Bí quyết ôn thi các môn khoa học xã hội
Theo thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du (Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM), xác định mục đích dự thi là điều rất quan trọng vì ảnh hưởng đến nội dung ôn thi.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) ôn tập môn địa lýẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Môn lịch sử
Theo thạc sĩ Nguyễn Viết Đăng Du (Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM), xác định mục đích dự thi là điều rất quan trọng vì ảnh hưởng đến nội dung ôn thi. Nếu chọn môn lịch sử trong tổ hợp môn xã hội để xét tốt nghiệp thì học sinh (HS) chỉ cần tập trung học các kiến thức cơ bản được đề cập trong sách giáo khoa lớp 11, 12. Còn nếu chọn môn học này để xét tuyển vào ĐH thì bên cạnh việc nắm các kiến thức cơ bản, HS cần phải nắm thêm các kiến thức tổng hợp, kiến thức nâng cao.
Nội dung của bộ môn lịch sử hơi dài mà đề thi trắc nghiệm thì không có trọng tâm và rải đều khắp chương trình nên để có thể nắm hết các kiến thức, HS phải xây dựng một thời khóa biểu ôn tập hợp lý. Nên dành thời gian trước tháng 6 để ôn tập chương trình lịch sử lớp 12 và nửa tháng 6 ôn tập chương trình lịch sử 11.
Khi ôn tập cần nắm chắc các kiến thức cơ bản. Để làm được điều này, HS phải thực hiện hệ thống hóa kiến thức. Các em có thể theo dõi các chuyên đề ôn tập trên Báo Thanh Niên rồi từ đó triển khai các sơ đồ tư duy cho riêng mình. Bên cạnh đó, cần rèn luyện các kỹ năng so sánh, tổng hợp, liên hệ trong khi học bài, vì thực tế cho thấy giải quyết các câu hỏi khó để phân loại đều phải dùng đến kỹ năng này.
Video đang HOT
Môn địa lý
Ông Trần Văn Quang, giáo viên địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1, TP.HCM), cho rằng khi ôn tập HS phải nắm bắt toàn bộ chương trình, không thể học tủ như thi tự luận. HS cần lưu ý một số điểm sau: Sau mỗi bài học, nên trả lời các câu hỏi nhỏ, lưu ý các chi tiết chính yếu, ví dụ: Vùng núi Đông Bắc có hướng gì? Hai quần đảo xa bờ của nước ta là… Lập sơ đồ tư duy cho từng bài, từng chương, với những nét chính yếu trước. Quan tâm các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý như khí hậu có ảnh hưởng gì đến địa hình, đến sông ngòi, sinh vật…; vị trí có thuận lợi gì trong việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng…
Học từng phần và học đều, tránh việc học dồn vừa mệt vừa dài lại khó hiệu quả. Buổi tối nên ôn lại ngay bài vừa học ban ngày chừng 5 – 10 phút. Ngoài ra, cách ôn thi hiệu quả là học trên Atlat kết hợp bài học sách giáo khoa, chú ý về biểu đồ, địa danh có trên bản đồ.
Môn giáo dục công dân
Từ định dạng đề thi THPT quốc gia, giáo viên Vũ Thị Bích Thúy, Tổ trưởng Tổ giáo dục công dân Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho rằng HS cần bổ sung kiến thức thực tế nhiều hơn, suy nghĩ thấu đáo và thận trọng trước khi chọn đáp án cho những tình huống.
HS nên tham gia giải quyết tình huống trong giờ học để có thêm kinh nghiệm sống và làm việc theo pháp luật. Tham khảo thêm sách báo, tư liệu về pháp luật, nếu có vướng mắc thì nhờ thầy cô tư vấn thêm. Lập sổ ghi chép những điều tai nghe, mắt thấy, những điều rút ra trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến pháp luật, những lời dặn, lưu ý của giáo viên để xem lại khi có thời gian nhằm tăng vốn hiểu biết và làm tốt bài thi.
Khi ôn tập có thể phân bố kiến thức theo các chủ đề như sau: một số vấn đề cơ bản của pháp luật; pháp luật và quyền bình đẳng của công dân; pháp luật với các quyền tự do, dân chủ của công dân; pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước.
Theo TNO
'Bí kíp' ôn thi THPT quốc gia
Năm nay đề thi THPT quốc gia có thêm lượng kiến thức lớp 11. Do vậy, để ôn tập các môn bắt buộc trong kỳ thi này cũng cần những bí kíp để đạt kết quả cao.
ảnh minh họa
Học cách suy luận với môn toán
Theo giáo viên Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), chương trình lớp 12 đa phần phải sử dụng liên thông đến kiến thức lớp 11 bao gồm: lượng giác, cấp số cộng, cấp số nhân, giới hạn, đạo hàm và hình học không gian (gọi là phần A). Vì thế, phần kiến thức lớp 11 chỉ còn lại đại số tổ hợp, xác suất và dãy số (gọi là phần B).
