Bí quyết dành điểm cao môn Sinh học tốt nghiệp lớp 12
Sinh học là một môn đặc thù khoa học tự nhiên nhưng kiến thức lý thuyết tương đối nhiều, vậy nên tôi không khuyên học trò ôn “tủ” mà phải ôn tất cả kiến thức.
“Có thể nói cấu trúc đề tham khảo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra so với đề thi 2 năm gần đây không có mấy thay đổi, hơn 80% nằm trong phần kiến thức của lớp 12, còn lại khoảng trên dưới 10% của lớp 10 và lớp 11.
Sinh học cũng là một môn đặc thù khoa học tự nhiên nhưng kiến thức lý thuyết tương đối nhiều, vậy nên tôi không khuyên học trò ôn “tủ” mà phải ôn tất cả kiến thức cơ bản.
Môn Sinh học lý thuyết nhiều dẫn đến tâm lý các con ngại học, vậy nên cách để các con có nhiều cảm hứng, học dễ vào nhất là phải sơ đồ hóa kiến thức và việc này các con tự tay làm mới hiệu quả.
Sơ đồ kiến thức phải theo từng bước, nên bắt đầu từ Sinh học của lớp 12 vì các phân môn khá độc lập với nhau và 7 phân môn trong Sinh học được rải đều cho 3 lớp của cấp trung học phổ thông”, cô Mai Thị Tình – Tổ trưởng tổ Sinh học Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Cô Mai Thị Tình: “Thi theo phương pháp trắc nghiệm với hơn 40 câu hỏi nên đề thi rải ra toàn bộ chương trình, trừ những phần đã giảm tải. Thực tế số lượng câu hỏi khá lớn nên khả năng bài nào cũng có câu hỏi rơi vào, chính vì vậy không thể học “tủ” phần nào đó. Ảnh: Tùng Dương.
Theo cô Tình: “Ở lớp 12 có 3 phân môn: Di truyền Biến dị, Tiến hóa và Sinh thái học. Đầu tiên học sinh làm một sơ đồ theo kiến thức lớp 12 gồm 3 phần với nhánh thứ nhất là Di truyền Biến dị, nhánh thứ hai là Biến hóa và nhánh thứ ba là Sinh thái học.
Trong mỗi phân môn lại có các chương, ví dụ Di truyền và Biến dị có những chương nào, Biến hóa có những chương nào…? Như vậy khi nhìn vào sơ đồ học sinh dễ nhận biết có bao nhiêu đơn vị kiến thức cần phải ôn tập.
Sơ đồ này tạo cho học sinh có cái nhìn khái quát, hình dung ra được khối lượng kiến thức để dễ ôn tập, sau đó sẽ làm theo chương như chương 1 là Di truyền và Biến dị sẽ có những kiến thức về gen, quá trình nhân đôi AND, phiên mã dịch mã, điều hòa hoạt động của gen…có nghĩa học sinh cần chia thành từng bài.
Trong mỗi bài có những mục lớn, bài gen có cấu trúc của gen, đặc điểm của mã di truyền…trong mỗi mục lớn sẽ có những ý nhỏ và học sinh cần làm những đề cương như vậy, dễ đọc dễ nhớ và không ngại học.
Kiến thức bắt đầu từ những khái quát nhất và trong ba năm học Sinh học gồm những phân môn này, trong mỗi phân môn gồm những chương này rồi tiếp đến những bài này, những mục lớn này…đó chính là sơ đồ nhánh kiến thức cần thiết cho học sinh.
Điều căn bản khi ôn tập môn Sinh học lớp 12 là cần phải biết có cái gì? Nhìn vào sơ đồ sẽ hiểu ngay vì mọi thứ được bày trước mắt, không phải lúc cần mới dở sách ra tìm. Tờ sơ đồ thứ nhất cho 1 năm học, tờ thứ 2 cho từng chương và tờ thứ 3 cho từng bài, rất cụ thể chi tiết và dễ nhớ.
Trong khi ôn tập, trong mỗi bài học sinh cần đi vào các ý, mục này sẽ có những ý nhỏ này. Sơ đồ này học sinh tự vẽ trên khổ A4 và đặt ở nhiều vị trí khác nhau cho dễ ôn tập, thậm chí là nhìn đâu cũng thấy hệ thống kiến thức đó”.
Cô Tình cho biết: “Giá trị của việc luyện đề sẽ cao hơn rất nhiều nếu như học sinh thấy câu sai nhưng quay lại tìm hiểu căn kẽ nguyên nhân tại sao mình sai, sai ở phần nào…?”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Lưu ý phần bài tập
Cô Tình cho biết: “Môn Sinh học có 2 loại bài tập, một dạng là cần phải có sự tính toán chính xác giống như Toán và Vật lý, loại bài này học sinh cần nắm được công thức, hiểu lý thuyết để vận dụng thì mới có thể làm tốt.
Loại thứ hai là bài tập khoa học thực nghiệm, là những bài Toán lai trong di truyền thì học sinh đã có quy trình từng bước như biện luận xác định tình trạng trội lặn, hay quy luật di truyền chi phối tình trạng đó, quy ước gen, viết sơ đồ lai, so sánh với đề bài để rút ra kết luận…Những bước này học sinh cần phải nắm được và phần kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình lớp 12.
Hơn nữa học sinh thi theo phương pháp trắc nghiệm với hơn 40 câu hỏi nên đề thi rải ra toàn bộ chương trình, trừ những phần đã giảm tải. Thực tế số lượng câu hỏi khá lớn nên khả năng bài nào cũng có câu hỏi rơi vào, chính vì vậy không thể học “tủ” riêng phần nào đó.
Hơn nữa ma trận đề cũng không tập trung vào một phân môn cụ thể nào, tất nhiên phần Di truyền và Biến dị là nhiều nhất. Phần ví dụ minh chứng trong sách giáo khoa các con cần phải nhớ, khoa học gắn liền với thực tiễn nên chắc chắn sẽ có ví dụ trong phần làm bài.
Ví dụ đột biến này gây ra bệnh gì ở người và cụ thể trong sách đã có: 3 nhiễm sắc thể số 21 thì gây ra bệnh Down và bệnh này có đặc điểm thế nào…? Khi sách giáo khoa đã có thì học sinh cần nắm chắc những ví dụ đó, đây là điều bắt buộc về những ví dụ cụ thể”.
Ôn tập lý thuyết và luyện đề thi
Cô Tình chia sẻ: “Với những học sinh nếu xác định dùng điểm thi môn Sinh học cho khối xét tuyển đại học của mình thì các con đã phải ôn tập tương đối sớm bởi lý thuyết không thể “nhồi nhét” trong ngày một ngày hai được, cần cả một quá trình ngấm từ từ mỗi ngày một chút.
Các con cần sắp xếp thời gian, đặt mục tiêu cụ thể, ví dụ còn lại 10 tuần trước khi thi thì nên dành 8 tuần ôn tập cho phần kiến thức của lớp 12, còn lại 2 tuần cho lớp 10 và lớp 11.
Trong 8 tuần cho lớp 12 khi nhìn vào sơ đồ kiến thức, nhận thấy thấy khả năng phần Sinh thái hoặc Di truyền của mình còn yếu thì cần phải dành nhiều thời gian hơn một chút cho phân môn đó.
Nếu học sinh chưa có kỹ năng phân bổ thời gian cho ôn tập thì rất dễ bị rối, tư duy tổng quan rất quan trọng, cần phải sắp xếp kế hoạch cụ thể từng lớp, từng tuần và trong tuần này ôn cái gì thì nên tập trung vào phần đó.
Ngoài việc ôn kiến thức theo kế hoạch thì việc làm các đề thi thử cũng khá quan trọng, hiện nay nguồn đề thi rất nhiều và thường có kèm theo đáp án, thậm chí nhiều trường đưa cả lời giải ngắn gọn.
Học sinh lưu ý cách luyện đề hiệu quả nhất thì đầu tiên phải bấm đúng thời gian như thi thật, khi làm xong tự chấm theo đáp án, ví dụ phần di truyền tổng thể có 20 câu thì xem mình làm đúng bao nhiêu câu? Phần Sinh thái có bao nhiêu câu và mình làm được bao nhiêu?
