Bí quyết khiến tỷ lệ người dùng dịch vụ công trực tuyến Bình Tân tăng vọt
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), quận Bình Tân, TP.HCM là một trong những quận, huyện có mô hình tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4 hiệu quả thời gian qua.
Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến tăng từ hơn 4% lên trên 55%
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến được nhận định là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.
Dịch vụ công trực tuyến phải được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính toàn diện.
Quận Bình Tân đã có nhiều giải pháp để vận động người dân dùng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4
Thông tin về mô hình tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiệu quả của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, TP.HCM, đại diện Phòng Thông tin và dịch vụ công trực tuyến của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, tại thời điểm cách đây 3 năm, số lượng hồ sơ người dân, doanh nghiệp tham gia nộp trực tuyến mức độ 3, 4 chỉ chiếm khoảng hơn 4% trong tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Đến năm ngoái, số lượng hồ sơ người dân, doanh nghiệp tham gia nộp trực tuyến mức 3 là 10.296/18.507 hồ sơ tiếp nhận giải quyết, đạt tỷ lệ 55,63%. Với các dịch vụ công trực tuyến mức 4, số lượng hồ sơ người dân, doanh nghiệp tham gia nộp trực tuyến là 4.034/6.891 hồ sơ tiếp nhận giải quyết, đạt 58,54%.
Theo chia sẻ của đại diện UBND quận Bình Tân, để đạt được kết quả này, cùng với việc huy động hệ thống chính trị tham gia công tác vận động, hỗ trợ người dân tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến, quận đã tổ chức lấy ý kiến góp ý, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công trực tuyến.
Cụ thể, UBND quận Bình Tân đã phối hợp với Ban Dân vận quận ủy tổ chức bộ phận hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 luân phiên trực Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận để hỗ trợ người dân khi có nhu cầu.
Mô hình tổ tư vấn trực tuyến đã được triển khai tại 10 phường và 130 khu phố trên địa bàn quận Bình Tân nhằm đẩy mạnh hiệu quả truyền thông, hỗ trợ cải cách hành chính, tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến.
UBND 10 phường trên địa bàn Bình Tân đã thực hiện xã hội hóa để đầu tư trang thiết bị cho các Văn phòng khu phố để các Tổ tư vấn kể cả người dân có phương tiện thực hiện hỗ trợ hoặc đăng ký dịch vụ công trực tuyến ở 130 khu khố. “Mô hình này đã được Ủy ban nhân dân TP.HCM ghi nhận và trao giải Ba giải thưởng sáng tạo năm 2019″, đại diện UBND quận Bình Tân chia sẻ.
Bên cạnh đó, cũng trong thời gian qua, UBND quận Bình Tân đã thường xuyên cấp phát các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn từng bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó có thông tin về địa chỉ website, số điện thoại tư vấn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức về công tác cải cách hành chính đang được UBND quận Bình Tân tiếp nhận qua 4 kênh gồm đường dây nóng của Thành phố, trang thông tin điện tử quận, ứng dụng công dân số và góp ý trực tiếp tại Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố.
Ngoài ra, UBND quận cũng tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền, tiếp xúc, trao đổi ý kiến về việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho gần 500 cán bộ, công chức, doanh nghiệp và thành viên các Tổ tư vấn thực hiện dịch vụ công trực tuyến quận, phường, khu phố.
Các UBND phường trên địa bàn Bình Tân cũng được yêu cầu tổ chức các hội nghị tiếp xúc người dân, doanh nghiệp lắng nghe ý kiến, phản ánh với công tác cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quận, từ đó đề ra các giải pháp phục vụ người dân hiệu quả hơn.
Gắn trách nhiệm cán bộ với kết quả giải quyết hồ sơ trực tuyến
Đáng chú ý, góp phần vào thành công của mô hình triển khai dịch vụ công trực tuyến tại quận Bình Tân, TP.HCM, theo chia sẻ của cơ quan này còn là nhờ việc gắn trách nhiệm của cán bộ, công chức với kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Tại mỗi cơ quan, đơn vị và UBND 10 phường trên địa bàn Bình Tân, UBND quận đã phân công cụ thể cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính và một công chức theo dõi, phụ trách tổng hợp về công tác triển khai thực hiện dịch vụ công thuộc lĩnh vực của đơn vị.
“Nhiệm vụ tham mưu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng từng cơ quan, đơn vị, Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị và Chủ tịch UBND phường phải chịu trách nhiệm trước UBND quận nếu không đạt chỉ tiêu giải quyết thủ tục trực tuyến đã được quận đề ra theo các lĩnh vực”, đại diện UBND quận Bình Tân cho biết.
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan trực tiếp cung cấp và xử lý các thủ tục hành chính, đại diện Cục Tin học hóa cho rằng, muốn triển khai các dịch vụ công trực tuyến thực sự hiệu quả, phải xuất phát từ gốc, đó là việc xử lý hồ sơ thủ tục trực tuyến dựa trên các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công tại bộ, ngành, địa phương – đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp.
“Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đạt kết quả ra sao, làm sao để người dân, doanh nghiệp thực sự hài lòng vẫn thuộc trách nhiệm chính của các bộ, ngành, địa phương”, đại diện Cục Tin học hóa nhận định.
