Bí quyết giành học bổng sau đại học
Để lấy được học bổng sau đại học ở Nhật, điều quan trọng là viết kế hoạch nghiên cứu rõ ràng, chi tiết và thuyết phục được giáo viên hướng dẫn về kế hoạch của mình
Tôi rất thích văn hóa Nhật nên đã chọn học tiếng Nhật khi vào đại học. Với mục đích học chuyên sâu vào ngành yêu thích là phương pháp giảng dạy, thông qua một giáo viên người Nhật, cô Tazaki tôi biết đến Trường Kanazawa và đã nộp đơn xin học bổng.
Những việc cần chuẩn bị
Trước hết, tôi vào trang web của trường để tìm hiểu thông tin về ngành muốn học cũng như những chế độ ưu đãi dành cho du học sinh, về chế độ học bổng mà mình muốn nộp đơn dự tuyển. Sau đó, tôi viết kế hoạch nghiên cứu và gửi cho trường để nhờ tìm giáo viên hướng dẫn.
Võ Bảo Anh (bìa trái) tư vấn tìm học bổng cho học sinh tại triển lãm du học Nhật. Ảnh: KIỀU MINH
Video đang HOT
Do tôi có cô Tazaki là giáo viên của Trường Kanazawa tiến cử nên may mắn được trường tìm cho giáo viên hướng dẫn. Thông thường, ứng viên phải tự vào trang web của trường muốn theo học, tự tìm giáo viên hướng dẫn rồi gửi kế hoạch nghiên cứu cho giáo viên ấy xem xét.
Giai đoạn căng thẳng tiếp theo là thi viết với nội dung về chuyên ngành muốn học và thi phỏng vấn với giáo viên hướng dẫn về kế hoạch nghiên cứu. Khoảng một tháng sau tôi nhận được kết quả là đã vượt qua được 2 kỳ thi và được Trường Kanazawa cấp học bổng thạc sĩ trong 2 năm.
Vượt qua khó khăn
Để được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi phải làm nổi bật mục tiêu nghiên cứu cũng như phải nêu rõ phương pháp nghiên cứu, thời gian hoàn thành. Theo kinh nghiệm của tôi, kế hoạch nghiên cứu càng rõ ràng, chi tiết thì khả năng được giáo viên chấp nhận càng cao.
Ở giai đoạn thi tuyển, khó khăn nhất là kiến thức về chuyên ngành. Tôi phải đọc rất nhiều sách về phương pháp giảng dạy. Trước kỳ thi 3 tuần, giáo viên hướng dẫn có gửi cho tôi 2 cuốn sách về phương pháp giảng dạy để “trợ giúp”. Lần đầu tiên tiếp xúc với từ chuyên ngành và còn phải ghi nhớ tất cả những nội dung trong tài liệu thật sự rất vất vả với tôi. Trước hết, tôi đọc tài liệu qua một lần và tổng hợp những từ chuyên ngành lại cho dễ học. Sau khi học thuộc những từ chuyên ngành, tôi đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần để ghi nhớ. Theo tôi, việc học từ chuyên ngành vô cùng quan trọng.
Khó khăn ở kỳ thi phỏng vấn chính là khả năng hội thoại. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng cần đọc lại kế hoạch nghiên cứu thật kỹ để có thể trả lời tốt những câu hỏi mà giáo viên hướng dẫn đặt ra. Đồng thời, ứng viên cũng cần phải trau dồi khả năng hội thoại vì dù kế hoạch nghiên cứu có tốt nhưng không thể giao tiếp với giáo viên hướng dẫn thì xác suất đậu là rất thấp.
Theo người lao động
Sinh viên phải chủ động trong học chế tín chỉ
Học chế tín chỉ đã thực hiện trong hơn 100 trường ĐH, CĐ qua gần 20 năm nhưng phần lớn sinh viên chưa quen với phương pháp học để đạt hiệu quả cao.
Các trường ĐH đào tạo theo tín chỉ luôn khẳng định đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo bằng tiêu chí "lấy người học là trung tâm". Thế nhưng trên thực tế, người học lại chưa được đặt đúng vị trí đó.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: "Lớp học quá đông, giảng viên không có thời gian hướng dẫn sinh viên (SV) làm bài tập, bài kiểm tra nên chủ yếu thuyết giảng, trong khi cần phải kết hợp nhiều hình thức như thuyết giảng, thảo luận, thực tập, thí nghiệm, nghiên cứu, mô phỏng... Phương pháp giảng dạy theo nhóm nhỏ cần được chú trọng nhiều thì chưa làm được". Theo PGS Tống, đây chính là phương pháp giúp SV thực sự là trung tâm, thúc đẩy tinh thần độc lập và chủ động của SV, tạo ra nhiều cơ hội tương tác giữa giảng viên và SV.
Một giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ: "Mỗi lớp học cả trăm SV là chuyện không hề hiếm ở các trường ĐH dẫn đến tình trạng một giảng viên không thể nào bao quát hết được. Cho dù học tín chỉ thì giờ lên lớp giảm, chủ yếu SV phải tự học nhưng không có nghĩa là giảng viên không quan tâm gì đến SV. Tình hình như hiện nay giảng viên có muốn quan tâm cũng không có điều kiện. Hậu quả là không ít SV cảm thấy chơi vơi, mất định hướng".
Theo học chế tín chỉ, SV phải chủ động, biết cách tự học, có phương pháp học thích hợp mới đạt kết quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải SV nào cũng hiểu rõ điều này. Trong khi đó, nhiều giảng viên chưa thể trở thành cố vấn học tập thực sự của SV nên khá đông SV cảm thấy lúng túng.
Khảo sát từ 1.691 SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Tô Minh Thanh, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, nhận xét khoảng 55,3% SV không duy trì được thời gian tự học trong tuần. PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và thạc sĩ Trần Trung Tuấn, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết khảo sát một số trường ĐH, đến 75% SV không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. "Một thực tế là SV ngày nay rất lười đọc sách, trong đó có sách tham khảo. Dù được giảng viên hướng dẫn cụ thể nhưng 85% SV chỉ đọc một số sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra" - TS Quang cho hay.
Thạc sĩ Đinh Văn Viễn, Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), nhấn mạnh SV đóng vai trò quyết định để học tốt trong học chế tín chỉ. Ông Viễn khuyên: "Trên lớp cần tập trung nghe giảng, suy nghĩ và hăng hái phát biểu, tích cực trong việc làm bài tập nhóm; ở nhà thì cần xây dựng kế hoạch học tập hợp lý".
Mỹ Quyên
Theo thanh niên
Nâng cao năng lực dạy tiếng Anh của giáo viên với FCE Cambridge AMA cam kết kết quả đầu ra chứng chỉ FCE quốc tế cấp B1, B2 dành cho giáo viên tiếng Anh theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng lịch học linh động, giáo trình cá nhân hóa và thực tập giảng dạy trong môi trường thực tế. Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông...