Bí quyết luyện tập cho người bị loãng xương
Ở người bị loãng xương, việc tập luyện cần chú trọng vào các bài tập ở tư thế đứng, thăng bằng, cải thiện tư thế và phòng ngừa ngã.
Những người không tích lũy đủ khối xương trong những năm quan trọng của thời kỳ thiếu niên có nguy cơ bị loãng xương về sau này. Những yếu tố khác khiến một số người dễ bị loãng xương gồm lối sống ít vận động, hút thuốc là, mất cân bằng nội tiết và thiếu can xi trong chế độ ăn.
Loãng xương được chẩn đoán bằng test đo mật độ chất khoáng trong xương, một dạng chụp X quang đặc biệt. Các triệu chứng của loãng xương gồm giảm chiều cao, lưng còng và dễ gãy xương, nhất là ở khớp háng, xương sống và xương dài ở các chi.
Việc tập luyện đóng vai trò then chốt để kiến tạo và duy trì khối xương trong những năm tuổi trẻ. Nhưng nó cũng giúp ích cho những người đã bị loãng xương. Ở những người này, tập luyện cần chú trọng vào các bài tập ở tư thế mang trọng lượng cơ thể, thăng bằng, cải thiện dáng đi và phòng ngừa ngã.
Bài tập mang trọng lượng cơ thể nghĩa là có bàn chân và cẳng chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong khi tập. Một vài ví dụ cho loại bài tập này là khiêu vũ và leo cầu thang.
Tuy nhiên, cần tránh những kiểu luyện tập tác động mạnh, như chạy, đi bộ nhanh và nhảy, có thể khiến xương sống phải chịu thêm áp lực dẫn đến gãy xương.
Thay vào đó, hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng ở tư thế đứng như khiêu vũ và aerobics. Các bài tập đối kháng, trong đó người tập chống lại trọng lượng của một vật thể khác, cũng giúp ích vì nó tăng cường cơ bắp và bồi đắp khối xương.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các bài tập đối kháng, sử dụng tạ rời hoặc tạ máy, làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Lưu ý là cần tránh tập đối kháng trên cùng một nhóm cơ trong hai ngày liền để cơ có thời gian hồi phục.
Nếu bạn đã bị loãng xương, cần tránh những bài tập có động tác mạnh, vặn người quá mức hoặc phải cúi người xuống nhiều lần. Những động tác này có thể khiến bạn có nguy cơ gãy xương. Những động tác này gồm đứng lên ngồi xuống nhiều lần, chạm tay vào ngón chân và chèo thuyền máy.
Nếu bạn đã bị loãng xương, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc huấn luyện viên có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân loãng xương về chương trình tập cụ thể và an toàn.
Dưới đây là một số bài tập đối kháng và mang trọng lượng cơ thể phù hợp với người bị loãng xương. Tất cả các bài tập nên được thực hiện 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, nhưng bạn có thể ngừng nếu thấy mệt, đau hoặc khó chịu trong khi tập.
Video đang HOT
Gấp cơ nhị đầu
1.Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Nâng tạ bằng cách gấp 2 khuỷu tay và đưa tạ về phía vai.
4. Luôn giữ thẳng vai khi nâng tạ.
5. Hạ thấp cẳng tay về vị trí ban đầu và lặp lại bài tập này 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
Ngừng tập nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu ở cánh tay hoặc vùng vai gáy.
Ngồi xổm chân vuông góc với đùi
1. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai và hai tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
2. Giữ lưng thẳng, từ từ hạ thấp đùi giống như bạn sắp ngồi xuống ghế. Cảm giác căng cơ vùng mông.
3. Để không bị đau khớp gối, cần giữ để đầu gối không vượt quá ngón chân và thẳng hàng với ngón chân giữa. Bạn có thể giữ tư thế này trong vài giây.
4. Làm lại 3 lượt, mỗi lượt 10 phút. Ngừng tập nếu thấy đau ở cẳng chân.
Bước cầu thang
1. Đứng trên mặt phẳng, bước một chân lên bậc cầu thang hoặc một bục cố định. Vị trí đầu gối của chân bước lên phải thẳng hàng với vai và ngón chân giữa.
2. Cúi ra trước và đẩy người lên bằng các cơ ở vùng mông và các cơ khoeo của chân bước trước.
3. Hạ người xuống và làm lại động tác này cho đến khi bạn thấy mệt.
4. Làm 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, sau đó đổi chân kia và làm 3 lượt nữa. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở đầu gối.
Ép vai bằng tạ
1. Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Đưa tạ lên quá đầu, sau đó hạ tạ xuống tư thế ban đầu và làm lại 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
4. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở vùng vai hoặc gáy.
Theo Alobacsi
Bệnh loãng xương đe dọa nam giới
Nam giới thường có mật độ xương cao hơn nữ giới và tỷ lệ mất xương thấp hơn nữ giới; tuy nhiên hậu quả gãy xương do loãng xương ở nam giới lại nghiêm trọng hơn ở nữ giới.
Nghiêm trọng hơn cả phụ nữ
Theo PGS TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, Việt Nam hiện có khoảng 2,8 triệu người bị loãng xương (nữ chiếm 76%), làm khoảng 170.000 bị gãy xương do loãng xương. Con số này sẽ tăng lên khoảng 170 - 180% vào năm 2030. Chỉ tính riêng chi phí nằm viện điều trị các biến chứng, loãng xương trở thành một trong những bệnh mạn tính tiêu tốn nhiều tiền nhất.
Tuy nhiên, vì xưa nay, người ta cứ nghĩ loãng xương là bệnh của phụ nữ, còn nam giới thì không nên nam giới thường chủ quan nên đã không quan tâm đến những cách phòng ngừa, việc phát hiện bệnh và cả các biện pháp điều trị cho bản thân mình nên nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Từ tuổi 65, nam cũng bị mất xương nhanh như nữ; khoảng 75 tuổi, 1/3 nam giới bị loãng xương và có tỷ lệ ngang với nữ giới.
BS Lê Anh Thư cho biết, loãng xương ở nam giới gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở nữ giới. Khoảng 30% đàn ông chết trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương ở vùng hông do loãng xương; trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm khoảng 12%.
Theo thống kê, tất cả các trương hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện. Người bệnh cứ tưởng bị đau lưng thông thường khi có tuổi, nhất là nam giới vì nghĩ mình không bị loãng xương nên không chú ý. Chính điều này cũng khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13 - 50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong 1 năm đầu và khoảng 25% phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.
Bệnh loãng xương: Một tên ăn cắp thầm lặng
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi có tuổi các tế bào xương bị lão hóa, các hormone sinh dục giảm thấp, việc hấp thụ canxi và vitamin D (2 nguyên liệu chính để xây dựng xương) bị sút giảm dẫn đến bệnh loãng xương. Do đó tình trạng loãng xương càng nặng nề nếu ở tuổi trưởng thành khối lượng xương không đạt đỉnh, tức sẽ không có lượng xương dự trữ để dùng khi có tuổi. Chính điều này khiến những nam giới gầy gò hoặc nhỏ bé có nguy cơ bị loãng xương cao hơn những nam giới bình thường.
Những nam giới uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Do rượu làm giảm tiến trình tạo xương và hấp thụ caxi của cơ thể. Những nam giới hút thuốc lá nhiều cũng dễ bị loãng xương, nguy cơ gãy xương cột sống và cổ xương đùi tăng 32 - 40% so với các nam giới không dùng thuốc lá.
TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, cho biết kể cả nam hay nữ, bệnh loãng xương thường diễn tiến rất thầm lặng. Vì vậy người ta hay ví bệnh loãng xương như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần canxi trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường cũng là lúc đã có biến chứng và có thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.
Phòng ngừa bệnh loãng xương
Theo TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, thay đổi lối sống là cách tốt nhất để phòng và điều trị loãng xương ở nam giới.
Các biện pháp bao gồm: tăng cường vận động, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế bia rượu, hạn chế thuốc lá, tránh té ngã và phải điều chỉnh các bệnh lý mắc phải.
Khi có các biểu hiện: đau mỏi mơ hồ cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ, đau khi ngồi lâu, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, giảm chiều cao,...thì phải nghĩ ngay đến việc điều trị loãng xương. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày; trên 65 tuổi, cần ít nhất 1.500mg mỗi ngày.
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D; việc vận động giúp tạo dự trữ canxi rất tốt. Các nam giới mỗi tuần nên tập tạ ít nhất 3 lần. Ngoài ra, các môn chạy, đi bộ, khiêu vũ , chơi quần vợt đều tốt cho việc tạo caxi dự trữ.
Theo VNE
Loãng xương do thuốc, vì sao? Loãng xương là một trong những tác dụng phụ của một số thuốc khi dùng để chữa bệnh với diễn biến âm thầm khó phát hiện. Bởi vậy, cả thầy thuốc và bệnh nhân cần biết về tác dụng không mong muốn này, dùng thuốc thận trọng để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất... Thuốc gây loãng xương như thế nào?...