Bí quyết nấu phở gà thuần khiết đúng kiểu Hà Nội
Phở gà Hà Nội có cái thuần khiết, tinh tế của hương vị Á đông, từ bánh phở, thịt gà đến hành tươi, lá chanh, thứ nào cũng mang một hương vị cổ truyền của người Việt.
Đặc biệt phở gà Hà Nội có cái thuần khiết, tinh tế của hương vị Á đông, từ bánh phở, thịt gà đến hành tươi, lá chanh, thứ nào cũng mang một hương vị cổ truyền của người Việt. Nói đến phở tất phải nói đến nước dùng đầu tiên, ở phở gà cái sự “thanh” đến từ xương gà được ninh kĩ, điểm thêm vài con sá sùng khô sẽ cho ra vị nước dùng ngọt dịu mà không cần viện tới đường hay mì chính. Cộng hưởng cùng với cái óng ánh sánh vàng tiết ra từ mỡ gà, béo mà không ngấy làm cho hương vị cũng như màu sắc nước dùng trở nên hấp dẫn cực kì.
Nguyên liệu chính dùng trong món phở gà luôn là gà mái tơ, thịt ăn thơm mà ngọt, da gà mềm dai vừa phải. Cũng có nhiều người lại thích chọn những con gà có thịt chắc, da giòn. Miếng thịt gà được thái vừa tầm, miếng nào cũng đủ cả da lẫn thịt. Thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá bởi dễ gây cảm giác “đầy” do thừa đạm. Nói chung mỗi loại thịt lại đem đến một hương vị ấn tượng riêng nhưng tựu chung lại vẫn mang đậm những nét không thể pha lẫn bởi bất cứ một loại phở nào.
Buổi sáng mùa đông giá lạnh, bưng bát phở gà vừa chan nghi ngút khói, dịu dàng tỏa hương thơm đượm mùi gừng, hành, lá chanh. Nổi bật giữa màu trắng mịn, mỏng manh của bánh phở tươi được tráng và cán một cách khéo léo là màu vàng ươm của da gà, màu xanh tươi của lá chanh, điểm xuyết thêm sắc xanh trắng của mấy cọng hành chẻ xen lẫn màu óng vàng li ti của mỡ gà làm cho bát phở trông thật ngon mắt. Nó vừa giản dị mà vừa đặc sắc đến kiêu kì, thưởng thức một bát phở như vậy sẽ thấy tinh thần dễ chịu vô cùng.
Nguyên liệu:
- 1 con gà mái tơ khoảng 1,5kg
- 3-4 bộ xương gà
- 1kg bánh phở
- 1 củ hành tây
- 1 củ gừng
- 5 củ hành khô
- 3 thìa cà phê hạt mùi (có thể thay thế bằng rễ mùi)
- 1 con sá sùng khô
- Bột canh, nước mắm
Lá chanh, rau mùi, hành lá, chanh, ớt
Cách làm:
- Gà sơ chế sạch, đun sôi nước rồi thả gà cùng xương gà vào đun sôi khoảng 5 phút cho tiết hết bọt bẩn, vớt ra rửa sạch lại với nước.
- Cho xương và gà trở lại vào nồi, chế nước lạnh, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa. Hành khô và gừng nướng xém vỏ cho thơm, rửa sạch rồi thả vào nồi nước luộc gà. Gà chín thì vớt gà ra, ngâm vào nước lạnh để da gà không bị khô.
Video đang HOT
- Sá sùng rửa sạch cho hết sạn bẩn. Hành tây lột vỏ, bổ làm tư. Hạt mùi rửa qua với nước, bỏ vào túi vải sạch. Tất cả bỏ vào nồi nước, tiếp tục ninh tối thiểu 1 tiếng rưỡi để lấy nước ngọt.
- Lọc thịt gà lấy phần nạc, xé hoặc thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành mùi thái nhỏ, đầu hành chẻ mỏng, lá chanh thái chỉ.
- Nước dùng sau khi ninh các bạn hớt bọt (nếu có), nêm bột canh (có thể thêm xíu đường để làm “mềm” nước), cuối cùng rưới vào đó 1 thìa nước mắm ngon cho dậy mùi.
- Chuẩn bị một nồi nước, đun sôi rồi thả bánh phở vào chần, đổ bánh phở ra muôi lỗ (muỗng canh có lỗ) cho ráo.
- Chia bánh phở vào từng bát. Xếp thịt gà lên trên, rắc hành mùi lá chanh rồi chan nước dùng đang sôi.
Theo Thanhnien
Điểm danh những món ngon 'làm từ sợi' của ẩm thực Việt
Ngoài cơm ra thì những món ăn được làm từ sợi rất phổ biến không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Cùng điểm danh qua những món được làm từ sợi để có cái nhìn thú vị hơn nền ẩm thực nước nhà.