So như vậy sẽ ra ngay phần kiến thức nào mình đã nắm tốt, với mục tiêu đạt 8 điểm tương đương 80% bài mà phần Di truyền mình đạt 80% là đạt yêu cầu. Phần Tiến hóa, Sinh thái mình đạt thấp hơn thì có nghĩa hai phân môn này cần phải đầu tư ôn luyện thêm.
Phần câu hỏi trắc nghiệm chỉ rơi vào phần kiến thức nhỏ, nhưng nếu câu quần thể bị sai mình phải xem lại kiến thức quần thể chứ không phải làm sai nhưng so thấy có đáp án đúng lại điền ngay vào là không ổn. Mình phải tìm hiểu, quay lại kiến thức cơ bản để hiểu rõ tại sao mình lại nhận định sai như vậy?
Đó cũng chính là việc học lại, tư duy lại và có như vậy mới hiệu quả, không phải cứ thấy đáp án đúng thì điền vào mà không xem lại tại sao sai hoặc tại sao là đúng? Có nhiều học sinh cứ chấm điểm và ừ rút kinh nghiệm câu này, như vậy chỉ đạt ở mức học câu nào biết câu đó mà không có kiến thức sâu rộng, căn bản tổng thể.
Giá trị của việc luyện đề sẽ cao hơn rất nhiều nếu như học sinh thấy câu sai nhưng quay lại tìm hiểu căn kẽ nguyên nhân tại sao mình sai, sai ở phần nào…? Sau đó ôn tập bổ sung phần kiến thức còn thiếu đó thì kiến thức thu nhận được sẽ chắc chắn hơn rất nhiều và phần luyện đề thi thử mới có giá trị. Còn nếu làm rồi đối chiếu đáp án là xong thì những sai lầm rất dễ lặp lại trong khi làm bài thi thật”.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn sinh: Di truyền
Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 31.3, Báo Thanh Niên bắt đầu phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn sinh tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Thầy Võ Thanh Bình giảng bài môn sinh học - BẢO CHÂU
Trong chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao, 10 chuyên đề ôn tập môn sinh học sẽ do giáo viên Võ Thanh Bình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) thực hiện bám sát theo định hướng thi THPT của Bộ GD- ĐT.
Chuyên đề 1- Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền sẽ được thầy Võ Thanh Bình hệ thống lại cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền, hiện tượng con cái sinh ra mang một số đặc điểm giống bố mẹ của mình, gồm các quá trình là nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã và điều hòa hoạt động các các quá trình này. Bên cạnh đó, thầy Bình cũng giới thiệu một số công thức thường gặp trong các đề thi THPT các năm gần đây về ADN và quá trình nhân đôi ADN, cũng như sửa các câu có liên quan trong đề thi năm 2020.
Bắt đầu từ ngày 29.3, vào các khung giờ cố định 18 giờ 30 và 20 giờ 30 từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, Báo Thanh Niên sẽ lần lượt phát sóng trực tiếp khoảng 90 chuyên đề Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao. Ngoài các khung giờ nói trên, học sinh có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính kết nối internet để theo dõi các chuyên đề kiến thức của 9 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chương trình có sự đồng hành, tài trợ của các đơn vị như: Tập đoàn Thiên Long, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 sẽ phát sóng lần lượt 88 clip dưới dạng các chuyên đề ôn tập theo định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong 88 chuyên đề ôn tập, mỗi giáo viên phụ trách bộ môn sẽ đưa ra những câu hỏi theo định dạng của đề thi tốt nghiêp THPT. Việc này giúp học sinh kiểm tra lại kiến thức, đồng thời làm quen với cách làm bài, rèn kỹ năng tìm đáp án trắc nghiệm một cách nhanh, chính xác nhất.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn sinh: Kiểu gen Vào lúc 20 giờ 30 hôm nay 7.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn sinh tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Thầy Võ Thanh Bình hướng dẫn học sinh ôn thi THPT - B.THANH Trong chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao, 10 chuyên...