Bí quyết làm việc online mùa dịch “không quạo”: Tôi đã làm việc tại nhà suốt 10 năm và đây là những điều giúp tôi thành công trong công việc
“Khi bạn làm việc tại nhà, khoảng thời gian bạn ngồi trước bàn làm việc chưa chắc đã quyết định hiệu quả công việc!” Đó là phương châm làm việc mà Natalie Zfat đã rút ra sau gần 10 năm làm việc tại nhà với tư cách một chuyên gia tư vấn truyền thông.
Diễn biến dịch bệnh phức tạp đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy toàn bộ xã hội nhanh chóng tiếp nhận một xu hướng mới: làm việc tại nhà. Các công ty buộc phải nhanh chóng chuyển đổi hình thức làm việc, các nhân viên phải nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Không ít người cảm thấy khó khăn khi chuyển đổi từ môi trường công sở quen thuộc sang môi trường làm việc biệt lập tại gia, khó thích nghi với việc dễ mất tập trung cũng như lúng túng khi thiếu đi sự tương tác với đồng nghiệp trong công việc nhóm. Natalie Zfat, một freelancer với hơn 10 năm kinh nghiệm, chia sẻ một vài điều cô rút ra được để làm việc hiệu quả tại nhà.
Làm việc tại nhà giúp bạn có thêm 3 ngày mỗi tháng – hãy tận dụng khoảng thời gian này một cách thông minh
Trung bình thời gian di chuyển đến chỗ làm của mỗi người là khoảng 1 tiếng mỗi ngày, hay 5 tiếng mỗi tuần. Khi bạn làm việc tại nhà, bạn tiết kiệm được gần 3 ngày làm việc mỗi tháng cũng như giảm chi phí xăng xe và không còn chịu sự mệt mỏi khi di chuyển trong giờ cao điểm. Nhưng làm thế nào để tận dụng khoảng thời gian này để tăng hiệu quả làm việc hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp lịch trình của mình.
Khi bạn làm việc nhà, bạn có thể bắt đầu công việc ngay khi bạn thức dậy, nhưng bạn cũng có thể trì hoãn đến khi nào bạn muốn. Hãy nghiêm khắc hơn với bản thân bằng cách đặt ra lịch trình với mốc thời gian cụ thể. Bạn có thể đặt nhắc nhở trên điện thoại hoặc máy tính để nhắc bản thân các nhiệm vụ cần làm, thời gian cần hoàn thành và khi nào cần chuyển sang công việc tiếp theo. Bằng cách này, bạn có thể tự xây dựng không khí chuyên nghiệp khi làm việc tại môi trường công sở.
Sử dụng những khoảng nghỉ giữa giờ để tăng hiệu suất làm việc
Nếu bạn muốn làm việc hiệu quả hơn, hãy cho bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn. Làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi và gia tăng stress. Do đó, hãy xen kẽ những khoảng nghỉ giữa giờ từ 10-15 phút. Trong khoảng thời gian đó, hãy đứng dậy và rời xa bàn làm việc để tâm trí được thả lỏng.
Video đang HOT
Khi bạn làm việc ở nhà, bạn có nhiều lựa chọn để thư giãn hơn, ví dụ như ra ban công hít thở, gọi điện hỏi thăm bạn bè người thân, làm một ít đồ ăn vặt hay dọn dẹp nhà cửa. Khi đến giờ ăn, hãy ra bàn ăn và ngồi thưởng thức bữa ăn một cách tử tế, tránh ăn uống ngay tại bàn làm việc hoặc vừa ăn vừa tranh thủ làm. Một vài phút tranh thủ không tiết kiệm được cho bạn bao nhiêu thời gian, trái lại chỉ làm gia tăng mệt mỏi và khiến bạn làm việc chậm chạp đi.
Hãy nhớ đóng cửa “văn phòng” của bạn vào cuối ngày
Làm việc tại nhà có nghĩa là ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng của bạn trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết. Nếu bạn không kiểm soát ranh giới này một cách cẩn thận, bạn có thể sẽ bị cuốn vào guồng quay của công việc và đánh mất cuộc sống riêng của mình. Đặc biệt khi bạn không thể ra ngoài gặp gỡ bạn bè hay tham gia các hoạt động giải trí, cuộc sống của bạn sẽ bị bao bọc trong công việc mọi lúc mọi nơi.
Để tránh áp lực làm việc gia tăng trong chính ngôi nhà của mình, Natalie gợi ý bạn hãy tự tạo ra một không gian làm việc riêng biệt trong nhà – một “văn phòng” của riêng bạn. Lý tưởng nhất là bạn có một phòng làm việc riêng, tách biệt với không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể sắp xếp một khu vực chỉ dành để làm việc. Đừng đem giấy tờ công việc theo bạn đến bàn ăn hay giường ngủ – nơi bạn đáng lẽ cần nghỉ ngơi, cũng đừng ngồi làm việc tại phòng khách hay khu vực giải trí – nơi bạn rất dễ bị phân tâm.
Vì không gian làm việc và không gian sống bị gộp chung, hãy đặt ra giới hạn thời gian cho mình để tách bạch giữa cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân. Khi bạn lên lịch trình, hãy thêm vào đó khoảng thời gian dành cho công việc chăm sóc nhà cửa, giải trí, thư giãn.
Làm việc tại nhà không phải lúc nào cũng dễ chịu hơn làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách, bạn sẽ luôn dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh để duy trì hiệu suất làm việc.
