Bí quyết ôn kỹ nhớ lâu cho sĩ tử lớp 12
Thời gian ôn thi nước rút, sĩ tử phải hệ thống lại lượng kiến thức lớn, khiến nhiều em rơi vào tình trạng học trước quên sau hoặc nhầm lẫn kiến thức.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, mỗi sĩ tử phải ôn tập ít nhất 6 môn khác nhau, mỗi môn lại bao gồm khối lượng kiến thức phải ghi nhớ nhiều.
Thạc sĩ Chế Dạ Thảo, chuyên gia tâm lý, Trưởng bộ môn Kỹ năng, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho rằng nếu không phân chia thời gian và có kỹ năng ôn tập, sĩ tử dễ rơi vào tình trạng nhớ trước quên sau, học sau quên trước.
Thạc sĩ giáo dục, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo đưa ra nhiều lời khuyên giúp sĩ tử 12 ôn tập hiệu quả. Ảnh: NVCC.
Lượng kiến thức lớn cần có kế hoạch ôn tập
Để giữ sự tỉnh táo, tập trung mỗi khi ngồi vào bàn ôn tập hoặc giải đề, thạc sĩ Chế Dạ Thảo khuyên thí sinh ngủ sâu, đủ giấc và có sức khoẻ tốt. Không ai có thể tập trung làm việc, học tập khi cơ thể mệt mỏi, gà gật hay đau ốm.
“Nếu cơ thể khỏe mạnh và một giấc ngủ sâu trước đó, thí sinh nên tránh xa giường và những chỗ dựa êm ái khi bắt đầu ôn tập. Càng gần những nơi có thể tựa hoặc nằm, tâm lý chúng ta lại có cảm giác muốn nghỉ ngơi hoặc buồn ngủ”, cô Thảo nhắn nhủ.
Khi đã xác định ngồi vào bàn ôn tập hoặc luyện giải đề, học sinh nên tắt hết thiết bị giải trí để không bị phân tâm.
Một lưu ý quan trọng được nữ chuyên gia tâm lý gửi đến thí sinh là lựa chọn thời gian học tập phù hợp. Các em hãy học tập khi cơ thể và tâm lý thoải mái nhất. Thay vì thức khuya học bài, học sinh đi ngủ trước 22h và dậy sớm, ngồi vào bàn sau khi tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, việc uống nước ấm thường xuyên cũng rất tốt cho cơ thể.
Thi tốt nghiệp THPT, thí sinh xác định phải ôn tập một khối lượng kiến thức lớn của nhiều môn. Do đó, thạc sĩ Thảo khuyên sĩ tử hãy lên kế hoạch cụ thể, khoa học, siết chặt kỷ luật và phân chia thời gian hợp lý.
Rất nhiều thí sinh thường học bài, luyện đề theo cảm hứng, giờ giấc lộn xộn, đặc biệt học lệch, học tủ khi “nước đã tới chân”. Nữ giảng viên ĐH HUTECH cho rằng đó là những điều tối kỵ.
Video đang HOT
Thí sinh nên bắt đầu mỗi ngày với việc ôn lại kiến thức đã học hôm trước và học bài/môn mới với nội dung sở trường, từ dễ đến khó, tránh tâm lý “khó quá muốn bỏ qua”.
Đặc biệt, các em nên ưu tiên học nhóm, trao đổi cùng nhau sẽ tiếp thu được cách học tập của bạn bè. Giảng lại cho bạn môn mình học tốt sẽ là cách củng cố kiến thức rất tốt. Việc áp dụng nguyên tắc “học đến đâu chắc đến đó”, không học lướt, học nhồi nhét máy móc, cũng rất quan trọng.
Đây là tình trạng của không ít các sĩ tử vào mùa thi. Ảnh minh họa: Pinterest.
Làm sao để ghi nhớ lâu?
Khi phải nạp một khối lượng kiến thức lớn, việc làm sao để nhớ được lâu là điều mà tất cả sĩ tử đều mong muốn. Theo thạc sĩ Chế Dạ Thảo, sĩ tử nên gạch bỏ quan điểm học nhàn nhưng nhớ được lâu ra khỏi đầu. Vì không có sự nhàn hạ nào tạo ra kết quả tốt và không có mẹo nào giúp học ít mà khắc sâu kiến thức.
