Bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống
Các bậc cha mẹ nên lưu lại bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh và áp dụng với trẻ nhà mình, việc này không chỉ giúp cho mọi việc diễn ra trong cuộc sống của trẻ trở nên dễ dàng hơn, mà còn rất hữu ích với cuộc sống sau này của trẻ.
Vấp ngã hay va chạm cùng với sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể là điều thường xảy ra trong giai đoạn thơ ấu của trẻ. Điều đó có nghĩa là trẻ đang vận động, vui chơi và dần học được cách để điều khiển các giác quan trên cơ thể mình. Nhưng đây có thể là một giai đoạn khó khăn đối với các bậc cha mẹ khi phải chứng kiến điều đó.
Tuy nhiên, theo bài chia sẻ của Geoffrey Redick trên trang LifeHacker Offspring, lúc này phản ứng của bậc cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến trẻ, đó là lý do tại sao bạn cần áp dụng bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh và lý trí, mặc dù chính bản thân bạn đang cảm thấy rất lo lắng.
Trong bài viết, Redik đã đưa ra một số lời khuyên về cách hành động cụ thể để giúp bạn và trẻ có thể vượt qua chuyện đó dễ dàng.
1. Đừng vội vàng phản ứng lại
Cần rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát bản thân để không thể hiện ra sự lo lắng khi trẻ không may bị thương, nhưng đây lại là chính xác những gì bạn cần phải làm.
Khi bạn đánh giá tình hình không có vấn đề nghiêm trọng gì xảy ra, thì việc không nên phản ứng lại là khá phù hợp. Vì có thể việc bạn phản ứng lại sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bối rối và sợ hãi hơn.
Khi trẻ chơi hãy chú ý tới trẻ hơn
Với trẻ bị ngã hay va chạm, cha mẹ nên nói những lời động viên và hãy ôm trẻ thật chặt, việc ôm trẻ đem lại rất nhiều ích lợi, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, nhẹ nhàng hơn trong vòng tay của bạn và đồng thời cũng sẽ không nhìn thấy sự lo lắng trên khuôn mặt của bạn.
2. Hãy chuẩn bị thật chu đáo
Bộ sơ cứu là một thứ mà bạn phải mang theo người bất cứ khi nào bạn phải đi xa nhà. Với băng gạc y tế, thuốc mỡ kháng sinh, túi chườm lạnh, thuốc giảm đau và một số găng tay dùng một lần, bạn sẽ luôn sẵn sàng cho bất kỳ một sự cố nào xảy ra với lũ trẻ.
Là mẹ của những đứa trẻ hiếu động thường xuyên bị thương do các va chạm, bạn nên mang theo thêm một số đồ chơi hay thứ gì có thể cho trẻ tiêu khiển, có thể là trái cây, kẹo hoặc quyển sách mà trẻ yêu thích. Nó sẽ trở nên hữu dụng khi hướng sự chú ý của trẻ đến các vật khác trong khi bạn xử lý các vết thương.
3. Chú ý đến hoạt động của trẻ
Video đang HOT
Tôi rất vui khi thấy Redick đề cập đến điều này. “Giờ chơi của con là thời gian dành cho Facebook của cha mẹ” Redick viết câu này với một sự mỉa mai, nếu quả thật mắt bạn cứ “dán” vào chiếc điện thoại, bạn sẽ bỏ lỡ việc biết được tình huống làm con bạn khóc thét lên với một cái đầu gối bị rớm máu.
Tình huống sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn luôn lặp đi lặp lại câu hỏi “Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện gì đã xảy ra?” thay vì nhanh chóng xử lý tình huống khi mà bạn đã quan sát được, vô hình bạn sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy khó chịu hơn.
Vì vậy, hãy chú ý đến hoạt động của trẻ nhiều hơn để luôn trong trạng thái sẵn sàng khi bất ngờ có thương tích xảy ra.
4. Bớt lo lắng
Redick viết: “Hãy đi giày trượt cho trẻ và dẫn chúng tới công viên, làm một cầu trượt đơn giản và đẩy trẻ trượt xuống một cách nhẹ nhàng. Tôi vẫn thường làm điều này … Những gì mà bạn đang làm là dạy đứa trẻ cảm thấy như đang bị ngã, trải nghiệm một chút về đau đớn và rồi hãy bỏ qua nó, đứng dậy, phủi bụi và tiếp tục tham gia vào trò chơi”.
Đừng quá lo lắng, hãy để trẻ được tự mình trải nghiệm mọi thứ
Dạy trẻ làm thế nào để đối phó một cách bình tĩnh và hiểu biết với các vết thương hay vết bầm tím của chính bản thân mình, sẽ giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm quý báu để đối phó với những khó khăn sau này gặp phải trong cuộc đời.
Nó sẽ tạo nên tính cách kiên cường mà cha mẹ đang cố gắng để xây dựng nơi trẻ. Vì vậy, từ giờ trở đi khi trẻ có va chạm hay vấp ngã thì đừng vội lo lắng hay hoảng sợ.
