Bí quyết giúp bố mẹ “ra tay” xử lý mỗi khi trẻ tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời
Bé tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời khiến nhiều mẹ phải đau đầu. Vậy mẹ hãy tham khảo những bí quyết “xử lý” tính xấu đó của con ở dưới đây.
Vào một ngày nọ, mẹ bỗng thấy bé khởi động buổi sáng bằng cách hét lên: “Không, để con tự làm!” hay “Không, con không ăn!” khi mẹ đang chuẩn bị bữa sáng và cho bé ăn. Hoặc bé sẽ nổi giận, ném tất cả đồ chơi khi mẹ yêu cầu bé dọn dẹp để đi ngủ. Đây đều là những tình huống dễ bắt gặp trong bất cứ gia đình nào có con nhỏ trong độ tuổi 2-3 tuổi. Liệu đây có phải là bé đang cố tình chọc giận mẹ?
Thái độ ương bướng, không chịu nghe lời có thể không phù hợp với bé, nhưng ở độ tuổi này đó là điều phải xảy ra (Ảnh minh họa)
Bà Fiona Maher O’ Sullivan, chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Incontact Counselling & Training (Singapore) cho biết: “Nói một cách đơn giản là trẻ chỉ muốn những gì mà chúng muốn, những từ như ‘Không’, Tự con làm’ sẽ được bé thường xuyên dùng và trở thành phổ biến nhất trong vốn từ vựng của trẻ.” Mặc dù mẹ rất không vui, thậm chí cáu giận mỗi khi bé hét lên “Không” hoặc lăn lộn trên sàn nhà, đạp chân và la hét, nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của các bé ở lứa tuổi này. Thay vì nổi nóng và quát mắng trẻ, ép trẻ làm theo yêu cầu thì mẹ hãy sử dụng kĩ năng lắng nghe và kiên nhẫn tìm hiểu mong muốn của trẻ là gì. Khi có bất cứ hành động nào thì đó đều có nghĩa là bé muốn khám phá thế giới quanh mình và kiểm tra khả năng của mình, ngoài ra bé cũng đang học cách kiểm soát hành động và cảm xúc.
Thái độ ương bướng, không chịu nghe lời có thể không phù hợp với bé, nhưng ở độ tuổi này đó là điều phải xảy ra. Để giúp mẹ đối phó với sự ương bướng, gan lì, không nghe lời của trẻ, các chuyên gia đưa ra 7 gợi ý như sau:
1. Tìm hiểu ý muốn của bé đằng sau sự thách thức
Thay vì nổi nóng và trách phạt trẻ, mẹ hãy thử tìm hiểu xem đằng sau sự ương bướng đó là con đang mong muốn điều gì (Ảnh minh họa)
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau với những người xung quanh. Người mà trẻ có phản ứng tích cực nhất chính là người hiểu bé nhất. Chính vì vậy, thay vì nổi nóng và trách phạt trẻ, mẹ hãy thử tìm hiểu xem đằng sau sự ương bướng đó là con đang mong muốn điều gì. Đôi khi trẻ chỉ phản ứng vì quá đói hoặc mệt, điều mà người lớn cũng có thể mắc phải.
2. Cúi xuống và giao tiếp bằng mắt
Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton (Anh) luôn sử dụng kĩ năng giao tiếp bằng mắt và cúi xuống ngang tầm với con để trò chuyện và tìm cách hiểu con hơn. Khi được mẹ cúi xuống ngang bằng ở cùng một độ cao, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chia sẻ hơn. Hành động này cũng truyền đi một thông điệp rằng mẹ thực sự quan tâm và muốn chia sẻ với con, nghe con nói. Mẹ hãy ngồi hoặc quỳ xuống bên cạnh con, nhìn con bằng ánh mắt yêu thương nhất. Chắc chắn bé sẽ không nỡ tiếp tục gan lì và ương bướng với mẹ nữa.
Công nương Kate luôn áp dụng bí kíp cúi xuống ngang bằng và giao tiếp bằng mắt với con nhỏ để xoa dịu cơn giận của con (Ảnh minh họa)
3. Nhất quán trong hành động
Bà Sullivan giải thích sự nhất quán trong hành động của mẹ rất quan trọng trong việc giúp trẻ nhận ra hành vi đúng-sai của bản thân. Nếu trẻ mắc lỗi và vi phạm nội quy thì trẻ cần phải bị phạt. Chính sự không nhất quán khi xử lý tình huống của mẹ mới khiến trẻ thất vọng và nổi giận, ngày càng không chịu nghe lời.
Video đang HOT
4. Cho con sự lựa chọn
“Có thể mẹ sẽ khó chấp nhận cách cư xử của con khi con đang cố gắng khẳng định sự độc lập của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ cần dập tắt cảm xúc của con ngay lập tức”, bà Sullivan cho hay. Mẹ hãy cho phép trẻ được tự chủ một chút, tự ý thức với hành động của mình trong những tình huống có thể. Hãy tỉnh táo cân nhắc sự việc nào cần xử lý ngay mà không cần thương lượng, chẳng hạn như đeo dây đai an toàn, uống thuốc; và sự việc nào nên cho trẻ không gian để tự giải quyết, ví dụ để trẻ tự thu dọn đồ chơi vào cuối ngày sau khi trẻ chơi xong.