Minh Hiền
Cách các nhà hàng "sống sót" nhờ công nghệ trong mùa dịch COVID-19
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã khiến các dịch vụ nhà hàng, ăn uống phải đóng cửa. Nhiều chủ nhà hàng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ để "sống sót" qua mùa dịch.
Các dịch vụ được coi là "không thiết yếu" như nhà hàng, quán cafe, quán bar... đã phải đóng cửa trên khắp thế giới sau khi dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng. Các nhà hàng, quán cafe... tại một số nước như Mỹ, Anh hay Úc đã phải đóng cửa từ giữa tháng 3, chỉ cho phép bán hàng mang đi hoặc giao hàng tận nơi.
Không giống các công việc văn phòng có thể làm việc trực tuyến tại nhà, các dịch vụ nhà hàng, quán cafe không thể áp dụng hình thức làm việc tại nhà. Một số nhà hàng, quán cafe... tiếp tục hình thức bán hàng mang đi hoặc giao hàng tận nhà để "cầm cự", còn một số chủ nhà hàng chấp nhận đóng cửa kinh doanh để chờ cho dịch trôi qua.
Trong khi đó, một số nhà hàng, quán bar đã nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ để kiếm được doanh thu và "sống sót" qua mùa dịch.
Nhiều nhà hàng đã mở các lớp dạy nấu ăn trực tuyến để kiếm thêm doanh thu trong mùa dịch
Bread Ahead, một tiệm bánh ở thủ đô London (Anh) đã bắt đầu livestream để dạy làm bánh trực tuyến trên Instagram, đồng thời bán những phiếu quà tặng để mua bánh mì hoặc bán các khóa học làm bánh trong tương lai thông qua các buổi livestream. Apres, một nhà hàng cũng ở London đã sử dụng trang Instagram của mình trở thành một "siêu thị" để quảng cáo các món ăn của mình, cho phép người dùng có thể đặt hàng và sẽ được giao hàng tận nơi. Quán cafe Jack's Wife Freda tại thành phố New York đã sử dụng trang web gây quỹ cộng đồng GoFundMe để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng mạng quyên góp tiền để có kinh phí hoạt động và trả lương cho nhân viên của mình.
"Phần lớn chúng tôi đều sống nhờ lương theo giờ và khi nhà hàng bị chính phủ yêu cầu đóng cửa, tất cả chúng tôi đều trở thành thất nghiệp sau một đêm", Kate Waldron, người thành lập trang gây quỹ cộng đồng cho quán cafe Jack's Wife Freda chia sẻ trên trang web GoFundMe. Hiện trang kêu gọi này đã được ủng hộ số tiền hơn 7.000USD.
"Hoặc là phải chấp nhận hoặc phải làm điều gì đó", Daniel McBride, nhà đồng sáng lập của chuỗi nhà hàng Golden Gully tại Úc cho biết. Để "sống sót" của dịch bệnh, Golden Gully đã xây dựng phiên bản trực tuyến của nhà hàng mình, với tên gọi Virtual Gully. Tặng phiếu giảm giá đồ uống, giao đồ uống tại nhà, dạy nấu ăn trực tuyến với đầu bếp chuyên nghiệp hoặc phát trực tiếp những buổi thử đồ uống... trên các nền tảng mạng xã hội đã giúp Golden Gully kiếm được số tiền không hề ít trong mùa dịch, dù không cần phải mở cửa hàng.
McBride cho biết Virtual Gully đã giúp mang lại tiền cho nhà hàng nhiều hơn những gì ông dự kiến, tuy nhiên McBride vẫn chưa thể lạc quan về mô hình kinh doanh trực tuyến này.
"Hình thức này đã giúp mang lại tiền nhiều hơn những gì chúng tôi ước tính, nhưng sẽ không kéo dài, đó không phải là một mô hình kinh doanh bền vững", McBride chia sẻ. Dù vậy, McBride cho biết mô hình kinh doanh trực tuyến Virtual Gully vẫn sẽ được giữ lại sau khi dịch bệnh trôi qua và nhà hàng mở cửa lại bình thường.
Nhiều nhà hàng đã kết hợp với các dịch vụ giao hàng công nghệ như Uber Eats, DoorDash hay Grubhub để giao các đơn hàng đến tận nhà cho khách của mình. Số lượng các đơn hàng thông qua các dịch vụ này đã tăng lên đột biến kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, phí dịch vụ của các công ty này đòi rất cao, có thể lên đến 30% đối với dịch vụ Uber Eats và điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các nhà hàng.
Các dịch vụ giao thức ăn cũng đã có những hình thức để hỗ trợ các nhà hàng, quán ăn như miễn số một số lượng đơn hàng, giảm phí dịch vụ hoặc cho phép nợ phí dịch vụ... dù vậy, với những nhà hàng có quy mô nhỏ, chừng đó là chưa đủ để giúp họ có được lợi nhuận nhưng theo nhiều chủ nhà hàng, họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Trọn bộ công cụ làm việc online cho doanh nghiệp mùa dịch covid-19 Dịch viêm phổi cấp Covid-19 có thể xem như phép thử tính linh động và ứng phó kịp thời của các doanh nghiệp. Ngay thời điểm này, bài toán đặt ra là nếu như doanh nghiệp chuyển sang làm việc online, làm sao có thể đảm bảo tính liên tục cho hoạt động của công ty? Tại thời điểm này, yêu cầu cơ...