Bí quyết nào giúp con trở nên vượt trội?
Không ít cha mẹ lo lắng vì trẻ tiếp thu chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên thay vì cảm thấy xấu hổ, thất vọng, quát mắng trẻ, điều mà cha mẹ cần làm đó là kiên nhẫn, lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.
Ảnh minh họa/INT.
Mỗi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu
Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của cha mẹ và các nhà làm giáo dục là tìm hiểu xem một đứa trẻ tiếp thu chậm hơn những đứa trẻ khác là vì khả năng chúng không thể theo kịp hay là vì bản thân chúng không hề hào hứng với việc học.
Chia sẻ về điều này, ThS Hà Thị Minh Chính, giảng viên Tâm lí giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho biết: Không phải đứa trẻ nào khi đến tuổi đi học cũng có thể bắt nhịp với việc truyền thụ tri thức của thầy cô, cũng như ý thức được vai trò, nhiệm vụ của việc học tập.
Có những trẻ tiếp thu rất chậm, có những trẻ tiếp thu rất nhanh. Cũng không phải mọi đứa trẻ cùng giỏi ở một lĩnh vực. Có trẻ mạnh về môn Tiếng Việt, trong khi các trẻ khác lại giỏi môn Toán với các con số, có trẻ lại được đánh giá có khả năng đặc biệt ở các bộ môn năng khiếu như nhạc, họa và các môn vận động.
Tuy nhiên, với những trẻ bị đánh giá là tiếp thu kiến thức chậm hơn so với bạn cùng tuổi thường có các biểu hiện về cảm xúc tiêu cực như “e ngại”.
Ở lớp, trẻ không tập trung nghe giảng, hay mất trật tự trong giờ học, không hào hứng chia sẻ việc học tập với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Ở nhà, cha mẹ yêu cầu làm bài, học bài thì trẻ ngồi vò đầu, bức tóc hàng giờ, loay hoay đủ kiểu nhưng vẫn không làm xong bài tập về nhà, hoặc trẻ sẽ viện lý do như “Thầy cô không giao bài về nhà” hay “Em để quên vở bài tập ở nhà”… để ứng phó thoái thác việc học.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Vân Anh, có con học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Việt Hưng (Hà Nội) cho biết: “Cứ mỗi khi đến giờ làm bài tập là con thỏa thuận với mẹ con chỉ làm 2 bài tập toán thôi, hoặc con chỉ viết bài chính tả thôi. Đi học về là con kêu mệt, con nói con làm hết bài tập ở lớp rồi. Nếu bảo con đi vào học bài thì con đi lại loanh quanh hết uống nước lại tìm sách; con không tập trung vào việc học”.
Không lấy đứa trẻ này làm thước đo cho những đứa trẻ khác
Nhiều cha mẹ thấy con học kém khi không đạt điểm số cao thường so sánh con mình với con người khác. Và những đứa trẻ này thường bị gắn mắc là tiếp thu chậm.
TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, tuyệt đối không có người kém cỏi, chẳng qua họ chưa bộc lộ hết khả năng riêng và chưa phát triển đúng hướng mà thôi.
Tạo hứng thú học tập là đòn bẩy để con trẻ tiến bộ. Ảnh: Hữu Cường
Đánh giá trẻ là việc vô cùng khó khăn. Nếu chúng ta áp đặt những kiến thức của mình lên trẻ và đánh giá thì từ đó sai số sẽ rất lớn.
Sai lầm sẽ càng lớn nếu như lấy đứa trẻ này làm thước đo cho những đứa trẻ khác, hoặc lấy một tiêu chuẩn chung chung cho mọi đứa trẻ.
Cha mẹ hãy chấm dứt ngay việc so sánh con mình với con hàng xóm. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng lấy bất kể ai để áp đặt cho con mình. Điều đó không những ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn làm cho con bị áp lực, thấy bất mãn và khó chịu.
Việc so sánh với trẻ khác khiến cho trẻ thiếu tự tin, luôn muốn thu mình lại. Thực tế đã chứng minh việc đánh giá đó nhiều khi không chính xác và lý do áp đặt. Đôi khi, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Giúp trẻ có hứng thú học tập
Không phải đứa trẻ nào rồi cũng trở thành bác sĩ, nhà khoa học nguyên tử hay một giảng viên đại học. Và thực tế không phải cứ làm những công việc địa vị cao thì sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Theo ThS Hà Thị Minh Chính, mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục không chỉ truyền thụ tri thức mà quan trọng hơn là thắp lên ngọn lửa khát khao học tập và ý thức tự rèn luyện bản thân.
