Bí quyết đạt điểm 10 môn Vật lý của nam sinh trường Cảnh sát
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, chỉ có một thí sinh đạt điểm 10 môn Vật lý là Hồ Quang Truyền (Tiền Giang). Truyền hiện là sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Chỉ còn 4 tháng nữa để học sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2016. Nếu nỗ lực, học sinh có thể tăng tối đa khoảng 2 điểm trong một môn thi.
Vật lý là môn học mình yêu thích nên luôn cố gắng nắm chắc các phần lý thuyết ngay ở lớp khi thầy cô giảng bài. Về bài tập, mình cố gắng nhớ công thức và áp dụng cho từng bài đơn giản, sau đó làm thêm nhiều bài tập khó.
Trong khoảng 3 tháng đầu, học sinh nên tập trung phần bài tập. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải nắm chắc lý thuyết mới hỗ trợ tốt nhất cho bài tập. Tháng cuối cùng, học sinh cần tổng hợp lại kiến thức đã học và chú ý đến lý thuyết, đặc biệt là hai tuần cuối. Thí sinh cần hiểu rõ không phải học thuộc lòng lý thuyết mà cố gắng hiểu bản chất vấn đề sẽ nhớ lâu hơn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Mối quan hệ giữa bài tập và lý thuyết trong đề Vật lý rất gắn bó. Phần bài tập lúc nào cũng khó hơn và cần thời gian, trong khi lý thuyết dễ hơn. Tuy nhiên, nhiều bạn thấy dễ lại chủ quan, dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc. Vì vậy, các bạn nên làm phần lý thuyết trong đề thi trước.
Khi ôn tập Vật lý, mình dành thời gian chủ yếu để rèn luyện kỹ năng làm bài bằng cách rèn dạng đề, tích lũy kinh nghiệm. Với một đề thi đổi mới như hiện nay, thí sinh sẽ cần nhiều kỹ năng để làm bài mới kịp thời gian. Điều đó đòi hỏi cần đọc nhanh, không bỏ sót dữ kiện. Vì thế, các bạn nên rèn độ chính xác trong lúc làm bài, kỹ năng xử lý dữ liệu (độ nhạy) và thái độ luôn bình tĩnh.
Ví dụ, khi vào phòng thi, mình dành 15 phút đầu để đọc nhanh đề Vật lý, phân chia câu dễ và khó. Các câu dễ, mình đã biết đáp án và ghi nhớ trong đầu, chưa vội điền vào bài thi. Khi làm bài, mình sẽ đọc kỹ một lần nữa và điền vào câu trả lời đúng. Còn về phần bài tập khó hơn, mình làm sau cùng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc đọc đề nhanh và lướt qua các câu hỏi lý thuyết, đặc biệt là không đọc kỹ yêu cầu của đề bài, dễ dẫn đến đáp án sai. Vì vậy, ngay cả câu dễ, bạn cũng nên dành thời gian xem lại.
Để đạt điểm 10 môn thi Vật lý cần nhiều yếu tố, từ kỹ năng làm bài tập, lý thuyết đến tâm lý bản thân. Tất cả được tích lũy bằng thái độ chăm chỉ nghiêm túc trong học tập.
Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu là sự may mắn, ví dụ đã có những câu hỏi chúng ta từng làm hay một bài tập mới nhưng đã đi đúng hướng giải.
Hồ Quang Truyền (sinh năm 1997) là sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân, cựu học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến TP HCM. Các môn xét tuyển khối A của Quang Truyền trong năm 2015 lần lượt là (Toán: 7,5; Vật lý: 10; Hóa học: 9,5).
Theo Zing
Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Xử lý bất cập đề thi '2 trong 1'
Nhiều ý kiến băn khoăn, đề thi THPT quốc gia 2015 có cấu trúc chưa hợp lý, độ phân hóa không cao nên dẫn đến chưa đảm bảo mục tiêu "2 trong 1".
Năm 2016, Bộ GD&ĐT quyết định tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, đề thi THPT Quốc gia 2015 có cấu trúc chưa hợp lý, độ phân hóa không cao nên dẫn đến chưa đảm bảo mục tiêu "2 trong 1"...
Ngày càng học lệch
Trong một kỳ thi tích hợp với nhiều mục đích, đề thi càng có ý nghĩa quyết định chất lượng của kỳ thi. Thế nhưng, đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua lại được nhiều chuyên gia cho rằng không hợp lý, đánh giá thí sinh không chính xác.
Đề thi gồm 2 phần chiếm tỷ trọng 50 - 50, một phần cơ bản dành cho thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT, một phần nhằm phân hóa học sinh để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Tỷ trọng này là chưa hợp lý, đặc biệt với môn Ngữ văn thì tỷ trọng này chưa nói được gì nhiều.
Nếu có thể đề thi cần nâng lên tỷ trọng là 40 - 60, trong đó 40% là các câu hỏi dễ, 60% là các câu hỏi khó hơn, thậm chí 30% các câu hỏi dễ, 70% các câu hỏi khó hơn. Do đề thi có tính phân loại thấp nên chất lượng xét tuyển ĐH, CĐ năm nay cũng bị giảm sút.
