Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
Giáo viên Trường THPT Trương Định (Hà Nội), chia sẻ bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử – Kỳ thi THPT quốc gia để “rinh” điểm cao
Ảnh minh họa/internet
Thứ nhất, nắm vững những kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và lớp12 hiện hành của Bộ GD&ĐT theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ. Ví dụ: Đối với môn Lịch sử, là trình tự thời gian của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1958 đến năm 2000.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, học sinh hãy học các bài tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều có trong các bài tổng kết
Thứ hai, học theo sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, sơ đồ tư duy, từ chìa khóa. Cụ thể Trong quá trình học, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng, sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn; học sinh làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”; từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn dịch” : Luận điểm, luận cứ, luận chứng theo định hướng của giáo viên.
Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, các em sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuổi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. Từ đó các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Thứ ba, các em phải tự mình làm các câu hỏi là một cách ôn kiến thức và luyện kỹ năng nhuần nhuyễn, tập làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp các em chuẩn bị tâm lý, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm bài thi.
Video đang HOT
Thứ tư, phải biết phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. 50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên giành quá nhiều thời gian cho nhưng câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Thứ năm, đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lưạ chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.
Thứ sáu, thời gian làm bài thi trắc nghiệm ngắn nên cần tính toán khả năng từ “chậm và chắc” sang “chậm” thành “nhanh”. Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự
Thứ bảy, nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi, mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ.
Một khi các em không có cho mình một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng.
Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
Minh Phong (ghi)
Theo GDTĐ
Học sinh Hà Nội lần đầu tiên thi thêm 2 môn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10
Hôm nay (3/6), thí sinh Hà Nội bước vào ngày thi cuối của kỳ tuyển sinh vào lớp 10 với 2 môn ngoại ngữ và lịch sử.
Học sinh Hà Nội bước vào cuộc đua căng thẳng vào lớp 10 - Ảnh: Thanh niên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra trong 2 ngày 2 - 3/6 với 4 môn thi bắt buộc.
Sáng ngày 2/6, các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán, hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
Hôm nay (3/6), thí sinh tiếp tục hoàn thành bài thi môn Lịch sử, Ngoại ngữ và các môn chuyên với thí sinh đăng ký thi tuyển vào các trường THPT chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Năm nay là năm đầu tiên Hà Nội áp dụng phương thức thi 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020.
Do số lượng thí sinh dự thi giảm khoảng 9.000 so với năm ngoái, tỷ lệ chọi các trường cũng giảm. Trong đó, trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ chọi cao nhất. Chỉ tuyển 225 học sinh nhưng có đến hơn 530 em đăng ký nguyện vọng 1 vào trường (1/2,4). Các trường theo sát về tỷ lệ chọi gồm THPT Sơn Tây (1/2,3), THPT Trung Văn (1/2,2), THPT Yên Hòa (1/2,2), THPT Nhân Chính (1/2,1).
Theo quy định, hai môn ngữ văn và toán giữ nguyên hình thức thi như những năm trước, là thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút (điểm thi tính hệ số 2); môn ngoại ngữ kết hợp tự luận và trắc nghiệm; môn lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm. Cả hai môn này đều có thời gian làm bài là 60 phút.
Như vậy, ngoài môn thi mới thì hình thức thi trắc nghiệm cũng lần đầu tiên được áp dụng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội.
Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội chốt phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020, nhiều người lo ngại việc thi 4 môn sẽ tăng gánh nặng học tập lên học sinh.
Trước những băn khoăn này, trả lời VTV, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội) khẳng định phương án thi mới không quá tải.
Nội dung hoàn toàn theo chuẩn chương trình sách giáo khoa. Các em chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa có thể làm tốt bài.
Ông Toản cũng nhấn mạnh, với học sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ không phải thi môn lịch sử.
Theo quy định, học sinh chỉ đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT chuyên trực thuộc sở GD-ĐT sẽ phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên) là ngữ văn, toán, ngoại ngữ và môn chuyên. Trong đó, 3 môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên, riêng môn lịch sử không tính điểm. Vì vậy, việc thi môn lịch sử với đối tượng học sinh chỉ thi chuyên là không cần thiết.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Nhìn thấy gì từ điểm Lịch sử, tiếng Anh thi vào lớp 10 tại Hà Nội? Phổ điểm của hai môn Lịch sử, tiếng Anh thi vào lớp 10 tại Hà Nội phản ánh một thực tế đó là chất lượng đề thi chưa cao. Môn tiếng Anh từ lâu vốn được coi là môn học "mũi nhọn" của học sinh Hà Nội so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, nhìn vào phổ điểm môn tiếng Anh của...