Bí quyết để không bị ‘tào tháo đuổi’ trong những ngày Tết
Thời tiết mưa phùn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng nếu chỉ cần sơ suất nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm ngày Tết, nỗi ám ảnh của nhiều bà nội trợ.
Theo Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong, vào dịp cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao cũng là lúc gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt, trong dịp Tết, các thực phẩm có sức tiêu thụ tăng gấp 10 lần ngày bình thường như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát… có thể bị làm giả, làm nhái rất nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Cùng với đó, thời tiết mưa phùn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng. Do đó, chỉ cần sơ suất trong chế biến và bảo quản thực phẩm là có thể dẫn đến ngộ độc.
Trong số này, một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc trong những ngày lễ, Tết như ăn gỏi hay thịt chưa chín kỹ. Bánh, mứt, nước ngọt và thực phẩm giá rẻ không rõ nơi sản xuất, thực phẩm có mầu (hóa chất) và mùi lạ, không rõ hạn dùng. Các loại hải sản khô lâu ngày bị nấm mốc, các loại cá và hải sản không tươi sống hay chưa chín kỹ. Hay người dân ăn phải các loại rau sống không được rửa sạch. Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn, các thức uống tự pha chế không bảo đảm vệ sinh.
Trong khi đó, theo TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) có ba nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm hay gặp: Đó là thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng và các độc tố của chúng; thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo mầu, tạo mùi, tạo vị, hóa chất chống sâu mọt… vượt ngưỡng quy định; thực phẩm tự nó có chứa độc chất (cá nóc, gan cóc, trứng cóc, vỏ sắn, nấm độc…) hoặc thực phẩm bị nhiễm độc các hóa chất do ô nhiễm môi trường như thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như kim loại (asen, kẽm, chì…).
Vì tác nhân gây độc là đa dạng nên triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng khá đa dạng. Tùy vào loại nguyên nhân gây độc mà triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sớm sau vài giờ hoặc muộn trong một vài ngày.
Hầu hết các triệu chứng thường bắt đầu từ đường tiêu hóa. Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không…, xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên, nhóm người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người mắc các bệnh mãn tính dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn.
Do đó, việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết. Để đảm bảo có cái Tết an vui, không bị ngộ độc thực phẩm, thầy thuốc ưu tú, Bác sỹ Chuyên khoa cấp II Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo:
Bà nội trợ nên chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (nên chọn các thực phẩm có Giấy Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế hoặc ban ngành liên quan).
Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá… cần phân loại rồi cất trong ngăn đá (trữ trong 2-5 ngày).
Với rau, trái cây nên cất ngăn mát. Riêng củ nên để ở ngoài không khí, nơi thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt.
“Không để lẫn lộn thực phẩm đã nấu chín với thực phẩm tươi sống để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn”, BS Nguyễn Anh Tuấn nêu.
Đáng lưu ý, để đảm bảo an toàn trong khâu chế biến món ăn, BS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh người nấu bếp luôn phải rửa tay sạch sẽ trước chế biến món ăn (nên mang găng tay). Khi ăn đảm bảo ăn chín, uống sôi.
Trong trường hợp nếu không may bị ngộ độc thức ăn với các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng…cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm, nếu đến muộn, người bệnh có thể bị mất nước, nhiễm trùng nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì thuốc có thể làm chậm việc đào thải vi khuẩn khỏi cơ thể.
6 thực phẩm nên bảo quản trong tủ lạnh để giữ lâu và ngon hơn
Trong quá trình bảo quản thực phẩm, nếu các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp có thể khiến thực phẩm bị nấm mốc, héo úa...
Việc bảo quản tốt không những giúp thực phẩm tăng thời hạn sử dụng mà còn giúp cải thiện hương vị. Bright Side đã thống kê những loại thực phẩm nên bảo quản trong tủ lạnh để đạt được những lợi ích kể trên.
1. Bột mì trắng
Nguyên liệu này phải được bảo quản trong nhiệt độ mát và lý tưởng nhất là đựng trong hộp kín. Bằng cách này, sản phẩm được bảo vệ khỏi không khí bên ngoài và giữ được lâu hơn. Bột mì trắng để trong tủ lạnh được 12 tháng, trong khi ở nhiệt độ phòng chỉ để được từ 6 đến 8 tháng.
2. Trái cây và rau sấy khô
Trái cây và rau quả sấy khô có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng rất lâu. Tuy nhiên, điều kiện là gói hoặc hộp trái cây, rau sấy chưa được mở nắp. Điều đó có nghĩa là nếu sản phẩm đã mở nắp, bạn nên bảo quản ngay trong tủ lạnh để thời hạn sử dụng được lâu hơn.
3. Sản phẩm đã qua lò nướng
M ặc dù không nên bảo quản bánh mì trong tủ lạnh nhưng các sản phẩm như bánh quy, bánh cuộn kem... có thể sẽ giữ được lâu hơn khi bỏ vào tủ lạnh. Bột bánh pizza, bánh cuộn đóng hộp và bánh quy hoàn toàn không nên để ở nhiệt độ phòng vì rất dễ hỏng.
4. Táo
Loại trái cây này sẽ tươi, giòn và ngọt hơn khi được bảo quản bằng túi chống ẩm trong tủ lạnh. Bạn nên tránh rửa táo trước khi bảo quản vì nó có thể gây hư hỏng.
5. Bơ đậu phộng
Chúng ta có thể bảo quản bơ đậu phộng chưa mở nắp ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên khi đã mở ra, các chuyên gia khẳng định rằng bạn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh, nếu không bơ sẽ nhanh hỏng và mất hương vị.
6. Cam quýt
Chúng ta có thể bảo quản cam, bưởi và các loại trái cây họ cam quýt khác từ khoảng 2 - 3 tuần trong tủ lạnh. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng đối với cam quýt chỉ được trong khoảng 10 ngày.
Thực hư ăn khoai lang mọc mầm có hại cho sức khoẻ Khi khoai lang mọc mầm, những giá trị dinh dưỡng không còn nhiều nữa. Thậm chí khi ăn phải có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố

Canh bổ dưỡng từ các loại đậu

Các bước chuẩn bị thay thủy tinh thể mắt

Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Raynaud

Bé trai 7 tuổi thở ra...tiếng kèn

Một số thuốc dùng trị viêm quanh khớp vai

Bác sĩ chỉ ra loạt nguy cơ 'đặc thù' gây vô sinh hiếm muộn

Chế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-Jeghers

Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo

Đi bộ theo cách này, giảm nguy cơ 13 loại ung thư

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

Thời trang cho người chân kém thon gọn: 4 lựa chọn hoàn hảo để tôn dáng
Thời trang
11:45:48 25/04/2025
Phim Trung Quốc khiến netizen "mê chữ ê kéo dài" vì quá hay: Nội dung cực cuốn, dàn cast không một điểm chê
Phim châu á
11:20:27 25/04/2025
7 món đồ nên chọn loại "bền nhẹ dễ dùng" từ tuổi 55 và 5 món nên ngưng vì không còn phù hợp
Sáng tạo
11:15:56 25/04/2025
Khoe ảnh kỷ niệm 30 năm ngày cưới, nam thần U60 gây sốc với body như trai trẻ
Sao châu á
11:15:07 25/04/2025
Vây cá hồi vừa ngon mà lại siêu rẻ, chế biến kiểu này ai cũng mê
Ẩm thực
11:11:21 25/04/2025
Điều gì đang khiến smartphone ngày càng 'nhàm chán'?
Thế giới số
10:57:28 25/04/2025
Sony Xperia 1 VII bất ngờ rò rỉ hình ảnh
Đồ 2-tek
10:50:47 25/04/2025
Lương Thùy Linh bất ngờ kín đáo, đối lập vẻ quyến rũ của Lan Khuê
Phong cách sao
10:49:37 25/04/2025
Vũ Cát Tường bên vũ công xinh đẹp: Cưng chiều bạn đời, cởi mở đời tư
Sao việt
10:46:50 25/04/2025
NSND Thanh Hoa nói về màn kết hợp gây sốt với Hòa Minzy
Nhạc việt
10:44:28 25/04/2025