Hãy hít một hơi thật sâu, lấy bộ sơ cứu và tiến đến bên trẻ, và bạn nên coi việc này như là công việc bình thường của các bậc cha mẹ khi chăm sóc đứa con của mình.
Hy vọng rằng, việc áp dụng bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnhđược chia sẻ ở trên sẽ phần nào làm yên tâm các bậc cha mẹ có con thường hay bị các vết thương do đùa nghịch hỏi thăm.
Khuyên Vũ
Theo Sức khỏe gia đình
Sơ cứu nhanh chóng khi bị đập đầu xuống đất, tránh biến chứng chấn thương sọ não cực nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn.
Đập đầu xuống đất - chấn thương có thể xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày
Trong cuộc sống hàng ngày, chấn thương đầu nói chung bao gồm nhiều hiện tượng như đập đầu xuống đất, bị va đầu vào vật cứng gây đau đầu, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu... Phần lớn chấn thương đầu không quá nguy hiểm và không để lại di chứng gì, ngoại trừ những vết bầm tím hoặc bị sưng.
Tuy nhiên trong chấn thương đầu vẫn có nhiều ca nặng hoặc những sang chấn trường diễn ở đầu cũng mang lại những tổn thương cho não bộ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chấn thương đầu nói chung bao gồm nhiều hiện tượng như đập đầu xuống đất, bị va đầu vào vật cứng gây đau đầu, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu...
Hầu hết những trường hợp bị chấn thương đầu nhẹ sẽ gặp phải những hậu quả như chảy nhiều máu vì da đầu và mặt tập trung nhiều mạch máu, sau đó gây thâm tím, sưng... nhưng thực sự không quá nghiêm trọng, theo thời gian sẽ khỏi dần.
Tuy nhiên, biến chứng của những trường hợp bị chấn thương đầu nặng có thể sẽ rất nguy hiểm. Khi bị chấn thương, có thể chỉ là bị sưng, hoặc chảy máu nhưng cũng có thể là bị chảy máu não dẫn đến tăng áp lực nội sọ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn. Trong trường hợp có những dấu hiệu của chấn thương sọ não cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu, trong lúc đợi xe cấp cứu đến bệnh viện nhanh chóng.
Khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn.
Một số dấu hiệu của chấn thương sọ não mà chúng ta không được bỏ qua là mất ý thức, nhịp thở bất thường, vết thương nghiêm trọng và nghi ngờ vỡ hộp sọ, chảy máu, chảy dịch từ mũi, tai và miệng, nói ngọng, nói linh tinh hoặc thị lực suy giảm đột ngột, đồng tử giãn rộng, người yếu, liệt người, buồn nôn, đau cứng cổ, nói lắp, nôn vọt nhiều hơn 2-3 lần (trẻ em sẽ không nôn ngay sau khi xảy ra chấn thương vì vậy đừng quá hoảng sợ nếu một đứa trẻ bị ốm sau khi chấn thương vùng đầu).
Khi xuất hiện những dấu hiệu này cần ngay lập tức gọi điện để xe cấp cứu tới đưa nạn nhân đến bệnh viện. Trong lúc đó, bạn cần tiến hành sơ cứu khi bị chấn thương đầu theo những bước cụ thể.
Sơ cứu khi bị đập đầu xuống đất cần nhanh chóng, kịp thời và nhanh nhạy
Đối với trẻ nhỏ
Khi trẻ nhỏ chẳng may bị đập đầu xuống đất hay bị va đầu vào đâu, khiến trẻ bị chấn thương đầu, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh giúp trẻ theo những bước sau:
Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.
- Kiểm tra tổng thể những vết thương trên người trẻ. Nếu chảy máu cần dùng bông băng để giúp trẻ cầm máu tạm thời.
- Dùng khăn để chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút nếu xuất hiện sưng u đầu. Nếu cần, mẹ có thể ngưng 5 phút, và tiếp tục chườm lạnh thêm 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.
- Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.
- Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.
- Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức. Trong trường hợp không có những dấu hiệu đó vẫn cần quan sát kỹ trong 1-2 ngày sau đó.
Đối với người lớn
Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút.
- Cần xem xét, đánh giá vết thương vùng đầu sau khi xảy ra va chạm. Nếu nhẹ thì chỉ cần chườm lạnh để giảm sưng đau và tiếp tục theo dõi. Nhưng cần nhanh chóng gọi điện cho cơ sở y tế khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm.
- Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút. Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết và tránh di động cổ. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo bỏ mũ ra.
- Sử dụng gạc vô trùng hay vải sạch băng ép vết thương để cầm máu. Nếu nghi ngờ vỡ xương sọ thì không băng ép trực tiếp lên vết thương.
- Nếu nạn nhân không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho, vận động) thì cần tiến hành CPR.
Theo Helino
Những cách bảo vệ tính mạng khi thang máy gặp sự cố mà ai cũng nên biết Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó bạn đang đi một mình trong thang máy và thang máy đột ngột ngừng hoạt động, bạn sẽ như thế nào? Hoảng loạn, gào thét, khóc lóc, ngồi chờ người đến cứu hay tự tìm cách giải thoát? Đối với những người làm việc trong các cao ốc văn phòng, sinh sống tại các...