Mẹ hãy cho phép trẻ được tự chủ một chút, tự ý thức với hành động của mình trong những tình huống có thể (Ảnh minh họa)
5. Trao quyền cho trẻ
Cuộc sống vốn dĩ là những sự lựa chọn, vì vậy hãy cho con cơ hội sử dụng tiếng nói của chính mình, tự đưa ra quyết định, phát triển quyền sở hữu và giải quyết các vấn đề để chuẩn bị cho tương lai. Thêm vào đó, trao quyền cho trẻ cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết với con bởi con sẽ cảm thấy như được lắng nghe và yêu thương thực sự. Ví dụ, mẹ cho trẻ được chọn câu chuyện kể trước khi đi ngủ, quyết định bộ phim nào muốn xem, hoặc cho phép con chọn đồ ăn và tự chuẩn bị cho bữa trưa mỗi chủ nhật.
6. Dạy con về sự lắng nghe và tính kiên nhẫn
Ai cũng cần lắng nghe và thấu hiểu người khác, kể cả là trẻ nhỏ. Mẹ hãy thấm nhuần tư tưởng này với trẻ và đề nghị trẻ lắng nghe cũng như kiên nhẫn thay vì nổi nóng hoặc tỏ ra ngang bướng, không chịu nghe lời. Ngoài ra, âm lượng giọng nói của mẹ cũng có tác động không nhỏ tới hành vi tiếp theo của trẻ, mẹ cần cân nhắc việc giữ giọng nói vừa phải, không nên la hét, quát mắng trẻ khiến trẻ ấm ức và ngang ngược hơn.
7. Khen ngợi, cổ vũ khi bé làm tốt
Khen ngợi con đúng lúc, đúng việc sẽ giúp trẻ tiến bộ và có hành vi đúng đắn hơn (Ảnh minh họa)
Khen ngợi con đúng lúc, đúng việc sẽ giúp trẻ tiến bộ, bớt ương bướng và có hành vi đúng đắn hơn. Nhưng lạm dụng lời khen, khen không đúng chỗ, đúng thời điểm sẽ chỉ làm hại con thêm mà thôi. Thay vào đó, mẹ hãy cụ thể hóa và mô tả hành vi đúng đắn của con trong lời khen ngợi đó để con biết chính xác những gì đang khiến mẹ vui, những gì trẻ đã làm tốt. Lời khen ngợi nên tập trung vào sự nỗ lực và quá trình mà trẻ đã cố gắng.
Nguồn: Parent
Những đồ chơi kích thích phát triển não bộ dành cho trẻ 2 tuổi mà cha mẹ nhất định không thể bỏ qua
Trẻ từ 2 tuổi đã biết tích cực khám phá thế giới xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận và tích lũy kiến thức về thế giới với tốc độ vô cùng nhanh chóng.
Nếu bạn đang đau đầu vì không biết chọn đồ chơi nào cho con để tận dụng tối đa tiềm năng của giai đoạn này thì đây là gợi ý các món đồ chơi giúp trẻ 2 tuổi phát triển não bộ.
Những năm mẫu giáo là khoảng thời gian lý thú nhất trong hành trình phát triển của trẻ - đó là khi trẻ bắt đầu thể hiện sự tò mò đối với thế giới xung quanh và chủ động tìm tòi, khám phá. Đó là lí do đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng với thời gian vui chơi của trẻ.
Những thiết bị điện tử không được coi là đồ chơi chính của trẻ. Những thiết bị này khiến trẻ bị động và khiến trẻ không tìm kiếm các cơ hội để học tập. Thay vì ném cho trẻ chiếc điện thoại, máy tính bảng để trẻ ngồi im xem, các chuyên gia cho rằng đồ chơi tốt nhất mà bạn nên cho con chính là những món đồ kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo.
Ảnh minh họa
Vậy thì đâu là những đồ chơi tốt nhất cho trẻ 2 tuổi?
Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kì, những đồ chơi tốt nhất là những món giúp cải thiện và phát triển não bộ cũng như kĩ năng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và giao tiếp xã hội ở trẻ. Bạn muốn những đồ chơi này góp phần dẫn dắt con trẻ chuyển giao từ giai đoạn sơ sinh sang giai đoạn học hỏi nhận biết thế giới xung quanh. Do vậy, những đồ chơi như học liệu mỹ thuật, các hình khối ghép hình, phân loại hình khối là những lựa chọn được cha mẹ tin tưởng.
