Bí quyết để đạt điểm cao môn Writing tiếng Anh
Trong các kì thi IELTS hay TOFEL tiếng Anh thì môn viết (Writing) là một bài thi rất quan trọng. Đây là một trong những phần thi khó và nhiều bạn không được điểm cao như mong muốn. Khi viết luận (essay) tiếng Anh, nhiều bạn có thói quen là viết bằng tiếng Việt trước, sau đó dịch ra tiếng Anh.
Cách này vừa mất thời gian vừa không hiệu quả vì mỗi một ngôn ngữ đều có văn phong và cách diễn đạt riêng. Xin giới thiệu những bí quyết để làm tốt môn Writing tiếng anh.
1. Chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
Cơ bản nhất chính là lỗi chính tả và ngữ pháp. Không giống môn nói hay nghe có thể “thông cảm” một số lỗi ngữ pháp hoặc phát âm, môn viết cực kỳ quan trọng chính tả và ngữ pháp. Muốn nâng cao chỉ số này thì chỉ có cách là học nhiều, tập viết nhiều mà thôi. Nên chú ý viết câu càng đơn giản càng tốt để tránh sai ngữ pháp, chưa quen thì cứ viết câu đơn (chủ ngữ, động từ, tân ngữ) là được rồi. Chú ý dùng thì cho hợp trình tự thời gian nữa là ổn (chủ yếu là hiện tại đơn, tiếp diễn, hoàn thành, quá khứ đơn, tương lai đơn, đôi khi quá khứ hoàn thành thôi). Lỗi này với những giáo viên nghiêm khắc có thể trừ 0,5-1đ/lỗi.
2. Đảm bảo về ngữ nghĩa và văn phong
Qua được lỗi chính tả và ngữ pháp chính là lỗi về ngữ nghĩa. Có nghĩa là cách diễn đạt không theo văn phong tiếng Anh. Trường hợp này xảy ra là do người viết nghĩ theo tiếng Việt rồi dịch ra. Nên biết vốn từ tiếng Việt của ta chênh lệch rất lớn với tiếng Anh, nếu dịch ra thì chắc chắn ta sẽ không đủ từ vựng (nên phải tra từ điển, rồi dẫn đến viết một bài văn kiểu google translation). Muốn biết ví dụ buồn cười về nghĩa tiếng Việt, viết tiếng Anh bạn cứ chép một bài văn lên google translate là rõ. Nhiều bạn viết như vậy luôn đó. Muốn không mắc lỗi này thì nên tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, dùng vốn từ của riêng mình để diễn đạt điều muốn nói. (ví dụ như bạn không biết chữ “resize” có thể dùng “edit something size”)
3. Đảm bảo cấu trúc của từng đoạn văn cũng như toàn bài
Cấu trúccũng là một điểm rất cần thiết. Một paragraph cần gì, một essay là như thế nào… những yêu cầu cơ bản nằm trong kiến thức nền khi viết hay nói đơn giản là công thức của bài văn mà bạn được yêu cầu viết chính là lỗi tiếp theo cần khắc phục. Dù bạn viết văn hoa cỡ nào mà paragraph không có topic sentence (hoặc topic sentence không chuẩn) cũng bị trừ điểm nặng. Một essay cũng vậy, các đoạn phải bổ sung, hỗ trợ hoặc tương phản nhau, phải kết dính với nhau thành một khối và mở đầu bằng opening paragraph, kết thúc bằng concluding, phải có thesis statement đạt yêu cầu. Nên nghiên cứu kỹ phần lý thuyết được học về vấn đề này.
4. Viết đúng chủ đề và văn phong trôi chảy
Rất nhiều bạn viết lạc đề và không trôi chảy. Vấn đề tưởng như dễ ăn này lại khiến nhiều bạn bị trừ điểm do không hiểu rõ đề bài, hoặc do chọn ý sai dẫn đến lan man, không bám sát nội dung cần nói. Chú ý tập trung vào từng paragraph, viết ngắn gọn và bám theo topic sentences của các paragraphs. Nên dùng các từ chuyển tiếp câu, đoạn (firstly, secondly, however, on the other hand….) để dẫn dắt người đọc cũng như chính mình.
5. Dùng các biện pháp nghệ thuật hoặc điểm ngữ pháp đã học
Dùng các biện pháp nghệ thuật hoặc điểm ngữ pháp đã học. Cái này áp dụng cho các bạn học sinh, sinh viên dùng để “qua môn” nhé. Lưu ý làm sao chèn vào những gì được học trước đó (các thì, cách so sánh, cấu trúc…) vào bài viết thì sẽ được điểm cao hơn. Nên sủ dụng nhiều các cụm từ khó, các câu phức càng nhiều càng tốt. Tránh lặp đi lặp lại một cấu trúc hay một hiện tượng ngữ pháp nhiều lần mà nên chọn những từ hay cụm từ tương đương để thay thế.
Video đang HOT
6. Có quan điểm cá nhân
Bạn nên có quan điểm cá nhân vấn đề mà bạn đặt ra trong bài viết. Tùy vào chủ đề mà thêm vào cảm nhận cá nhân nhiều hoặc ít. Dùng thêm những hình ảnh bóng bẩy, các thành ngữ… sẽ là những điểm cộng.
Ngoài ra, bạn cũng nên đọc các bài viết mẫu để làm quen cách hành văn tiếng Anh, học hỏi cách triển khai và phân tích, học từ vựng… Kiến thức nền (background knowledge) cũng rất quan trọng, bạn đọc nhiều thì chủ đề nào cũng viết được. Và điều quan trọng là bạn phải viết nhiều, khi thực hành nhiều bạn sẽ quen với các dạng bài. Khi quen rồi thì mọi thứ chỉ như công thức giải toán vậy, áp dụng vào là giải được thôi. Làm tốt những điểm nêu trên điểm viết của bạn sẽ cải thiện vô cùng đáng kể. Cứ làm từ thấp đến cao tùy theo trình độ của các bạn. Bằng cách này bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho mình.
Nguyễn Lan Hương
Theo Tiếng nói giáo viên
Học văn có lăn tăn?
Một số người cho rằng phải học giỏi toán, lý, hóa hay tiếng Anh thì mới dễ thành công và e ngại khi giới thiệu bản thân hay con em mình đang là học sinh chuyên văn, sinh viên ngành văn học, sư phạm văn...
Các bạn trẻ trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm viết văn do dự án Cái cây nhỏ tổ chức - ẢNH: THÚY HẰNG
Tuy nhiên trên thực tế, ngữ văn là môn học theo ta suốt cuộc đời, gắn bó với tất cả chúng ta ở một khía cạnh nào đó, cho dù khi ra trường làm bất cứ ngành nghề gì.
Môn học dạy làm người
"Những bài học văn của cô giáo dạy tiểu học đã đổi thay cuộc đời tôi. Từ một học trò ngỗ nghịch, từng chỉ biết gạch đầu dòng cho một bài văn, tôi đã trở thành một người học văn khá nhất nhì lớp và sau này nghề nghiệp của mình gắn liền với những con chữ", anh Nguyễn Bá Tuấn, cựu nhân viên Công ty TNHH truyền thông Hoa Mặt Trời (TP.HCM) chia sẻ.
Không chỉ với anh Tuấn, nhiều bạn trẻ nay đã trưởng thành, có thể làm nhiều công việc khác nhau, họ đều nhận ra không phải toán, lý, hóa hay tiếng Anh, mà chính văn mới là môn học họ cần nhiều nhất trong cuộc đời.
Một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi bắt gặp hai anh em song sinh Nguyễn Phạm Thiên Thanh, Nguyễn Phạm Thiên Phúc, HS lớp 10 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM đang chăm chú lắng nghe và ghi chép buổi trò chuyện của Thiên Hương, cô gái trẻ có nhiều hoạt động ý nghĩa để bảo vệ hang Sơn Đoòng (Quảng Bình). "Em sẽ viết thư cho chị Hương, đây là một đề tài thầy giáo dạy văn giao cho chúng em, viết thư cho một người em ngưỡng mộ", hai anh em nói và khoe với chúng tôi một tập sách lưu lại những bức thư em viết cho người thân, bạn bè.
Bà Phạm Thanh Dung, mẹ của Thanh và Phúc, cho hay đây là những hoạt động của dự án Học văn từ cuộc sống đang được nhiều học sinh yêu thích ở Trường THPT Bùi Thị Xuân. "Các con yêu thích môn văn và không bao giờ nghĩ viết văn là áp lực bắt buộc. Mỗi bài văn với các con đều là ghi chép những cảm xúc thật của mình", bà Dung nói.
Gắn bó với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú (TP.HCM) hơn 14 năm, trong những bài giảng văn, cô Lê Thị Trúc, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn, luôn lồng ghép nhiều bài học thực tế cuộc sống để hướng các học trò trở thành người nhân ái, tử tế. Nhiều học trò từng ngỗ nghịch đã đổi thay, các em thành công và không quên ơn cô giáo cũ. Với cô Trúc, đó là một niềm hạnh phúc của nghề.
"Môn văn là môn dạy làm người. Sau này dù có thành bác sĩ, kỹ sư hay bất cứ ngành nghề nào, người ta cũng đều phải dùng môn văn ngày ngày để nói chuyện với bệnh nhân, thuyết phục khách hàng, đối tác", cô Trúc nói.
Viết đúng trước khi viết hay
Lê Phương Dung, 22 tuổi, sinh viên năm cuối Khoa Văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trước khi nghĩ đến viết hay, hãy viết cho đúng. "Cảm giác khi đọc một bài văn đang mượt mà, gặp một lỗi chính tả thấy "khựng" lại, những cảm xúc chợt tan biến. Nếu được, bạn hãy chuẩn bị cho mình một cuốn từ điển tiếng Việt bên mình để tra ngay khi nghi ngờ", Phương Dung chia sẻ.
Nguyễn Quỳnh Hương (22 tuổi, cựu HS chuyên văn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người sáng lập dự án Cái cây nhỏ về chuyện học văn), chia sẻ: "Tôi tìm được phương pháp, kinh nghiệm học văn. Môn văn có những quy tắc của nó. Muốn học văn tốt, cũng như người VN học tiếng Anh, tập trung kỹ vào các ngôn ngữ, ngữ pháp, chính tả, quan hệ từ... Cái gốc phải vững, sau đó mới trau dồi những cách diễn đạt hay. Làm sao để học môn văn tốt hơn là trăn trở của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, nếu biết tự tạo động lực cho mình thì dù là môn học gì cũng là niềm vui và hữu ích".
Phạm Thiên Trang, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, cho rằng động lực học văn có thể đơn giản như là để viết những nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội, để những bài quảng cáo tiếp cận được nhiều người hơn; hay viết blog hay hơn, ấp ủ dự định viết sách cho riêng mình...
Trong khi đó, Phạm Thúy Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: "Các bạn trẻ có thể trau dồi cách viết văn bằng cách đọc sách, viết nhật ký, chia sẻ những câu chuyện với người khác".
Ý kiến
Phát triển nhân cách và kỹ năng
"Tôi từng có thời gian rất ghét môn văn vì thấy nó nhàm chán. Thực tế, trong bối cảnh xã hội hiện tại nhiều người trọng việc học các môn tự nhiên hơn mà quên mất ngữ văn cũng là một môn khoa học. Đặc biệt việc học môn văn có tác động đến sự phát triển nhân cách và cả kỹ năng của con người".
Lê Thị Huyền Nhung (sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Nhìn nhận vấn đề tốt hơn
"Học văn giúp tôi lưu giữ những trải nghiệm của mình. Nhờ học văn, thái độ cũng như cách nhìn nhận sự việc của tôi trở nên khách quan, đa chiều, sâu sắc hơn".
Huỳnh Hải Nhi (học sinh Trường THPT Năng khiếu TP.HCM)
Khi đi làm mới thấy giá trị
"Hồi nhỏ vì chưa được khơi dậy giá trị và tình yêu với môn văn nên tôi chỉ học cho xong. Bây giờ đi làm, đặc biệt về mảng cần phải viết những câu quảng cáo cho các nhãn hàng, mới thấy giá trị của việc học ngữ pháp, ngôn ngữ. Nếu được quay trở lại, tôi sẽ học môn văn một cách khoa học hơn".
Vũ Thị Minh Thư (nhân viên marketing tại TP.HCM)
Nghĩ đến các ứng dụng sẽ thấy thích thú
"Nhiều người học văn một cách miễn cưỡng, học vì ai cũng học, nhưng nếu nghĩ về những ứng dụng của nó trong cuộc sống thì sẽ có hứng thú và động lực hơn nhiều".
Lê Phong (chuyên viên dịch thuật tại TP.HCM)
Tăng cường dạy văn ứng dụng
Đinh Thùy Linh, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM, nhận xét: "Tôi thấy việc học môn văn ở nhà trường hiện còn đang xoáy sâu quá nhiều vào việc phân tích tác phẩm mà không tập trung sâu vào ngôn ngữ và ngữ pháp. Ngay cả bản thân tôi học khối D cũng viết, nói sai chính tả vì tính vùng miền khá nhiều. Thêm nữa, nếu môn văn có các tiết học tương tác nhiều hơn giữa thầy và trò, tăng cường dạy văn ứng dụng như viết đơn, thư, viết truyện ngắn, bài phát biểu... sẽ giúp chúng tôi gia tăng tình yêu với môn văn".
"Môn văn là môn dạy làm người. Sau này dù có thành bác sĩ, kỹ sư hay bất cứ ngành nghề nào, người ta cũng đều phải dùng môn văn ngày ngày để nói chuyện với bệnh nhân, thuyết phục khách hàng, đối tác"
Lê Thị Trúc
Theo thanhnien
Muốn xin học bổng, không thể không biết đến những lưu ý quan trọng khi viết bài luận này Làm thế nào để một bài luận được trường đại học đánh giá cao? Làm sao để thể hiện được hết cá tính, hoài bão của bạn trong bài luận? Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi làm bài luận để nộp hồ sơ cho các trường đại học mà các chuyên gia đã đưa ra, hay nói cách khác,...