Bí quyết giúp bụng hết khó chịu
Sử dụng các loại gia vị thân thiện với hệ tiêu hóa, ăn trái cây khi bụng đói… là những bí quyết giúp bụng hết khó chịu của bà Emine Ali Rushton – chuyên gia dinh dưỡng của Ấn Độ, theo Healthista.
Ăn chậm, nhai kỹ, uống nước ấm… là những cách giúp bụng hết khó chịu – Ảnh: Shutterstock
Uống nước ấm vào buổi sáng
Uống nước ấm với một vắt chanh nếu đang cảm thấy bụng cồng kềnh hoặc táo bón, hoặc với gừng nếu bạn đang cảm thấy uể oải.
Dùng gia vị thân thiện với dạ dày
Bất cứ khi nào bụng khó chịu, hãy dùng bột hạt cây thì là cho vào nước ấm để uống. Thì là là một loại gia vị tốt cho ruột. Ngoài hạt thì là còn có gừng, nghệ, và hạt tiêu đen cũng giúp phục hồi hệ tiêu hóa.
Ăn trái cây khi bụng rỗng
Video đang HOT
Trái cây nên được ăn tốt nhất khi nó có nhiệt độ bình thường và không lạnh. Thời điểm ăn trái cây tốt nhất là lúc bụng rỗng. Vì vậy, sau khi uống ly nước ấm vào buổi sáng, thưởng thức trái cây ở nhiệt độ thường. Nên tránh trái cây trong tủ lạnh sẽ làm sốc dạ dày, cản trở hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu.
Ăn chậm
Nên ăn uống chậm và nhai lâu để hệ tiêu hóa được hưởng lợi. Ngoài ra, nên ăn từng ngụm và không nuốt vội khi chưa nhai kỹ. Nếu nhai không kỹ sẽ dễ bị khó tiêu.
Bổ sung lợi khuẩn probiotic
Một trong những cách đơn giản nhất để hỗ trợ tiêu hóa là thúc đẩy vi khuẩn lành mạnh trong dạ dày nhờ chọn thực phẩm có bổ sung probiotic. 70% các tế bào kháng khuẩn và kháng virus trong cơ thể của chúng ta đều nằm ở thành dạ dày và ruột. Vì vậy, không có cách nào tốt cho hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
12 việc không nên làm ngay sau bữa trưa
Sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa trưa, hệ tiêu hóa thường trở nên nhạy cảm, mọi việc làm gián đoạn quá trình tiêu hóa trong thời điểm này có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Bạn cần tránh thực hiện 12 việc dưới đây.
1. Đánh răng. Nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn, sẽ khiến men răng dễ bị mòn.
2. Uống nhiều nước. Một điều nữa cần tránh sau khi ăn là uống nhiều nước, vì như thế sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, có thể gây khó chịu ở dạ dày.
Sau bữa trưa không nên uống nhiều nước. Ảnh minh họa: Internet
3. Lái xe. Quá trình tiêu hóa sau khi ăn đòi hỏi một lưu lượng lớn máu ở hệ tiêu hóa, khiến lượng máu tới não bị sụt giảm. Do đó nếu bạn lái xe ngay sau bữa ăn sẽ dễ bị buồn ngủ, tăng nguy cơ gây tai nạn.
4. Tắm. Nếu bạn tắm ngay sau khi ăn trưa, lưu lượng máu sẽ dồn về tay, chân và các cơ bắp, khiến lượng máu đến dạ dày bị giảm sút. Tình trạng này sẽ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi.
5. Ăn trái cây. Một trong những điều không nên làm sau bữa ăn là ăn trái cây, vì dễ bị đầy hơi dạ dày.
6. Đi nằm ngay. Đi nằm nghỉ ngay sau khi ăn trưa sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
7. Uống trà. Lá trà có chứa axít, có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa protein trong thực phẩm.
8. Đi bộ. Cơ thể vận động sau khi ăn sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
9. Hút thuốc. Quá trình tuần hoàn máu trong hệ tiêu hóa diễn ra rất cao sau khi ăn. Vì thế, khi bạn hút thuốc, các thành phần độc hại từ khói thuốc dễ hấp thụ vào cơ thể, dẫn đến làm tăng nguy cơ gây tổn hại cho phổi và thận.
10. Tập thể dục. Nếu bạn tập thể dục ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể do lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa bị giảm sút.
11. Bơi lội. Việc bơi lội sau khi ăn trưa sẽ làm suy giảm khả năng tiêu hóa, có thể gây nên cảm giác buồn nôn.
12. Leo cầu thang. Đi cầu thang sau khi ăn làm sụt giảm lượng dịch tiêu hóa tiết ra trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo, sau mỗi bữa ăn, tốt nhất là ngồi nghỉ ngơi và thư giãn trong vòng ít nhất từ 15 - 20 phút.
Theo Boldsky
Chế độ ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Chế độ ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường khó thở, giảm cân và bị suy dinh dưỡng do "họ tiêu tốn quá nhiều calo", TS-BS Norman H. Edelman, người đứng đầu bộ phận Dược của Hiệp hội Phổi ở Mỹ cho biết....