1. Sách truyện bìa cứng
Những cuốn sách đơn giản chỉ có những bức tranh to rực rỡ hoặc những hình minh họa bắt mắt thu hút các bạn nhỏ lứa tuổi này và giúp trẻ học những từ ngữ đơn giản, phát triển kĩ năng đọc từ sớm. Thêm vào đó, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trẻ nhỏ có thể tự lật các trang sách, cho nên với trẻ thì giờ đọc sách là một trải nghiệm giàu tính tương tác.
2. Đồ chơi xây dựng
Loại đồ chơi này bao gồm các hình khối, khối gạch, giúp phát triển kĩ năng vận động thô và khả năng tư duy của trẻ. Giáo sư - bác sĩ tâm lý Kathy Hirsch Parsek chia sẻ với tạp chí New York Magazine: "Trẻ nhỏ học về phát triển cảm nhận không gian thông qua chơi các đồ chơi xây dựng, và nhờ vậy sau này trẻ sẽ hiểu biết ngôn ngữ không gian - trên, xung quanh, trong, xuyên qua... Trẻ hiểu chuyển động và là dấu hiệu trẻ có thành tích tốt về môn toán sau này".
3. Giải đố
Ảnh minh họa
Các trò chơi giải đố giúp trẻ cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy logic, ở cả trẻ em và người lớn. Những trò chơi này giúp cải thiện kĩ năng cảm nhận không gian (hiểu biết sự tương thích giữa các vật), kết hợp mắt và tay; kĩ năng vận động tinh.
4. Bảng lỗ
Trẻ thích xếp chồng các đồ vật lên nhau, vậy nên bảng lỗ chính là đồ chơi phù hợp cho trẻ. Trò chơi đơn giản này giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động tinh cũng như khả năng vận động phối hợp bởi vì trò chơi đòi hỏi trẻ phải cầm các đồ vật và gắn vào lỗ.
5. Phân biệt hình khối
Ảnh minh họa
Một hoạt động khác mà trẻ độ tuổi mẫu giáo chơi không biết chán chính là xếp các đồ vật vào hộp đựng và lấy ra rồi cứ lặp đi lặp lại, vậy nên trẻ rất thích những đồ chơi như trò ghép hình khối. Trò chơi này cũng hỗ trợ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tạo điều kiện để trẻ khám phá các dạng hình khối bao nhiêu tùy thích.
6. Nhạc cụ
Hầu như tất cả các bé đều rất yêu thích âm nhạc. Dù bạn cho trẻ chơi những chiếc đàn organ thu nhỏ hay là chơi trống thì các bé đều thích cả. Chơi nhạc cụ không chỉ tăng cường thính lực mà còn cung cấp phương tiện để trẻ sáng tạo.
7. Bóng
Chơi bóng giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động thể chất, thêm vào đó còn là hoạt động mà cha mẹ có thể tham gia cùng và tăng cường gắn kết gia đình.
8. Đồ chơi theo bộ
Ảnh minh họa
Trong những năm đầu đời khi trẻ biết chơi trò đóng vai - có thể trẻ coi búp bê và thú bông là em bé hoặc giả vờ mình là bác sĩ, công chúa, hoặc nhân vật hoạt hình yêu thích như Elsa, người nhện, người dơi... Khuyến khích trẻ sáng tạo bao nhiêu tùy thích khi chơi không chỉ khiến trẻ vui vẻ mà còn giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và đặt trẻ vào các tình huống cần suy nghĩ logic.
Khi lựa chọn những bộ đồ chơi cho trẻ, đừng giới hạn ở những đồ nhà bếp hay nhân vật hoạt hình. Bạn có thể mua đồ dọn dẹp kích cỡ phù hợp với trẻ nhỏ như chổi và hót rác. Ai biết được, việc này có thể kích thích trẻ tự dọn dẹp ở nhà thì sao.
9. Đồ chơi cần kéo/đẩy
Bởi vì trẻ vẫn trong giai đoạn học tự đi và đứng, bạn có thể giúp con bằng cách cho con chơi những đồ như xe kéo/đẩy để trẻ có thể đẩy đi xung quanh. Những đồ chơi này cũng khuyến khích trẻ vận động và tự tin vào cơ thể mình.
10. Đồ chơi nghệ thuật
Một cách khác để trẻ thể hiện sự sáng tạo là cho trẻ những đồ chơi để trẻ sáng tác, ví dụ những họa cụ, những món đồ mà trẻ cần sử dụng bàn tay và các ngón tay. Ngoài bút màu, bút dạ, bạn có thể cho trẻ chơi đất nặn để trẻ tạo thành hình thù tùy thích.
Nguồn: Smart Parent
Bảy cách tăng cường giáo dục cho trẻ bên ngoài lớp học Là phụ huynh, bạn nên cho con truy cập thiết bị công nghệ một cách khôn ngoan và cho chúng tham gia trải nghiệm văn hóa. Học tập không chỉ là ghi nhớ sự kiện lịch sử hay giải quyết những bài toán mà là quá trình tương tác, phân tích, đặt câu hỏi và thảo luận; tìm kiếm ý nghĩa mới và...