Bí quyết giúp bạn tránh căng thẳng khi ôn thi
Chỉ cần dành ra 15 phút trong quỹ thời gian học để nghe những bài hát yêu thích, chạy môt vòng xe đạp… sẽ giúp bạn tránh được cảm giác áp lực trong khi ôn thi.
Nghe những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng
Âm nhạc là một trong những thứ âm thanh diệu kỳ có thể chạm vào trái tim và tâm hồn chúng ta. Nó giúp chúng ta trở nên bình tĩnh hơn, tươi mới hơn, tràn đầy năng lượng. Vì vậy, khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy nghe bài hát mà bạn yêu thích và lẩm nhẩm hát theo. Nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoàn toàn tự do, thoải mái. Chỉ với 15 phút như vậy thôi, khi quay trở lại với đống bài tập ngổn ngang, bạn sẽ thấy thật dễ dàng để tiếp nhận mớ công thức loằng ngoằng, những con số khô khan hay những định nghĩa dài lê thê.
Ngồi thiền
Khi bạn bị phân tâm không thể tập trung vào những điều bạn đang học, hãy nhắm mắt lại và suy nghĩ tới những thứ bạn yêu thích. Nó có thể là một ly kem mát rượi, một chiếc váy đáng yêu, một chiếc ô tô hay một quyển sách hoặc bất kì cái gì miễn là bạn thích.
Bây giờ, hãy tập trung suy nghĩ về các đặc điểm và chi tiết của nó. Chắc chắn rằng bạn đang ngồi trong một không gian vô cùng yên tĩnh, không có bất kì tiếng động nào và cũng không có ai làm phiền tới bạn. Ngoại trừ nghĩ về vật đó ra, không nghĩ thêm tới bất cứ điều gì khác, tập trung toàn bộ tinh thần như vậy trong khoảng 15 phút, sau đó tiếp tục trở lại bài học. Bạn sẽ thấy rất dễ dàng để tập trung và nhập tâm với bài học của mình.
Ảnh minh họa: Tittley.
Video đang HOT
Tập thể dục thường xuyên
Khi bạn cảm thấy rằng bạn sắp nổ tung vì những con số cứ như đang nhảy múa đầu bạn, hãy trút sự khó chịu của bạn vào các bài tập thể dục. Bạn có thể chạy bộ hoặc đạp xe lòng vòng trong 15 phút để quên đi những lo lắng thường trực trong lòng.
Hoặc là đóng chặt của phòng, mở nhac thật to và nhảy thật thoải mái, không phải kiêng dè bất cứ ai, bất cứ thứ gì. Khi bạn quyết định học trở lại, bạn sẽ thấy phấn chấn hơn, vui vẻ hơn và thoải mái hơn để tiếp nhận kiến thức.
Lập thời gian biểu
Trước khi bắt tay vào lập thời gian biểu, hãy nghĩ tới việc ngày nào bạn sẽ học môn nào. Đảm bảo việc phân chia như vậy phải hoàn toàn cân bằng giữa tất cả các ngày. Hãy bắt đầu vào những việc khó trước tiên nhưng đừng lãng phí thời gian vào chúng quá nhiều.
Xác định thời gian cụ thể cho từng môn ví dụ như thứ 2 từ 9h tới 10 là thời gian dành cho môn Lịch sử trong khi từ 10h10 tới 11h10 là dành cho môn Hình học. Bất luận chuyện gì xảy ra, hãy cố gắng làm thật chặt chẽ theo thời gian biểu, tránh tạo thói quen ỷ lại, bỏ bê công việc do có vấn đề chen ngang nào đó.
Nghỉ ngơi hợp lý
Học liên tục trong một thời gian dài là phương pháp không hiệu quả và lãng phí thời gian. Bạn tập trung nghiên cứu trong 2-3 tiếng liên tục, không nghỉ ngơi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và không thể tập trung. Vì vậy, điều cần thiết là phải nghỉ ngơi giữa giờ.
