Bí quyết giảm tình trạng đau bụng kỳ “đèn đỏ”
Hãy chú ý nhiều hơn đến ăn uống và tập luyện vì 2 yếu tố này hoàn toàn có thể làm giảm cơn đau ngày “đèn đỏ” của bạn.
Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất lành mạnh hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng đau bụng, khó chịu ngày “đèn đỏ” của chị em. Nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề này, hãy ghi nhớ những thông tin dưới đây:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của bạn
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một chế độ ăn ít chất béo và nhiều rau xanh giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì thế, khi cảm thấy cơ thể chuẩn bị bước vào chu kỳ “đèn đỏ”, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng tích cực bằng cách:
- Ăn nhiều rau lá xanh vì chúng đều rất giàu vitamin A, C, E, B, K và folate. Đây đều là các vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm đau bụng kinh. Những thực phẩm này cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do mất máu kinh nguyệt.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh vì nó rất giàu vitamin A, C, E, B, K và folate
- Ăn thịt đỏ vì chúng có thể giúp bạn bổ sung lượng chất sắt đang mất đi khi máu kinh thoát ra ngoài. Nếu bạn cảm thấy việc ăn thực phẩm chứa sắt vẫn chưa đủ bù lượng sắt mất đi trong cơ thể, bạn có thể uống bổ sung các viên sắt tổng hợp để giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Ngoài rau xanh, hoa quả cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể đóng một vai trò quan trọng trong “cuộc chiến” liên quan đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong kỳ “đèn đỏ” của chị em.
- Một vài nghiên cứu khác của các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho thấy rằng những phụ nữ uống sữa hàng ngày có tỷ lệ bị chuột rút, đau bụng kỳ “đèn đỏ” thấp hơn hẳn những người không uống sữa.
Video đang HOT
Một số loại vitamin có thể giúp giảm đau bụng kinh nếu bạn bổ sung nó hằng ngày. Cụ thể, bạn nên bổ sung 500 IU Vitamin E, 100 mg Vitamin B1, 200 mg Vitamin B6, và 1 lượng nhỏ Vitamin D3 hàng ngày. Tất nhiên, đây chỉ là các con số về mặt lý thuyết, để chắc chắn việc bạn cần bổ sung bao nhiêu lượng vitamin cũng như loại vitamin nào là cần thiết thì bạn nên làm xét nghiệm máu để biết chắc chắn.
Bạn có thể làm xét nghiệm máu để biết chính xác cơ thể cần bổ sung vitamin như thế nào
Uống trà
Một số loại thảo mộc được chế cùng với các loại trà có thể giúp bạn làm dịu cơn đau bụng trong kỳ “đèn đỏ”. Bạn có thể chọn trà có tinh chất từ quả mâm xôi, hoa cúc hoặc trà gừng để uống trong những ngày hành kinh vì nó đều có khả năng chống viêm và giúp giảm đau bụng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại trà có caffeine vì caffeine là nguyên nhân khiến bạn lo lắng, căng thẳng nhiều hơn, từ đó chỉ làm cơn co thắt dẫn đến đau bụng của bạn tồi tệ hơn mà thôi.
Uống trà cùng các loại thảo dược tự nhiên cũng là cách để bạn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể – một trong những điều vô cùng cần thiết trong kỳ kinh nguyệt.
Bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu và thuốc lá trong kỳ “đèn đỏ”. Vì rượu có thể gây giữ nước và đầy hơi. Nicotin trong thuốc lá có thể gây ra sự gia tăng căng thẳng và gây ra sự thu hẹp của mạch máu gây co mạch. Vấn đề này dẫn đến lưu lượng máu xuống tử cung giảm và sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh của bạn càng trầm trọng hơn.
Trà từ thảo mộc thiên nhiên sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh của bạn
Nhiều chị em sẵn sàng ngừng việc tập thể dục, thậm chí còn hạn chế vận động khi đến kỳ “đèn đỏ”. Điều này hoàn toàn là hiểu lầm tai hại. Tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng, khó chịu trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
Vì khi tập luyện, cơ thể giải phóng hormone endorphins, nó được coi là thuốc giảm đau tự nhiên vô cùng hiệu quả. Endorphins sẽ giúp chống lại các hormone prostaglandin – nguyên nhân gây ra các cơn co thắt và đau đớn trong kỳ “đèn đỏ” của chị em. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể chăm chỉ hoạt động thể chất trong thời gian “đèn đỏ” nhé.
Hãy thử 1 vài môn thể thao như: đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, chèo thuyền, đi bộ đường dài, hoặc tập gym ở phòng tập gần nhà để sản sinh thật nhiều hormone endorphins.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm tập thể thao trong chu kỳ “đèn đỏ”
Tập yoga để thư giãn cơ thể và giảm đau
Tương tự như các môn thể thao bên trên, bạn hoàn toàn có thể tập yoga trong kỳ “đèn đỏ” vì nó giúp thư giãn cơ thể và làm giảm đau lưng dưới, chân và bụng đáng kể. Khi bạn bắt đầu cảm thấy đau bụng kinh, bạn có thể thử những tư thế yoga khác nhau để đỡ đau bụng. Trước khi bắt đầu tập luyện, bạn nên chọn quần áo thoải mái và bật những bản nhạc nhẹ nhàng để vừa tập luyện vừa thư giãn tinh thần nhé.
Theo Hương Giang – Khám phá
Quan niệm cực nguy hiểm về vô sinh
Nguyên nhân gây vô sinh và vô sinh có thể do nam hoặc nữ giới, nhưng có nhiều quan niệm vô cùng sai lầm về vô sinh rất phổ biến.
Vô sinh (tên khoa học là infertility) được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau một năm (hay nhiều năm) chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Cũng có thể hiểu vô sinh là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản xảy ra trong khoảng 10-15% các cặp nam nữ muốn có con.
2 hiểu lầm cực nguy hiểm về vô sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh,vô sinh có thể do nam hoặc nữ giới, nhưng có nhiều quan niệm vô cùng sai lầm về vô sinh rất phổ biến trong đó có 2 quan niệm dưới đây:
Vô sinh là do nữ giới
Nguyên nhân vô sinh do nữ chiếm khoảng 40% trong khi đó do nam giới cũng khoảng 40% . Vô sinh do cả hai chiếm 20%. Vì thế, vô sinh là phổ biến ở cả hai giới.
Nếu bạn thấy khó thụ thai, thay vì đỗ lỗi cho nhau, các cặp vợ chồng nên đi khám bác sĩ để nhận được một số lời khuyên y tế. Vô sinh ở phụ nữ thường là do rối loạn rụng trứng, dị thường trong khu vực tử cung và cũng do vấn đề với các ống dẫn trứng.
Thư giãn tâm lý có thể trị vô sinh
Đây là một nhận định sai lầm. Bởi vì vô sinh gây ra căng thẳng chứ không phải ngược lại. Vô sinh được gây ra do các vấn đề vật lý với hệ thống sinh sản. Đấu tranh với vô sinh có thể gây ra các vấn đề căng thẳng trong tâm lý gia đình.
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, tỷ lệ xuất hiện đều ở nam và nữ. Do đó, khi thăm khám và chẩn đoán vô sinh phải cần thăm khám cả vợ lẫn chồng để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó điều trị mới có kết quả.
Theo Phụ nữ today/ Khỏe và Đẹp
Sau 1 năm không có thai, nên khám phòng vô sinh hiếm muộn Do đó, cả vợ và chồng đều có trách nhiệm đi khám để tìm nguyên nhân tình trạng khó có con. Vợ chồng em kết hôn được 1,5 năm nhưng chưa có em bé. Ban đầu, chúng em kế hoạch trong vòng 3-4 tháng sau khi cưới, nhưng sau đó "thả" mãi không thành công. Em đi khám và được các bác sĩ...