Bí quyết giúp trẻ theo đuổi đam mê của bà mẹ doanh nhân
Theo doanh nhân Danielle Sabrina, bố mẹ cần làm gương, cho trẻ thấy người lớn cũng có đam mê, đồng thời tạo cơ hội để trẻ khám phá sở thích của mình.
Danielle Sabrina, người sáng lập Tribe Builder Media, một đại lý về tiếp thị kỹ thuật số, quan hệ công chúng và trải nghiệm. Là thành viên của Hội đồng cơ quan Forbes, Danielle đã chia sẻ góc nhìn của mình để giúp trẻ theo đuổi đam mê.
Là bà mẹ của hai thiếu niên, tôi tin rằng một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể nuôi dưỡng ở con mình là tính tò mò. Trẻ em có thiên hướng thích thú với thế giới xung quanh nhưng bố mẹ lại thường đóng vai trò ngăn cản, cố gắng nói chúng nên làm gì hoặc trở thành người như thế nào. Thay vì cản trở, tôi nghĩ rằng chúng ta nên khuyến khích trẻ khám phá niềm đam mê của mình.
Theo đuổi đam mê và làm những gì trẻ thích không phải lúc nào cũng dẫn chúng đến một công việc kiếm bộn tiền, nhưng chắc chắn nó có thể mang đến niềm vui, sự hạnh phúc. Đây là những cách bạn có thể làm để thúc đẩy trẻ theo đuổi đam mê của mình.
Làm gương
Nếu bạn muốn khuyến khích trẻ xác định và theo đuổi điều mình thích, hãy cho chúng thấy bạn cũng đang theo đuổi đam mê của mình. Nếu không biết ước mơ thực sự của mình là gì, đây có thể là cơ hội để bạn và trẻ khám phá cùng nhau.
Trong trường hợp đam mê của bạn là chạy bộ, uống cafe hoặc bất kỳ điều gì, hãy cho trẻ thấy bạn không chỉ dành thời gian cho điều đó, mà còn tìm cách thúc đẩy nó thành những việc làm có ích khác. Nếu trẻ bày tỏ đam mê với việc này, sau đó lại để tâm đến việc khác, hãy cho phép chúng vì ở lứa tuổi đó, việc chưa chắc chắn mình thực sự thích điều gì rất phổ biến.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock
Tạo thời gian và không gian
Giữa bài tập về nhà, thể thao và các hoạt động ngoại khoá, không phải lúc nào trẻ cũng có nhiều thời gian để khám phá sở thích cá nhân. Do đó, bạn hãy cho trẻ không gian và thời gian để sử dụng trí tưởng tượng của mình để thư gian, giải toả căng thẳng. Biết đâu, trẻ có thể tìm thấy đam mê trong chính những giây phút như vậy.
Hãy cho trẻ quyền được đưa ra quyết định nhiều nhất có thể. Theo tôi, khi đó, trẻ sẽ được truyền sự tự tin, cảm thấy mạnh mẽ, có thể thử một điều trước nay không dám vì sợ bị đánh giá. Sự tự tin sẽ mang đến nhiều cơ hội, giúp trẻ bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mình muốn.
Tôi luôn nói với hai con gái của mình rằng nếu không mắc lỗi, chúng sẽ không có cơ hội để hiểu thêm về mình và thế giới xung quanh. Chỉ khi không sợ mắc sai lầm, chúng ta mới tự tin và sống trọn vẹn cuộc sống cùng những trải nghiệm.
Khuyến khích trẻ cảm nhận theo cảm xúc của chúng
Bạn hãy hỏi trẻ xem chúng cảm thấy thế nào khi làm những việc mang lại niềm vui. Bằng cách đặt những câu hỏi này, bạn đang giúp trẻ neo giữ các mô hình tích cực trong hệ thống thần kinh của chúng, nói với bộ não và tiềm thức rằng “Tôi muốn trải nghiệm điều này nhiều hơn”.
Khi giao tiếp và tìm hiểu về cảm xúc của trẻ, có thể bạn sẽ khám phá ra những cảm xúc rất riêng, điều bạn chưa từng nghĩ đến. Chẳng hạn, cậu con trai tâm sự mình thích mặc váy và muốn làm nhà thiết kế thời trang. Điều này có thể đi ngược với quan điểm của số đông hoặc của chính thành viên trong gia đình bạn.
Xét cho cùng, ngay cả khi là bố mẹ, chúng ta đều ngần ngại khi bị người khác đánh giá nên nhiều khi không làm theo sở thích, mong muốn của mình. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận những cảm xúc thật nhất của trẻ và giúp chúng tìm cách giải quyết.
Giúp trẻ tự tin mà không kiêu ngạo
Nếu trẻ có chút thành tích đã vội coi thường người khác thì không chỉ làm tổn thương đối phương mà đối với trẻ, đó là sự bắt đầu của thất bại.
Để "hãm phanh" sự kiêu ngạo của con, các bậc cha mẹ nên:
Giúp con nhận thức rõ giá trị của bản thân thông qua việc tự ghi chép lại ưu, nhược điểm của bản thân để đánh giá: Cha mẹ hãy yêu cầu trẻ ghi lại những việc trẻ thực hiện đạt kết quả tốt, đồng thời cũng ghi lại cả những sai lầm, thiếu sót và tác hại của những việc sai trái đó.
Mỗi khi trẻ có thành tích, phụ huynh vừa tỏ thái độ ghi nhận vừa đưa ra những hạn chế để chỉnh đốn, rút kinh nghiệm.
Tạo điều kiện cho trẻ nói ra ý kiến của mình. Những suy nghĩ đánh giá của chính bản thân trẻ giúp chúng tự ý thức, có thái độ sống tích cực và có kỹ năng tự đánh giá đúng bản thân. Khi nhận thức được giá trị của bản thân, trẻ sẽ bớt tự mãn, kiêu ngạo và hòa đồng hơn với mọi người.
Cùng trẻ bàn bạc, chia sẻ cách giải quyết những hạn chế, tồn tại của con. Việc này nghe có vẻ to tát, nhưng bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ. Chẳng hạn, bạn có thể nói cụ thể với con rằng con giỏi hơn bạn cái này, nhưng cái khác bạn giỏi hơn. Cha mẹ hãy khéo léo chỉ cho trẻ thấy mỗi người có một sở trường nhất định, mình mạnh mặt này nhưng yếu mặt khác, không ai toàn diện cả. Vì thế, con đừng vội cho rằng mình là nhất và coi thường người khác.
Ảnh minh họa.
Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của con: Khi con cố gắng nói với bạn về một điều gì đó, hãy dừng lại và lắng nghe, ngay cả khi bạn không hiểu hết những gì con nói. Từ đó, con sẽ nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình rất quan trọng. Con sẽ tự tin mở lòng chứ không tự ti và sống khép mình nữa.
Không so sánh con với người khác, kể cả tích cực: Không so sánh con với người khác, kể cả tích cực: Cho dù bé có thông minh, học giỏi đi nữa thì cha mẹ cũng không nên cổ vũ con bằng cách tán đồng với những suy nghĩ coi thường bạn bè, thầy cô của con. Điều này thực sự không tốt cho sự phát triển tâm lý và khả năng học tập của trẻ sau này.
Nhiều cha mẹ thường so sánh con không chăm, không học giỏi bằng bạn này, bạn kia với hy vọng con sẽ xấu hổ và cố gắng đạt được thành tích như các bạn khác. Nhưng điều đó hoàn toàn vô ích trong thực tế.
Ngay cả khi so sánh tích cực kiểu "Con là người làm tốt nhất trong nhóm", bạn cũng gây tổn hại cho con. Chúng sẽ có ý nghĩ sai lệch về thực tế, không tính đến đóng góp của người khác mà chỉ kiêu ngạo, khoe khoang bản thân.
Cha mẹ cũng cần trò chuyện và giúp cho con hiểu rằng người càng giỏi càng cần phải khiêm tốn. Có như vậy mới nhận được sự yêu mến, nể phục thực sự của mọi người. Là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại chẳng có bạn bè thật đáng buồn lắm.
Giúp nhau phát triển năng lực bản thân Nhóm bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở miền núi xa xôi, khi có cơ hội được phát triển, họ đã quay trở lại địa phương để giúp cho thanh niên cải thiện kiến thức và phát triển sinh kế tại địa phương. Nhóm dự án đồng hành để giúp thanh thiếu niên vùng núi phát triển năng lực bản thân -...