Bí quyết khi “đọc”
Trong quá trình học tập, nghiên cứu các tài liệu khoa học, các bạn sinh viên luôn cố gắng ghi nhớ, thu nạp được càng nhiều nội dung vào não bộ càng tốt.
Đọc cái gì?
Nhiệm vụ đầu tiên là bạn phải đọc một cách cẩn thận phần mở đầu của bài đọc để tìm ra dụng ý của tác giả và ghi chép những gợi ý đó vào vở. Bởi phần mở đầu của một chương luôn có mục đích riêng, thông thường nó đưa ra một kiến thức nhất định để làm nền tảng, cơ sở cần thiết để người đọc hiểu và nắm được nội dung của chương đó. Cho dù tác giả đặt phần mở đầu chương đó có một công dụng như thế nào đi nữa, bạn hãy học cách nhận ra nó để có thể làm việc ngay. Hiểu được dụng ý của tác giả thông qua phần mở đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình nghiên cứu nội dung.
Sau khi đọc qua phần mở đầu, bạn tiến vào phần nội dung chính của chương, trước hết bạn cần phải xem qua trong chương đó có bao nhiêu đề mục và đọc qua một lượt phần nội dung, qua đó bạn sẽ nhận ra được những phần chính và tiếp đó đọc kỹ những phần được cho là quan trọng và ghi chép những phần đó vào vở và có thể tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân về nội dung đó.
Sau cùng bạn đọc phần cuối của chương để xem tóm tắt những ý chính, nổi bật của chương, đây là những câu khẳng định lại nội dung đã được đề cập tỉ mỷ trong chương đó. Trong trường hợp không có phần tóm tắt ý chính thì chương đó được kết thúc bằng một loạt các câu hỏi và bạn có trách nhiệm phải trả lời để kiểm tra sự am hiểu và khả năng của bạn khi nghiên cứu các nội dung trên.
Video đang HOT
Ảnh: Tầm tay
Đọc để làm gì?
Đọc sách khoa học không phải để giải trí như đọc truyện tranh cũng không phải đọc để dễ ngủ hơn đối với những người khó ngủ…, đọc sách khoa học là đọc để hiểu, để nắm được nội dung và để vận dụng vào đời sống. Ngay từ lúc bắt đầu đọc bạn phải nhấn mạnh “Tôi hiểu gì về cái tôi đọc?”, “Tôi có thể nhớ gì về cái tôi đọc?” hay “Tôi sẽ làm được gì sau khi đọc?” Bởi vậy, sau khi đọc xong nội dung, bạn sẵn sàng bước vào một mặt khác, đó là quá trình nghiên cứu và bạn phải trả lời được những câu hỏi đặt ra lẫn những câu hỏi bạn tự đặt ra vào vở từ trí nhớ của bạn thì có thể cảm thấy rằng bạn đã đọc một cách hợp lý và hiệu quả. Khi đã ghi hết những nội dung bạn cần vào vở, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình ôn tập và thi cử sau này.
Đọc “rút ra” được gì?
Đây là câu hỏi cuối cùng mà bạn phải đặt ra, sau một thời gian đọc và nghiên cứu, bạn rút ra được gì cho bản thân, chắc hẳn đó phải là một lượng kiến thức nhất định, một mặt nó được biểu thị trong vở sau khi trả lời các câu hỏi liên quan, một mặt nó được lưu lại trong “bộ não” của bạn. Có thể nói rằng, việc am hiểu và rút ra được những nội dung chính sau khi đọc là điều kiện cần thiết để giúp bạn không gặp thất bại trong việc kiểm tra, thi cử.
Trên đây, chỉ là ý kiến tham khảo , chắc nhiều bạn còn nhiều cách hay và hiệu quả hơn.
Theo Teen đi đọc "cọp"
Một số bạn teen vào nhà sách không phải để tìm mua những cuốn sách hay mà là để được đọc miễn phí những cuốn truyện tranh hay báo chí...
