến thức từ gốc mới có thể tư duy được những bài khó. Vì vậy khi ôn tập, các bạn nên thường xuyên xem lại toàn bộ kiến thức nền tảng để từ đó tư duy những câu khó do bản chất của câu khó là tập hợp rất nhiều bài toán dễ", Đoan đặc biệt lưu ý thí sinh.
Theo Đoan, tâm lý phòng thi cũng cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, phải làm sao thật thoải mái, làm bài tự tin, bình tĩnh thì mới đạt được kết quả tốt. "Thời gian nghỉ dịch là thời gian vàng để bứt phá nên hãy kỷ luật bản thân thật nghiêm khắc, thật chăm chỉ làm theo đúng kế hoạch, đúng lộ trình mình đặt ra từ đầu, có quyết tâm có thực hiện thì không gì là không thể", Đoan nhắn gửi.
Theo dõi các trang mạng xã hội của thầy cô
Ngô Điền Kha, thủ khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2020, cũng không cảm thấy lo lắng hay áp lực khi phải nghỉ dịch ở nhà học trực tuyến. Ngược lại, Kha đã nhanh chóng thích ứng để thay đổi cách học sao cho hiệu quả hơn.
ẢNH: NVCC
"Dịch bệnh nên phải ở nhà học trực tuyến, vì thế mình tham gia vào các trang mạng xã hội trên Facebook, các buổi phát trực tiếp và bài giảng trên YouTube của thầy cô. Đặc biệt, mình theo dõi và tương tác với Facebook của rất nhiều thầy cô để có thể xem được bài giảng của các thầy cô khác nhau, từ đó có thể học được ở mỗi thầy cô một ít. Ngoài ra, mình cũng phải chịu khó tìm kiếm các bài tập, tài liệu để làm thêm ở nhà", Kha bật mí.
Về quá trình ôn thi, Kha cho biết mặc dù cũng phân chia lịch học nhưng không hề cứng nhắc, vì với Kha, ôn một cách thoải mái sẽ làm mình dễ tiếp thu hơn.
Đối với môn toán, Kha cho rằng khi học trên lớp thầy cô sẽ dạy nhiều về lý thuyết nên lúc ở nhà, trước khi làm bài tập nên lấy lý thuyết đã học ra xem một lượt để khi làm bài tập sẽ dễ nhớ và nhận biết được kiến thức đó nằm ở phần nào.
Với điểm số tuyệt đối môn hóa, bí quyết của Kha mỗi lần học hay giải bài tập môn hóa thường để cuốn sách giáo khoa kế bên, nếu làm sai lý thuyết ở phần nào thì lật ra và nhớ liền ngay lúc đó.
Theo Kha, giai đoạn sau tết rất quan trọng nên hãy dành nhiều thời gian cho việc học để nắm vững các kiến thức từ lúc này. Một trong những cách ôn của Kha trong thời gian này là tham gia các buổi luyện đề hoặc thi thử do thầy cô trên các trang mạng tổ chức.
"Hãy cố gắng tập trung ôn thi cho hiệu quả, đừng quá lo lắng hay đặt nặng chuyện phải nghỉ học vì dịch bệnh. Ở nhà thì lại càng có nhiều thời gian để ôn hơn, nên hãy tận dụng thật tốt khoảng thời gian này", thủ khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch gửi gắm đến thí sinh của năm nay.
Cách giải bài toán đầu ra cho sinh viên sư phạm của một thủ khoa Ngay từ khi còn học tập tại giảng đường đại học, sinh viên sư phạm phải nỗ lực học tập, khẳng định khả năng bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình. Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban...