Bí quyết để học như một “siêu nhân”
Bạn từng trầm trồ trước nhỏ lớp trường vì khoản học tập siêu đẳng? Bạn thầm ngưỡng mộ thằng bạn chí cốt toàn “top 5″ của lớp? Đừng vội nghĩ họ là “siêu nhân” vì bí quyết có thể cực kì đơn giản: học cách… ghi chú.
Mới nghe có thể bạn nghĩ chuyện này cũng… thường thôi mà!? Nhưng thực tế lại cho thấy nó hiệu quả, thậm chí có vai trò quyết định sự thành công trong học tập của bạn. Nhưng thật không may, mọi người lại ít để ý đến điều này và hầu hết các trường cũng không có các lớp học dạy cho bạn cách ghi chép. Vì thế, biết đâu bài viết này lại thật hữu ích cho bạn!
Ghi lại cách sự kiện quan trọng
Nếu giáo viên của bạn là người thường viết ghi chú lên bảng thay vì đọc cho bạn chép. Đừng khó chịu, đó thực sự là một “bonus”. Cô dạy sử của bạn đề cập đến ngày của một cuộc nội chiến, thầy toán dùng một công thức hay… hãy viết chúng ra nhé.
Cũng phải mất kha khá thời gian để tìm ra thông tin nào thực sự hữu ích, nên bạn hãy cố gắng và không được vội từ bỏ. Những giáo viên khác có cách thể hiện thông tin khác nhau. Ví dụ, một số giáo viên có thể đề cập đến nhiều ngày tháng và sự kiện trong lúc giảng nhưng chỉ viết một vài chi tiết quan trọng trên bảng. Giáo viên khác có thể không ghi bất cứ điều gì trên bảng nhưng nếu để ý, bạn có thể thấy họ lặp đi lặp lại một thông tin. Đó đích thị là điều bạn phải ghi chú lại. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận biết được phong cách của một giáo viên, chuyện “take note” lúc này cũng đơn giản hơn rồi phải không?
Hãy ghi chép những điều quan trọng khi lên lớp nhé các bạn. (Ảnh minh họa)
Không ghi quá nhiều
Bạn không nên điên cuồng ghi chú tất cả những gì thầy nói trong lớp. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào việc ghi chú, bạn có thể bỏ lõ nhiều thông tin “đắt giá”. Một người thực sự biết cách học là lắng nghe, ghi lại một vài điều quan trọng và nghiên cứu chúng thật kĩ. Còn một điều mà hầu hết mọi người đều “ngại” đó là: hỏi.
Đừng ngại yêu cầu giáo viên của bạn lặp lại, hay giảng thêm bất kì điều gì bạn còn “lăn tăn”. Các bạn khác trong lớp cũng hiểu thêm vấn đề khi nghe chúng 1 lần nữa vì biết đâu thầy giảng quá nhanh và cả lớp đều “gãi đầu gãi tai” thì sao? Nếu bạn không muốn “ra mặt” trong lớp học, hãy gặp giáo viên của bạn sau đó. Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn hỏi để làm rõ những ghi chú bạn có được.
So sánh thông tin
So sánh những thông tin bạn ghi chú được với những cái mà bạn đọc được, tìm hiểu được từ những nguồn khác (tất nhiên phải đáng tin một chút). Thậm chí bạn có thể muốn thêm vào các ghi chú của bạn khi bạn tìm thông tin từ các bài đọc. Cũng cần chú ý so sánh ghi chú của mình với những người khác. Điều này sẽ giúp các bạn phát hiện lỗi của nhau, học tập kiến thức của nhau hay giúp bạn nhớ thông tin lâu hơn. Thêm nữa, việc học tập cùng nhau cũng làm tăng khả năng làm việc nhóm và xây dựng 1 tình bạn bền vững.
Sao chép thông tin
Video đang HOT
Khi bạn ghi chú quá vội vàng rất có thể chữ viết của bạn sẽ trở thành “rồng bay phượng múa”. Hãy chép lại những ghi chú của mình thật cẩn thận. Rất nhiều bạn chủ quan vì khi bạn còn hiểu vấn đề thì ghi chú đó “còn đọc được”, nhưng một thời gian sau bạn sẽ gặp rắc rối thực sự đấy!
Sẽ thật tai hại khi bạn chuẩn bị có bài kiểm tra mà chẳng hiểu mình đã ghi chú lại cái gì.
Tổ chức thông tin
Hãy ghi chú cho từng chủ đề ở 1 nơi mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy mỗi khi cần đến. Chia những ghi chú theo từng chủ đề và quản lí chúng thật chặt chẽ, quy tắc. Sẽ rất khó khăn cho bạn khi cứ đến kì thi là bạn lại lục tung tài liệu của mình lên.
Công việc ghi chú sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách tổ chức và quản lí thời gian. Đơn cử, nếu bạn quyết định ghi chép lại cẩn thận những ghi chú của bạn mỗi buổi tối, bạn sẽ có ít thời gian hơn để xem TV, online hay tám với bạn bè; nhưng bạn sẽ tiết kiệm được thời gian về sau khi bạn chuẩn bị cho kì thi hay các đề tài học tập.
Ghi chú là cách bạn cho mình cơ hội “hấp thu” những kiến thức hữu ích 1 cách tự nhiên. Điều này không chỉ giúp bạn làm tốt bài kiểm tra của mình mà còn tăng cường sự tự tin tuyệt vời cho bạn. Sẽ thật tuyệt nếu bạn làm chủ được kiến thức và suy nghĩ của mình phải không nào!? Chúc bạn trở thành một siêu nhân trong học tập nhé!
Học và ôn để kiểm tra
Mỗi khi cô giáo thông báo chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết là chúng ta "toát mồ hôi" hột. Sắp kiểm tra rồi, biết học cái gì trước? Cuống quá đi mất! Bạn hãy bình tĩnh nhé! Chúng tớ sẽ gợi ý cách học tốt nhất để có thể tự tin "đối mặt" các bài kiểm tra, từ 15' đến 1 tiết, thi học kì...
Học thật kĩ
Đây là điều bắt buộc! Vì đó là gốc rễ để chúng mình có thể tự tin với mọi bài kiểm tra. Học kĩ nghĩa là trước mỗi đợt kiểm tra hãy :
Hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng của thầy cô và từ sách giáo khoa.
Ngay sau tiết học hoặc ngay khi về nhà, hãy xem lại những gì bạn đã ghi chép được.
Xem qua lại bài trước buổi học sau.
Định ra một khoảng thời gian dài hơn vào cuối tuần để ôn lại thật kĩ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ôn thật kĩ
Trước mỗi kì kiểm tra các bạn đều được thông báo trước, hoặc có thể "thăm dò" trước tình hình (đối với các bài 15'). Nói chung là thông tin kiểu gì cũng sẽ rò rỉ từ lớp này sang lớp khác. Thế nên, chuẩn bị tinh thần trước đi là vừa nhé! Ôn trước đi nào:
Ghi chép cẩn thận và chi tiết những gì thầy cô dặn về những vấn đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra sắp tới.
Sắp xếp những ghi chép, sách vở và bài tập theo thứ tự những gì sẽ gặp trong bài kiểm tra.
Ước lượng xem bạn cần bao lâu để ôn tập.
Lập một thời gian biểu chỉ ra khoảng thời gian bạn dành để ôn tập và bạn có những tài liệu gì.
Tự kiểm tra mình qua các tài liệu.
Học hết những gì bạn cần trước ngày kiểm tra. Những gì khúc mắc nhớ hỏi mọi người, để tránh tình trạng khi làm bài vào đúng câu mà mình chưa kịp hỏi nhé!
Chú ý đặc biệt đến mọi hướng dẫn về học tập, đó có thể là những tài liệu mà thầy cô phát trước giờ kiểm tra, hoặc ngay từ đầu khóa học! Chẳng hạn như: Những điều chủ chốt, một số chương đặc biệt hoặc một số phần trong một chương ..v.v...
Nhiều lớp đã tranh thủ "cò cưa" tán chuyện thân mật với cô trong giờ để "thu thập" thêm tin tức của bài kiểm tra sắp tới đấy. Nhiều khi hiệu quả lắm nhé! Tuy nhiên cách này không nên áp dụng lâu dài được đâu!
Trước kì kiểm tra, hãy đặc biệt chú ý đến những gì thầy cô giảng.
Đặt ra một loạt những câu hỏi theo bạn có thể gặp trong bài kiểm tra.. Hãy thử coi mình là người ra đề, rồi lại thử xem bạn có thể trả lời những câu hỏi đó không.
Hãy xem lại những bài kiểm tra trước mà thầy cô đã chấm cho bạn để tránh đi lại vết xe đổ đáng tiếc trong các bài đã làm nhé!
Tham khảo từ các bạn học để xem có thể đoán trước điều gì về bài kiểm tra.
Đặc biệt chú ý đến các gợi ý về cái mà thầy cô có thể hỏi đến, chẳng hạn như khi thầy cô:
Nói một điều gì hơn một lần.
Viết lên bảng.
Dừng lại để kiểm tra xem bạn ghi chép đến đâu.
Đặt ra câu hỏi cho cả lớp.
Nói rằng: "cái này sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra".
Lập một bản liệt kê những gì cần kiểm tra.
Nắm rõ những vấn đề gì bạn sẽ phải học cho bài kiểm tra - những công thức, những ý chính, những bài viết mà bạn phải làm. Bản liệt kê này sẽ giúp bạn chia nhỏ những thứ bạn cần học thành những phần được sắp xếp, và có thể xoay xở được, như vậy bạn có thể ôn tập một cách toàn diện ngay cả khi bạn không cảm thấy hứng thú với nó.
Tạo những bản tóm tắt và những phần được đánh dấu.
Hãy đánh dấu (xem thêm đánh dấu) những ý quan trọng của bài học và mối liên quan giữa những ý này. Những bản tóm tắt sẽ liệt kê những ý chính theo một hệ thống.
Sự sáng tạo trong cách trình bày cũng góp phần đơn giản hóa quá trình tiếp thu của bạn.
Làm những tấm thẻ giúp trí nhớ
Để có thể nhớ các định nghĩa, công thức, một dãy các dữ liệu, hãy viết tiêu đề vào một mặt của tấm thẻ và nội dụng ở mặt bên kia. Những thẻ nhớ này không chỉ giúp bạn luyện khả năng nhận ra những nội dung quan trọng mà còn giúp bạn có thể nhớ được những kiến thức của mình chỉ từ một vài thứ linh tinh.