Trong thời gian đó, bạn có thể đi lại một chút vì chỉ ngồi nhàn rỗi sẽ làm giảm lượng máu lên não, rất dễ dẫn tới buồn ngủ. Uống một chút nước, rửa mặt cho tỉnh táo sau đó tiếp tục chuyên tâm vào sách vở. Như vậy thôi nhưng cũng đủ để bạn sảng khoái hơn, không còn áp lực trong lúc học nữa.
Theo TTVN
Bí quyết học giúp bạn đạt kết quả cao
Bạn cần lên một kế hoạch cụ thể trước kỳ thi, học để hiểu chứ không phải học gạo một cách tràn lan.
Bí quyết thứ 1: Biến những gì học được thành của mình
Nếu bạn không hiểu được kiến thức trên lớp sẽ rất khó có được kết quả cao vào kỳ kiểm tra. Để khắc phục điều này, bạn phải tự hình thành thói quen tự giải thích những kiến thức mình học được theo cách của mình, bằng vẽ hay chú thích... để mỗi khi xem lại bạn sẽ nhớ ngay lập tức. Chìa khóa để giúp bạn nhớ lâu chính là hiểu được những gì mình đã học khi ôn lại bài. Vì vậy đừng chỉ học thuộc bài không mà hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ được phần kiến thức đó.
Bí quyết 2: Đừng sợ khi đặt câu hỏi
Có những môn khiến bạn cảm thấy khá khó khăn để hiểu được những định nghĩa, lý thuyết và những thông tin khác. Đó là lúc bạn nên hỏi giáo viên, gia sư hay những người học cao hơn bạn. Đừng ngại hỏi những câu "ngốc nghếch", vì chẳng có gì là xấu hổ khi bạn tò mò về việc học và muốn tìm hiểu kiến thức cả.
Bí quyết 3: Tự kiểm tra bản thân
Khi bạn thấy mình đã nắm được kiến thức hay một bài học nào đó bạn nên tự mình kiểm tra lại phần kiến thức đó. Tự mô phỏng bản thân đang trong kỳ thi: tắt di động, không nói chuyện, để ý thời gian... Bạn có thể tự soạn ra những câu hỏi hay một bài kiểm tra miễn là bạn làm bài với thái độ nghiêm túc cao, bạn sẽ biết được mình nắm được bao nhiêu kiến thức.
Bí quyết 4: Sử dụng công cụ học online
Đừng bó buộc bản thân bằng cách chỉ ngồi học trước cuốn sách với chằng chịt những chỗ đánh dấu phần kiến thức quan trọng; có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn học hiệu quả hơn, ví dụ tìm hiểu trên mạng, sử dụng bản đồ tư duy (mind maps), phương pháp ghi nhớ (mnemonics), các nguồn video và audio...Bạn nên chọn bất cứ phương pháp nào phù hợp với mình, dễ nhớ và hiệu quả nhất.
Bí quyết 5: Đặt mục tiêu và tạo ra kế hoạch học tập hiệu quả
Để đạt được kết quả cao, bạn cần biết cái mình muốn đạt được. Càng gần đến kỳ thi bạn càng phải siết chặt kế hoạch học lại nhưng thỉnh thoảng cũng nới lỏng để bản thân thấy thoải mái. Kế hoạch của bạn nên đủ rộng rãi để thêm và thay đổi một vài chỗ và cũng đủ chặt để bạn ôn tập các môn tốt nhất có thể.
Theo TTVN
3 tuyệt chiêu ôn thi của Thủ khoa Đại học Ngoại thương Để có thể đạt kết quả như mong muốn trong mọi kì thi, thủ khoa Đại học Ngoại thương Nguyễn Huy Quốc đã bật mí 3 tuyệt chiêu của riêng mình. Nguyễn Huy Quốc từng là thủ khoa trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 năm 2013. Chàng trai này đã chinh phục cổng trường Đại học với số điểm 28,75, trong...