Thực tế vẫn có một số học sinh gặp hiện tượng “não cá vàng” (ghi nhớ kém) hay suy giảm trí nhớ. Đây là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều người. Thạc sĩ Thảo đưa ra một số nguyên nhân và cách khắc phục như sau:
Sức khỏe kém, ngủ không đủ giấc
Cách khắc phục: Đảm bảo sinh hoạt điều độ, ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là giấc ngủ, sĩ tử phải ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Phương pháp học không đúng, ví dụ học thuộc lòng dù không hiểu, nhồi nhét kiến thức máy móc
Cách khắc phục: Học đi đôi với hiểu, tìm cách hiểu kiến thức rồi mới có thể ghi nhớ. Tìm ra cách ghi nhớ phù hợp. Có bạn vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức. Bạn khác học xong sẽ thực hành ứng dụng hoặc giải bài tập thường xuyên mới nhớ.
Ví dụ học một công thức Vật lý sẽ giải 5 bài tập có sử dụng, học một từ vựng tiếng Anh sẽ đặt ra 10 câu có dùng từ ấy. Có bạn vừa học vừa nghe nhạc hoặc kết hợp vận động di chuyển quanh phòng để dễ nhớ. Ngoài ra, thí sinh có thể chọn cách vừa học thuộc vừa ghi chép…
Sắp xếp thời gian học không hợp lý: Ví dụ khi rảnh rỗi hoặc tinh thần sảng khoái, không học mà đợi đến khi mệt mỏi, uể oải mới bắt não bộ làm việc và ghi nhớ.
Cách khắc phục: Phân chia thời gian học một cách hợp lý, khi cơ thể và tâm lý ở trạng thái tốt nhất. Ưu tiên thời gian cho việc học nhưng sĩ tử không được bỏ qua thời gian dành cho các hoạt động giải trí, chăm sóc sức khoẻ hàng ngày. Ví dụ vẫn duy trì thời gian nhất định để tập thể dục thể thao nhẹ, trò chuyện bạn bè, nghe nhạc.
Thiếu động lực và quyết tâm nên không có sự chú tâm, tập trung
Cách khắc phục: Liên tục đặt ra và củng cố những mong muốn, mơ ước, mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai để tạo động lực.
Khi đã tìm ra được nguyên nhân, theo chuyên gia tâm lý Đại học HUTECH, việc kiên trì áp dụng các biện pháp khắc phục là điều kiện tiên quyết để cải thiện tình trạng “não cá vàng”.
Vững tâm lý bước vào mùa thi
Đứng trước kỳ thi bao giờ cũng là áp lực đối với học sinh. Việc chuẩn bị một tâm thế và phong độ tốt để sẵn sàng bước vào kỳ thi là điều hết sức quan trọng.
Chuẩn bị tâm lý thật tốt sẽ giúp cho việc ôn tập và kết quả thi của thí sinh đạt hiệu quả cao - NỮ VƯƠNG
Chuyên gia tâm lý, thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Cần tập trung cho đúng hướng
Thưa chị, khi đối diện với kỳ thi, đặc biệt là những kỳ thi quan trọng thì tâm lý sẽ ảnh hưởng và quyết định như thế nào đến kết quả ôn tập và thi cử của học sinh?
Tâm lý đối với các thí sinh (TS) trong mùa thi là vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị tâm lý tốt sẽ giúp TS có phong độ học tập và kết quả làm bài hiệu quả cao.
Thường trong mùa thi, TS sẽ gặp phải các trường hợp như suy giảm trí nhớ, dẫn đến tiếp thu kiến thức và phân tích thông tin chậm, làm cho quá trình ôn thi trở nên kém hiệu quả. Các TS còn bị căng thẳng kéo dài tác động đến tinh thần và sức khỏe khi đi thi. Bên cạnh đó, một số TS có nền tảng kiến thức tốt, nhưng không vượt qua được căng thẳng dẫn đến việc không giữ được phong độ làm bài ổn định trong các môn thi. Và nhiều TS còn gặp phải hội chứng rối loạn lo âu.
Năm nay không chỉ đơn thuần là áp lực thi cử như mọi năm, mà tình hình dịch bệnh thời gian qua cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các TS. Chị có lời khuyên gì để giúp TS giảm bớt những lo lắng ở thời điểm hiện tại?
Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến kế hoạch học tập cũng như tinh thần của học sinh. Nhất là học sinh cuối cấp sẽ cảm thấy bị động khi có quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, cùng với việc nghỉ dịch quá lâu làm cho các em bị gián đoạn về mặt tiếp nhận kiến thức cho nên càng áp lực khi sắp đối diện với kỳ thi.
Tuy nhiên, đó là tình hình chung của TS trên cả nước, vì thế TS không nên tạo áp lực vô hình cho chính mình. Việc của TS là cần phải chuẩn bị tốt nền tảng sức khỏe, bởi vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các bạn có sức khỏe tốt sẽ giúp cải thiện được tinh thần làm tốt bài thi.
TS cần phải có kế hoạch ôn luyện một cách hiệu quả. Thời gian không còn nhiều nên chúng ta cần tập trung sao cho đúng hướng, đúng mục đích để làm sao đảm bảo được khoảng thời gian ngắn còn lại thật sự hiệu quả.
Cũng nên chuẩn bị cho sự... thất bại
Thường khi sắp bước vào kỳ thi, học sinh thường nói không với mạng xã hội và các cuộc vui chơi, giải trí. Theo chị, đó có phải là giải pháp tốt không?
Trước hết, chúng ta cần đặt ra câu hỏi là những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào với bạn, nó tiêu cực hay tích cực nhiều hơn. Nếu như bạn cảm thấy những hoạt động đó làm mất thời gian và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần thì nên hạn chế. Còn ngược lại nếu những điều đó làm bạn cảm thấy thoải mái hơn, tinh thần vui vẻ và minh mẫn hơn thì nên duy trì.
Có thể những hoạt động dù mang lại giá trị hữu ích, tuy nhiên nó không phải là lựa chọn ưu tiên cho bạn trong thời gian này, mà điều cần thiết nhất vẫn là cân chỉnh thời gian làm sao để đảm bảo việc học tập.
Vậy ngay từ thời điểm này, các TS cần làm gì để giữ vững được tâm lý, sẵn sàng bước vào mùa thi quan trọng, thưa chị?
TS nên cố gắng giữ cho mình một nền tảng sức khỏe tốt để có thể ứng phó với những căng thẳng. Cần có một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất, không ăn quá no trong một bữa và đặc biệt là hạn chế những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấc ngủ sâu cũng rất quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc tái tạo lại năng lượng, giúp các hoạt động thể lực và trí não được đảm bảo trong thời gian dài. Vì thế, cần phải ngủ đúng giấc, đúng giờ và phải ngủ sâu. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ để không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, nên duy trì cho mình một môn thể thao lành mạnh.
Mỗi TS nên biết lựa chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có những bạn sẽ phù hợp với việc tự học, có những bạn lại phù hợp với học nhóm và cũng có một số bạn cần người hướng dẫn nên tìm đến các lớp học thêm, phụ đạo... Dù học kiểu gì thì cũng hạn chế học tủ. TS nên dành thời gian nhiều cho việc giải đề thi vì như thế sẽ luyện cho bạn được khả năng phản xạ và giảm bớt đi những căng thẳng, lạ lẫm khi vào phòng thi.
Một điều cũng hết sức quan trọng là hãy chuẩn bị cho mình sự... thất bại. Tức là chúng ta luôn có những phương án dự phòng, nếu như bạn không đạt được mục tiêu thì sẽ chọn phương án nào để có thể tiếp tục bước đến những lựa chọn phù hợp cho tương lai. Khi chúng ta chuẩn bị cho sự thất bại, chuẩn bị cho tất cả những phương án có thể xảy ra thì sẽ tự tin hơn khi đối diện với những khó khăn và áp lực sắp tới.
Đua nhau xét tuyển học bạ Thống kê tình hình đăng ký nguyện vọng (NV) xét tuyển đại học (ĐH) bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 từ Bộ GD-ĐT và nhiều trường đại học đều cho mẫu số chung, đó là sụt giảm so với năm 2019, dù số lượng thí sinh tăng trên 14.000. Trong khi đó, số lượng NV đăng ký xét tuyển học bạ...