Bí quyết đăng ký xét tuyển đại học 2021 để đỗ đúng nguyện vọng
Bắt đầu từ 27/4, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học. Nếu đăng ký trực tiếp, lịch này kết thúc ngày 11/5, còn nếu đăng ký trực tuyến thì thí sinh có thêm 5 ngày.
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần. Các thí sinh phúc khảo các bài thi, môn thi sẽ điều chỉnh NV xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT.
Khi điều chỉnh, các em được phép điều chỉnh số lượng nguyện vọng lớn hơn số lượng đã đăng ký ban đầu. Từ ngày 7/8 đến 17 giờ ngày 17/8 là thời gian Bộ GD-ĐT quy định thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Ảnh minh họa
Nếu thí sinh điều chỉnh lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu (hoặc điều chỉnh sai sót các nội dung liên quan đến đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên) thì phải đến điểm thu nhận hồ sơ để bổ sung kinh phí tương đương với số lượng nguyện vọng tăng so với số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu.
Sau đó, sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh sau khi cán bộ điểm tiếp nhận cập nhật thông tin bổ sung số nguyện vọng của thí sinh trên cổng thông tin tuyển sinh.
Video đang HOT
Còn với những thí sinh điều chỉnh nguyện vọng không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu, chỉ việc sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh.
Nên đăng ký nguyện vọng thế nào?
Thầy Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chia sẻ rằng thực tế đến nay nhiều học sinh vẫn chưa hiểu được cách thức xét tuyển đại học nên đăng ký quá ít hoặc quá nhiều nguyện vọng.
Hiện nay, có hai nhóm lọc ảo phía Nam (do Đại học Quốc gia TP.HCM chủ trì) và phía Bắc (do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì) cùng với quy trình lọc ảo cả nước trên phần mềm chung của Bộ GD-ĐT.
Sau khi phần mềm chạy sẽ ra điểm chuẩn tạm thời và tiếp tục chạy phần mềm lọc ảo ở các trường trong nhóm lọc ảo. Nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ bị xóa tên ở tất cả các nguyện vọng còn lại.
Trường hợp thí sinh rớt nguyện vọng 1 thì nguyện vọng 2 sẽ được tính là ưu tiên 1, rớt nguyện vọng 2 thì nguyện vọng 3 trở thành ưu tiên 1… Phần mềm sẽ chạy đến khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký trúng tuyển vào mức điểm chuẩn phù hợp.
Thầy Dũng còn chia sẻ “bí quyết” đăng ký xét tuyển vào những ngành gần, ngành mới mở thường dễ trúng tuyển hơn.
Ví dụ ngành công nghệ thông tin hiện đang được rất nhiều thí sinh chọn nên điểm chuẩn thường rất cao. Trong khi có những ngành gần thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin như khoa học dữ liệu, thương mại điện tử, kỹ thuật phần mềm… nhưng điểm chuẩn thấp hơn 1-2 điểm. Những ngành này thị trường lao động có nhu cầu cao.
Trong khi đó, TS. Lê Thị Thanh Mai – Đại học Quốc gia TP.HCM khuyên thí sinh nên tranh thủ thêm các phương thức xét tuyển khác: đánh giá năng lực, học bạ…để tăng khả năng trúng tuyển.
“Việc xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT không phân biệt thứ tự nguyện vọng, nhưng nếu các em sử dụng điểm học bạ thì điểm chuẩn đợt 2 thường cao hơn điểm chuẩn đợt 1. Tương tự, điểm chuẩn trúng tuyển đánh giá nguyện vọng 2 có thể cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1, do vậy các em cần hết sức cảnh giác”, cô Mai lưu ý.
Tuyển sinh năm học 2021-2022 tại Hà Nội, thêm cơ hội cho thí sinh
Năm nay thí sinh được bảo lưu các bài thi độc lập Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ điểm 5; hoặc được bảo lưu toàn bộ điểm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đạt từ 5 điểm trở lên.
Học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Thông tin về những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ông Bùi Quang Thái, Phó Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay thí sinh được bảo lưu các bài thi độc lập Toán, Văn, Ngoại ngữ đạt từ điểm 5; hoặc được bảo lưu toàn bộ điểm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội đạt từ 5 điểm trở lên với điều kiện tất cả các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp đó phải từ trên 1 điểm.
Trong trường hợp bài thi tổ hợp có 2 môn điểm cao, 1 môn điểm thấp, thí sinh được phép chọn 2 môn thi có điểm cao để bảo lưu.
Cùng với đó, thí sinh được phép dự thi bất kỳ 1 trong 7 ngoại ngữ quy định: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn mà không phụ thuộc đã học ngoại ngữ gì trong trường phổ thông. Những thí sinh được miễn thi ngoại ngữ, điểm thi tốt nghiệp môn đó được tính là 10.
Thêm điểm mới nữa, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển chỉ được chọn 1 trong 2 phương thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Nếu đăng ký trực tiếp thì tất cả các thông tin trên phiếu đăng ký dự thi (phiếu đăng ký dự tuyển và phiếu đăng ký xét tuyển), thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển khi điểm tiếp nhận đã cập nhật thông tin của thí sinh vào cơ sở dữ liệu trong thời gian quy định.
Nếu đăng ký trực tuyến, thí sinh đăng ký trực tiếp trên phiếu đăng ký dự tuyển và đăng ký xét tuyển phần thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT; phần đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến phải hoàn thành trong thời gian quy định.
Năm nay, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng 3 lần bằng phương thức trực tuyến. Thí sinh phải có số điện thoại để sau khi điều chỉnh, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận (OTP) vào số điện thoại để nhập; khi đó thông tin trên hệ thống mới được điều chỉnh. Thí sinh phải ghi đúng mã trường, cơ sở phân hiệu, mã ngành, mã nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển. Nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Để tránh những sai sót, từ ngày 16 đến hết 26/4, Bộ GD&ĐT mở cổng đăng ký tuyển sinh để thí sinh được thử tự nhập đăng ký xét tuyển ĐH trên hệ thống. Hết ngày 26/4, dữ liệu thử đó sẽ được xoá hết; ngày 27/4 là nhập dữ liệu thật.
Học sinh tập dượt đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học Nhằm giúp học sinh hạn chế tối đa sai sót, từ nay tới hết ngày 25-4-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống để thử nghiệm đăng ký nguyện vọng trực tuyến. Học sinh truy cập vào địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn để tập dượt đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 theo hình thức trực...