Việt Nam không chỉ có những kỳ quan thiên nhiên kỳ vỹ, hoành tráng mà nền ẩm thực cũng rất phong phú đa dạng. Ngoài cơm ra thì những món ăn được làm từ sợi rất phổ biến không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.
Phở - Món quà sáng phổ biến trong bữa sáng người Hà Nội
Phở là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Phở có mặt ở khắp mọi nơi, từ những nhà hàng sang trọng hay những quán vỉa hè. Nhưng cho dù ở đâu đi chăng nữa thì phở có một phong vị riêng mà không lẫn vào đâu được.
Phở là món ăn phổ biến của người Hà Nội. Ảnh: Pinterest
Một bát phở ngon đúng điệu thì phải có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: nguyên liệu tươi ngon và hoa tay khéo léo của người nấu. Một bát phở chuẩn phải có bánh phở, nước dùng, thịt (gà, bò...) và các loại rau thơm cùng gia vị ăn kèm (hành, mùi, dấm, chanh, tỏi, ớt, hạt tiêu...).
Một buổi sáng đầu đông ngồi xuýt xoa bên bát phở nghi ngút khói thật ấm lòng. Ảnh: Japo
Bánh phở được làm từ bột gạo, xay nhuyễn rồi tráng mỏng như bánh cuốn và cắt thành sợi nhỏ. Linh hồn của một bát phở ngon là nước dùng. Tùy mỗi loại phở là nước dùng được ninh từ những loại xương khác nhau và thời gian ninh khác nhau. Nhưng để một bát phở ngon đúng điệu thì cần phải có những nguyên liệu tươi ngon, thời gian nấu đúng chuẩn, cách nêm nếm hợp lý.
Các loại phở ngoài gà và bò tái còn có thêm sốt vang, phở gầu, phở nạm gầu và biến tấu của món phở nước là phở xào, phở trộn, phở chiên phồng, phở chiên trứng, phở chua...
Bún - món ăn dễ chế biến và "dễ ăn"
Bún là món ăn phổ biến chỉ sau phở trong ẩm thực Việt. Bún có nhiều biến tấu khác nhau, nhưng tất cả đều có một công thức chung cho một bát phở nước là sợi bún, nước dùng, thịt/tôm/cá/cua... các loại rau và gia vị ăn kèm.
Bún ốc là một đặc trưng cho ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Savouryday
Bánh phở thường có dạng dẹt và mỏng thì bún lại có sợi hình tròn, màu trắng đục dẻo và dai hơn phở. Cũng giống với phở, linh hồn của món bún nước chính là nước dùng. Tùy vào mỗi loại bún mà công thức nước dùng cũng khác nhau.
Linh hồn của món bún ngan ngon đúng điệu là nước dùng ngọt thanh, thơm lừng. Ảnh: foody
Các loại bún thường gặp như bún chan (bún nước), bún trộn, bún chấm, bún xào... Mỗi vùng miền lại có những món bún đặc trưng. Miền Bắc có bún thang, bún đậu mắm tôm ăn kèm chả cốm, bún chả nướng, bún ốc, bún cá rô đồng... còn miền Trung có bún bò giò heo của Huế, bún sứa Nha Trang, bún mắm nêm Đà Nẵng, miền Nam lại có bún nước lèo của Sóc Trăng, bún mắm, bún cá Châu Đốc...
Bún chả là một đặc sản không nên bỏ lỡ khi đến Hà Nội. Ảnh: danang.vn
Miến - món dành cho người muốn giảm cân
Miến có hình dáng giống với bún nhưng nguyên liệu để làm nên miến là từ củ của cây dong riềng, đậu xanh và bột sắn. Do vậy sợi miến thường dẻo, dai và trong. Miến sau khi chế biến được phơi khô và đóng thành từng bó hoặc túi.
Miến là món ăn được dành cho người giảm cân bởi thành phần các loại nguyên liệu làm ra miến chứa rất ít tinh bột nhưng lại giàu năng lượng, giúp cho người có mỡ thừa không cần hấp thụ lượng lớn tinh bột mà vẫn đủ năng lượng để hoạt động, do thế những người giảm cân thường rất hay ăn miến.
Miến lươn - món ngon giàu dinh dưỡng. Ảnh: Savouryday
Có rất nhiều loại miến như miến lươn, miến ngan, miến gà, miến lòng mề, miến trộn, miến xào... Miến không chỉ xuất hiện trong bữa sáng của người Việt mà còn ở các quán hàng ăn từ sang trọng cho đến bình dân.