"Trăm đường tiện lợi"
Tớ có mặt tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Cầu Giấy- Hà Nội) vào một ngày chủ nhật. Nhà sách rất đông, trong đó có rất nhiều teen. Thôi thì suốt cả tuần học hành vất vả, vào nhà sách quả là một trong những cách thư giãn hiệu quả còn gì! Qua quan sát, tớ thấy dân nhà mình đổ bộ nhiều nhất vào quầy truyện tranh.
Xem họ làm gì kìa! Những tên sách giỏ đi mua sách không có nhiều, đa số các teen nhà mình đứng chôn chân một chỗ dán mắt vào sách truyện. Thi thoảng có bạn đọc được một đoạn nào đó hay ho, hứng chí cười "hi hi". Số lượng các khách hàng "không mua mà đứng đọc" vây kín cả quầy sách. Tớ "túm" ngay một tên mặc áo đồng phục trường GV hỏi han, hắn cười ngượng ngịu: "Tớ đi học thêm tiện đường qua đây đọc một tí cho thoải mái đầu óc ấy mà. Tớ lướt nhanh lắm, chỉ vài phút là xong một cuốn thôi!".
Qủa thật dân đọc cọp có tốc độ dọc sách đáng thán phục. Đặc biệt có lần tớ trông thấy một bạn đeo kính cận "lướt sách" rất nhanh, đầu bạn í di chuyển theo từng dòng chữ và chỉ chưa đầy một phút lại dở sang trang. Một chàng gầy đang lúi húi đọc cuối quầy nói với tớ: "Mẹ tớ chở tớ qua đây rồi đi có việc. Tớ tìm lại mấy quyển doremon kỳ trước bận chưa kịp đoc. Tớ thấy đứng đọc sách ở đây rất tuyệt!".
Còn một tên mập mập vừa dán mắt vào cuốn "Hoa hồng gai" vừa cười tủm tím khoái chí vừa tỏ ra kiên quyết không thèm bắt chuyện với tớ vì... "tớ còn đang bận đọc". Anh TA, nhân viên trực quầy nói với tớ: "Anh chàng này đứng đọc ở đây khá lâu rồi đấy!". Qua lời kể của anh ấy thì bạn này là "thượng đế không mua" quen mặt ở đây rồi. Nhà gần nên cứ lúc nào rảnh là cậu ấy mặc nguyên "quần đùi áo may ô" chạy sang đọc sách!
Nói chung đọc cọp sách là một trong những thú vui trăm đường tiện lợi được teen nhà mình chọn lựa. Thứ nhất là được đọc sách mà không mất tiền, thứ hai là toàn truyện mới kính coong cầm sướng cả tay, thứ ba là đọc sách trong phòng máy lạnh "mát màn mạt", vân vân và...vân vân...
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nhưng mà nhất định cần xem lại
Chị Hoa, nhân viên nhà sách tâm sự: "Làm việc trong nhà sách thì đặc biệt khu vực quầy sách thiếu nhi lúc nào cũng vất vả nhất. Các cô cậu đọc cọp cũng nhiều đấy, bọn chị quen mặt rồi. Cô cậu nào ngoan ngoãn, đọc xong để sách lại ngăn nắp thì không bị nhắc nhở, chứ ai hư thì không thể được...".
Qủa thật là có nhiều teen nhà mình không chịu chú ý đến vị trí các cuốn sách, lấy chỗ nọ đặt vào chỗ kia. Đấy là còn chưa kể các bạn làm quăn mép, làm bẩn sách rất thiệt hại cho nhà sách. Anh TA nói thên: "Bọn anh vất vả nhất vào các ngày nghỉ, vào dịp hè. Nhưng các em là trẻ con, lại là khách hàng nữa nên chả trách được". Các teen thấy không, đa số người lớn thông cảm với chúng mình nhưng cũng không vì thế mà tụi mình coi nhà sách giống như cái thư viện hay cái tủ sách nhà mình mãi được...Vì thế, nếu có thể, teen mình hãy tậu một cuốn sách hay một cuốn truyện tranh về cho mình nhé, đừng trở thành "khách quen" của nhà sách mãi như thế...