M.T
Smart ID của Estonia: Truy cập dịch vụ công trực tuyến ngay trên ứng dụng di động
Smart ID là ứng dụng bổ trợ cho căn cước công dân (ID) và Mobile ID của Estonia. Họ có thể dùng nó để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến, ngân hàng, xác thực thanh toán, cung cấp chữ ký số.
Tại Estonia, Smart ID hoạt động như giải pháp xác minh danh tính cho bất kỳ ai không dùng thẻ SIM trên thiết bị di động nhưng cần phải chứng minh danh tính trên mạng. Được xem là lựa chọn thuận tiện, dễ sử dụng và đơn giản thay thế cho thẻ ngân hàng, người dân Estonia có thể đăng nhập các dịch vụ trực tuyến của ngành tài chính và xác nhận giao dịch, thỏa thuận.
Video giới thiệu Smart ID:
Tháng 11/2018, Smart ID được chứng nhận là thiết bị tạo chữ ký chất lượng (QSCD), mức cao nhất tại EU và tất cả người dùng có thể ký số tài liệu mức QES, được mọi nước thành viên EU chấp nhận. Ứng dụng có phiên bản cho smartphone và tablet. Họ cần mạng Wi-Fi hoặc kết nối dữ liệu để sử dụng, không tốn phí roaming hay thẻ SIM đặc biệt.
Smart ID do SK ID Solutions phát triển. Nó tiện lợi hơn vì không cần phải dùng tới thẻ căn cước, đầu đọc thẻ, phần mềm thẻ căn cước. Giao diện đơn giản và chức năng thông báo đẩy mang đến trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
Smart ID ra đời trong bối cảnh năm 2016, quy định bảo mật chặt chẽ hơn buộc các ngân hàng hoạt động tại Estonia, Latvia và Lithuania phải tư duy lại cách khách hàng đăng nhập, sử dụng dịch vụ. Chỉ thị PSD2 của EU yêu cầu loại bỏ thẻ mã số - phương pháp phổ biến nhất đối với tài khoản khách hàng trực tuyến thời điểm đó.
Các phương pháp khác như thẻ căn cước công dân, thiết bị tính toán mã PIN do ngân hàng cấp lại đòi hỏi đầu đọc thẻ đặc biệt hoặc chi phí triển khai đắt đỏ. Ứng dụng Mobile-ID lại không phổ biến vì người dùng cũng cần đăng ký thẻ SIM đặc biệt và mất phí. Vì vậy, các ngân hàng đã hợp tác với SK ID Solutions và Nortal để làm Smart ID. Nortal là đối tác quan trọng khi phát triển hệ thống định danh điện tử dựa trên thẻ căn cước (ID card), Mobile ID.
Smart ID ra đời cuối tháng 2/2017 và có 7.070 người dùng. Tháng tiếp theo, hai ngân hàng lớn nhất khu vực Baltic là SEB và Swedbank bắt đầu sử dụng Smart ID. Tháng 10/2018, 20% dân số Baltic dùng Smart ID, hơn 80 dịch vụ trực tuyến ứng dụng Smart ID. Tính tới tháng 1/2019, ứng dụng có hơn 1,7 triệu người dùng và xử lý 29 triệu giao dịch mỗi tháng. Mỗi giao dịch qua Smart ID chỉ mất 5 KB dữ liệu.
Vượt xa mục tiêu ban đầu là giải quyết vấn đề cho các ngân hàng, Smart ID nhanh chóng trở thành công cụ phổ biến để xác thực và ký số trong khu vực công. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngoài ngân hàng từ điện nước, cửa hàng vật nuôi, đang cung cấp dịch vụ trực tuyến trên Smart ID.
Tháng 9/2019, Cục Hệ thống thông tin (RIA) và SK ID Solutions ký kết thỏa thuận cho phép dùng Smart ID làm công cụ xác thực để truy cập dịch vụ công trực tuyến. Đây là bước tiến quan trọng vì trước đây, Smart ID chủ yếu dùng cho dịch vụ tư nhân và một số ít dịch vụ công như Thuế, Hải quan, Đăng ký doanh nghiệp.
Ông Margus Arm, Trưởng phòng Định danh điện tử tại RIA cho biết nhiều phương pháp xác thực hơn bảo đảm mọi người có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với họ nhất. Khi một giải pháp không hoạt động, họ vẫn có thể tìm đến giải pháp khác. Estonia có hơn 450.000 người dùng Smart ID và 230.000 người dùng Mobile ID. Ít nhất 800.000 người dùng thẻ căn cước trên môi trường điện tử vài lần mỗi năm.
Theo ICTNews
Dịch vụ tảo mộ online bùng nổ vào Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc Trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của coronavirus, các dịch vụ hỗ trợ tảo mộ và thờ cúng trực tuyến đã tăng trưởng rất mạnh. Tại nghĩa trang công cộng Jiugongshan tại Bắc Kinh, các nhân viên tại đây âm thầm thực hiện các nghi thức tảo mộ ông bà thay cho gia đình của anh Liu, 25 tuổi. Họ...