Đề thi cần có độ phân hóa cao hơn nữa để đạt được mục tiêu "2 trong 1". Ảnh: VOV.
PGS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra những hậu quả nếu tiếp tục tổ chức kỳ thi 2 trong 1 với quy định trên: "Ngay khi bước vào THPT, nhiều học sinh sẽ chỉ học 4 môn để tốt nghiệp, hoặc cùng lắm là 6 môn để thi đại học, những môn như Lịch sử sẽ ngày càng ít người học".
Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta đang dạy 13 môn bắt buộc trong phổ thông nhưng việc cho thí sinh thi 3 môn bắt buộc Văn, Toán, Ngoại ngữ và lựa chọn một môn học sẽ dẫn đến học lệch.
Đề thi kiểm tra năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội được giới chuyên môn đánh giá cao chính là đề có thể kiểm tra toàn diện năng lực của người học, chống tình trạng học lệch và có tính phân loại cao. Một dẫn chứng cho thấy, tình trạng học sinh đang học lệch khá nghiêm trọng, đặc biệt ở các thành phố lớn đó là, kỳ thi này đã thu hút sự tham gia của thí sinh thuộc 55 tỉnh thành nhưng trong bảng kết quả thì Hà Nội xếp thứ 14.
Nếu như học sinh Hà Nội bị rơi vào tình trạng học lệch quá trầm trọng thì với những tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng... học sinh học các môn khá đều, nên đạt kết quả tốt hơn.
Một số ý kiến chuyên gia đề xuất, giải pháp buộc học sinh phải học tất cả các môn là, ngoài ba môn bắt buộc, Bộ GD&ĐT sẽ chọn một trong các môn gồm: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Với cách làm trên, đảm bảo học sinh sẽ không "dám" học lệch.
Cần đề thi có độ phân hóa cao
"Nên cho thí sinh thi Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổng hợp kiến thức tự nhiên, một bài thi tổng hợp kiến thức xã hội. Như vậy sẽ rất phù hợp với việc đổi mới nội dung, phương pháp học tập như hiện nay, học sinh sẽ không học lệch, đảm bảo trình độ, sự hiểu biết của một học sinh tốt nghiệp THPT".
PGS Trần Xuân Nhĩ
Nhiều ý kiến cho rằng, đề thi THPT quốc gia năm tới cần có độ phân hóa cao hơn nữa mới có thể phục vụ được nhiều mục đích là vừa để công nhận tốt nghiệp, vừa dùng kết quả để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thực tế, cấu trúc đề thi THPT quốc gia vừa qua, tỷ trọng được cho là chưa hợp lý, không có tính phân loại cao. Vì thế, đề thi nên có tỷ trọng là 30% các câu hỏi dễ, 70% các câu hỏi khó hơn.
Để tăng chất lượng của kỳ thi THPT quốc gia, các chuyên gia cho rằng, tất cả các môn thi đều theo hình thức trắc nghiệm, riêng môn Văn và Toán có thêm phần tự luận.
GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng: "Bộ hãy tăng chất lượng của kỳ thi THPT Quốc gia để phục vụ cho mục đích tuyển sinh đại học, thì không thể chọn phương án thi như vừa qua. Phương án thi mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề nghị thực hiện là tất cả các môn đều thi trắc nghiệm, riêng môn Văn và Toán có thêm phần tự luận, nhưng phần này chiếm ít".
Thực tế cho thấy, với thi trắc nghiệm thì chất lượng của kỳ thi phụ thuộc vào đề thi, còn thi tự luận, chất lượng kỳ thi phụ thuộc vào năng lực người chấm. Nếu sử dụng giải pháp thi trắc nghiệm, chúng ta nên xây dựng được ngân hàng câu hỏi thật tốt. Làm được như thế nhất định kỳ thi sẽ có chất lượng và sẽ rút ngắn thời gian thi, giảm áp lực cho thí sinh và cả xã hội.
Lo lắng cho chất lượng đầu vào đại học nếu vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi "2 trong 1" như hiện nay, PGS.TS Văn Như Cương cũng đưa ra kiến nghị, cách tốt nhất là thực hiện theo một bài thi đánh giá năng lực trên máy tính như hình thức của trường Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua. Một bài thi tổng hợp tất cả các môn, học sinh không thể học lệch, không có tiêu cực vì thực hiện trên máy, thi xong biết kết quả luôn.
Có thể thấy rằng, một kỳ thi tích hợp nhiều mục đích nhưng đề vẫn ra theo cấu trúc cũ là điều bất hợp lý, Bộ GD&ĐT cần đề thi có độ phân hóa cao hơn nữa mới có thể phục vụ được kỳ thi sử dụng cho nhiều mục tiêu. Đặc biệt, Bộ cần xây dựng đề thi mang hướng tổng hợp, lồng ghép đa dạng các kiến thức khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội để có thể đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.
Theo Thu Hằng/VOV
Không nên gộp hai kỳ thi làm một Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sáp nhập 2 kỳ thi vào một là sai lầm, sẽ để lại nhiều hậu quả nếu ngành giáo dục không lắng nghe dư luận. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho biết, đổi mới học tập, thi cử là điều cần thiết trong giai đoạn học sinh đang chịu nhiều áp lực học hành...