Trong quá trình đang học lớp 12, cần thiết phải ôn kỹ phần A bởi điều này giúp học sinh (HS) hiểu sâu hơn kiến thức, đồng thời ôn lại được kiến thức lớp 11. Đồng thời cần bao quát toàn bộ kiến thức trong chương trình lớp 12 bao gồm: các bài toán liên quan đến khảo sát hàm số, hàm số lũy thừa, hàm số mũ, hàm số logarit, phương trình - bất phương trình mũ và logarit, nguyên hàm, tích phân, số phức, khối đa diện, khối tròn xoay và phương pháp tọa độ trong không gian.
Ngoài ra, cần học kỹ phần ý nghĩa hình học, vật lý cũng như ứng dụng của một số khái niệm toán học trong sách giáo khoa. Đây là những bài toán không "đánh đố" nhưng đòi hỏi kiến thức tổng quát và linh hoạt. Tìm hiểu thêm một số công thức và tính chất thường dùng. Có khá nhiều công thức, tính chất đẹp và hay mà sách giáo khoa không đề cập, nhưng rất hữu ích để làm toán trắc nghiệm.
Từ đề thi tham khảo, ông Toàn chỉ ra rằng mức độ dễ thể hiện trong 20 câu đầu, trong đó có nhiều câu chỉ đòi hỏi kiểm tra công thức, kể cả các công thức liên quan đến lớp 11. Trong 10 câu tiếp theo cần kết hợp nhiều kỹ năng giải toán và 20 câu sau ở mức độ khó dần để phục vụ tuyển sinh. Do vậy, HS ôn lại các dạng toán thường gặp trong phần B kiến thức lớp 11, nhất là phần đại số tổ hợp và xác suất vì phần này có đến 4 câu trong đề. Cần học cách suy luận nhanh để có kết quả, biết đánh giá câu dẫn để loại bỏ ngay các phương án sai. Đối với các câu cần tính toán, có thể lấy kết quả của phương án thay vào câu hỏi.
4 mẹo ôn tập môn ngữ văn
Để việc ôn thi môn văn trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ với lộ trình hợp lý, theo giáo viên Đỗ Đức Anh (Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM), hãy học văn có chiến thuật với 4 bí kíp.
Giải mã bí mật trong 4 câu hỏi đọc - hiểu: Các thí sinh cần biết có 4 kiểu câu hỏi: tái hiện kiến thức, suy nghĩ - tìm kiếm, sáng tạo, bộc lộ. Do đó, trong năm 2018 này các em cần chú ý vào 4 dạng câu hỏi sau: Xác định phương thức biểu đạt; Anh/chị hiểu thế nào về "......."?; Vì sao tác giả lại cho rằng "......"?; Rút ra một thông điệp hoặc một bài học ý nghĩa nhất với bản thân anh/chị.
Chiến thuật "chém gió" câu nghị luận xã hội 200 chữ với 4 bước sau: Bước 1: Xác định vấn đề cần nghị luận chính xác. Bước 2: Xây dựng khung đoạn văn với 5 luận điểm chính rõ ràng mạch lạc - giải thích; phân tích; chứng minh; bàn luận; bài học nhận thức và hành động cụ thể, chân thành. Bước 3: Thuyết phục người đọc bằng cách tìm dẫn chứng hợp lý, thú vị, sâu sắc. Bước 4: Bắt tay viết một đoạn với lời văn hàm súc khoảng 20 - 25 dòng trong vòng 20 phút với cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp có thể hiện quan điểm bản thân một cách rõ ràng.
Để nghị luận văn học không bị "lạc trôi". Hàng chục tác phẩm với khối lượng kiến thức khổng lồ cần ghi nhớ là một thách thức không nhỏ. Vì vậy HS cần sơ đồ hóa và tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất để tối giản việc phải học thuộc lòng và tối đa hóa khả năng học hiểu và sáng tạo của mình. Điều này sẽ giúp cho hàng chục tác phẩm trong chương trình trở nên gọn gàng, hệ thống, dễ ghi nhớ và nhớ rất lâu.
Để ghi nhớ thần tốc, HS cũng nên tận dụng lợi thế của mạng xã hội. Chẳng hạn trên dòng trạng thái có thể ghi những câu thơ, hoặc những đoạn dẫn chứng khó nhớ. Thu âm lời bình hay vào điện thoại, thay vì vừa đi bộ vừa nghe nhạc thì hãy nghe giọng nói của chính mình. Nghe thật kỹ lời giảng của thầy cô và đọc nhập tâm thay vì cố học thuộc lòng. Vận dụng các câu nói của nhân vật, các câu thơ vào tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.
Theo TNO
Dự kiến thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 2 và 3.6 Ngày 5.3, theo lãnh đạo Sở GD- ĐT TP.HCM, Sở đang xây dựng kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp và chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 để trình UBND TP.HCM phê duyệt trong tháng 3. Học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình) B.THANH Theo đó, ban tuyển sinh các quận, huyện thực hiện việc phân tuyến học...