Nếu như quá quen thuộc với món miến nước nhàm chán, bạn có thể đổi sang thử miến trộn. Miến trộn là khúc biến tấu của miến nước. Giống với bún trộn hoặc phở trộn, một bát miến trộn cũng gồm các thành phần như sợi miến được chần qua nước sôi sau đó trộn với thịt bò chần hoặc cá chiên giòn, thêm đậu phụ rán, lạc rang, rưới thêm tí sa tế cay thơm nồng và một chút rau chần sau đó trộn chung với nhau. Rau chần thường là rau muống, rau cần hoặc có thể là rau cải.
Mỳ - một món ăn không thể thiếu trong ẩm thực người Việt
Mỳ là món ăn vô cùng phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Việt Nam tiêu thụ mỳ đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Mỳ là một món ăn lót dạ, thường được dùng vào bữa sáng hoặc bữa xế, hoặc ăn lót lòng cho ấm bụng trước khi ngủ đối với những ai trót bỏ qua bữa tối.
Mỳ gà. Ảnh: Phuonganhuni
Các món ăn từ mì gồm có mỳ tôm, mỳ bò, mỳ gà, mì sườn ngũ quả, mỳ vằn thắn... nhưng không thể không nhắc đến Mỳ Quảng - một món ăn làm nên thương hiệu cho Quảng Nam. Khác với các món mì khác khi ăn thì chan nước ngập mì, mì Quảng lại được ăn khô hơn, chan nước sền sệt chỉ đủ để thấm ướt mỗi sợi mì thôi. Mì Quảng là món ăn nổi tiếng của người dân xứ Quảng, mì thường được ăn kèm với tôm nõn, thịt nạc, trứng, hành khô phi thơm hoặc có thể biến tấu ăn cùng với sủi cảo...
Mỳ Quảng. Ảnh: Savouryday
Bánh đa - món ăn lạ miệng giàu dinh dưỡng
Bánh đa cũng giống với phở nhưng sợi của bánh đa to hơn và dai hơn, sợi bánh đa chính là sợi phở thái to bản và phơi khô. Các món ăn từ bánh đa của ẩm thực Việt thường có bánh đa nước và bánh đa trộn.
Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: Haiphong.gov.vn
Nhắc đến bánh đa mà không nhắc món bánh đa cua của Hải Phòng là một thiếu sót lớn, một món ăn làm nên thương hiệu cho Hải Phòng. Một bát bánh đa cua ngon, thường mang những màu sắc rất hấp dẫn của gạch cua đồng, màu nâu của bánh đa, màu xanh thẫm của chả lá lốt, xanh tươi của hành lá hòa quyện với sắc đỏ của ớt và vàng rộm của hành phi.
Bát bánh đa cua nóng hổi dai dai với vị ngọt của nước dùng cua và xương, vị dai của chả cá, thơm lừng của chả lá lốt sẽ hấp dẫn các thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hủ tiếu - món ăn làm nên thương hiệu cho người Sài Thành
Nếu như ở miền Bắc phở là món ăn thường xuyên được xuất hiện trên bàn ăn của người Hà Nội thì hủ tiếu là món ăn không thể thay thế cho bữa sáng hoặc bữa xế của người Sài Thành.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng sự giao thoa văn hóa qua hàng nghìn năm và sự biến tấu ẩm thực đã hình thành nên một món hủ tiếu đậm đà phong vị Nam Bộ mà mỗi lúc đi xa, món ăn này khiến người ta lưu luyến mãi không thôi.
Một bát hủ tiếu thường gồm bánh hủ tiếu, nước dùng, giá đỗ, hẹ, thịt, bò viên, tương ớt... Có nhiều loại hủ tiếu như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu gõ, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Trung Hoa, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Sa Đéc.
Hủ tiếu gõ là một nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ, dùng để chỉ một loại hủ tiếu bình dân của người bán hủ tiếu dạo. Hủ tiếu không được bán cố định ở một địa điểm và được người bán vận chuyển trên xe đạp hoặc xe máy như những gánh hàng rong vậy. Người bán sẽ dùng một dụng cụ để gõ và phát ra tiếng đặc trưng, dễ nhận biết nên món ăn này được gọi với tên là hủ tiếu gõ.
Hủ tiếu Nam Vang - nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Sài Thành. Ảnh: Mediacdn
Ẩm thực góp phần làm nên sự đa dạng của văn hóa vùng miền. Nếu có điều kiện bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngao du khắp mọi miền đất nước để thưởng thức những món ngon được làm từ sợi để có những trải nghiệm thú vị cho bản thân.
Theo Thể Thao Việt Nam
Phở chua món ẩm thực độc đáo vùng cao Không biết chính xác món phở chua xuất xứ từ đâu và của dân tộc nào, thế nhưng, với hầu hết các tộc người vùng cao: Mông, Dao, Tày, Nùng hay cả những dân tộc quen sống tít trên đỉnh núi cao như: Thu Lao, Hà Nhì... thì phở chua là món ăn dân dã, không thể thiếu. Mỗi phiên chợ, các bà,...