Để giúp trẻ có hứng thú học tập, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ là phải cùng phối hợp với nhà trường giúp đỡ con học tập ở nhà, có như vậy mới nắm bắt được tình hình học tập của con cũng như chương trình học tập ở trường để kịp thời động viên, hỗ trợ con trong học tập. Từ đó phối hợp cùng với GV tìm ra cách thức, các biện pháp hỗ trợ trẻ và như vậy trẻ sẽ không sợ học. Trẻ sẽ coi việc học là nhiệm vụ mà trẻ tự nguyện tham gia.
Vì vậy, thay vì lo lắng buồn phiền, quát mắng trẻ thì thầy cô và cha mẹ hãy lắng nghe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, giúp trẻ phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Với những đứa trẻ này, nếu thiếu sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình, trẻ sẽ mất hứng thú và động cơ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút, tâm lý ngại học và xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực như nói dối cha mẹ, thầy cô, trốn học.
“Cha mẹ thay vì cảm thấy xấu hổ, thất vọng khi con có kết quả học tập chưa tốt. Điều cần làm đó là kiên nhân, ân cần chỉ dạy để giúp trẻ từ từ tiếp thu kiến thức, phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh thực sự của mình”, ThS. Hà Thị Minh Chính chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Thủ khoa là món quà dành tặng mẹ
Thực hiện lời khuyên dạy của người mẹ đã mất cùng với niềm đam mê trở thành thầy giáo, Nguyễn Quang Duy (sinh năm 1998) đã nỗ lực hoàn thành tín chỉ trong 3 năm học và trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội năm 2019.
Thủ khoa Nguyễn Quang Duy.
Gặp chúng tôi trong Lễ tuyên dương 86 thủ khoa xuất sắc các trường ĐH, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2019 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới đây, Nguyễn Quang Duy không giấu được sự xúc động. "Em hãnh diện vì đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra và có mặt trong Lễ tuyên dương. Trong giây phút này, người mà em nghĩ tới nhiều nhất là mẹ. Nếu có một điều ước, em ước có mẹ ở bên cạnh chứng kiến giây phút con trai đứng trên sân khấu nhận Bằng khen"- Duy nói và rơm rớm nước mắt.
6 năm trước, mẹ của Duy đã vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn, sau đó, cậu dường như suy sụp. Không thể đắm chìm trong nỗi buồn, chịu thất bại trong cuộc sống, Duy đã quyết tâm vực dậy. Những tháng ngày tiếp theo, cậu luôn tự nhủ phải cố gắng học tập, thực hiện lời dặn của mẹ khi còn sống là phấn đấu trở thành người thầy giáo giỏi, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. "Mẹ là người có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời, là người khơi dậy niềm mơ ước làm thầy giáo, để em theo đuổi đến tận bây giờ" - Duy tâm sự.
Mơ ước trở thành hiện thực khi Nguyễn Quang Duy trúng tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học, ĐH Thủ đô Hà Nội với 36 điểm khối D (trong đó môn Văn, Toán nhân đôi). Lên ĐH, nhận ra cách học khác với phổ thông, bản thân phải tự học, tự nghiên cứu, Duy đã dành nhiều thời gian lên thư viện trường tìm các tài liệu liên quan đến môn học. Ngoài học ở trên lớp, sinh viên trường ĐH Thủ đô Hà Nội còn được nhà trường tổ chức các đợt đi thực tập sư phạm. Chàng thủ khoa cho biết, những lần đi thực tập là được tiếp xúc với các giáo viên giàu kinh nghiệm, học sinh với nhiều tính cách khác nhau. Từ đây, bản thân học hỏi được rất nhiều để áp dụng vào công tác dạy học khi ra trường.
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội luôn tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp sớm nếu hoàn thành các tín chỉ theo quy định. Nhận thức được điều này, Duy đã cố gắng hết mình để kết thúc chương trình học trong 3 năm và là thủ khoa đầu ra, kết nạp Đảng khi còn ngồi trên ghế giảng đường ĐH. Tự hào là thủ khoa đầu tiên của khóa sinh viên ĐH Thủ đô Hà Nội, Duy cảm thấy vinh dự nhưng trong suy nghĩ của cậu, đây chỉ mới là bước đệm khởi đầu, hành trình phía trước còn nhiều chông gai đòi hỏi bản thân phải cố gắng và "không ngủ quên trong chiến thắng".
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Nguyễn Quang Duy được nhận vào giảng dạy tại trường Tiểu học Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Duy dự định sẽ học nâng cao trình độ tiếng Anh, Tin học để trang bị cho bản thân kỹ năng cần thiết.
Theo kinhtedothi
Hà Nội học liên ngành phải là trụ cột của Đại học Thủ đô Hà Nội "Trường Đại học (ĐH) Thủ đô Hà Nội tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Nhà trường xây dựng chương trình giá trị sống của người Hà Nội, để sau này sinh viên ra trường có sự hiểu biết và phát huy" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh. Ngày 5/10, trường...