Bí quyết chọn nguyện vọng vào lớp 10
Chọn nguyện vọng (NV) trúng và đúng. Theo những giáo viên có kinh nghiệm tư vấn chọn NV lớp 10, chọn đúng và trúng tức là HS đăng ký NV phù hợp năng lực học tập, mô hình trường phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện di chuyển.
ảnh minh họa
Ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1), : “Chọn NV1 là trường mà các em thích nhất nhưng phải tham khảo điểm chuẩn năm trước để chọn phù hợp sức học. NV2 chọn trường có mức độ ưu tiên thứ 2 và NV3 phải chọn trường an toàn”.
Còn lãnh đạo Phòng Khảo thí của Sở GD-ĐT gợi ý nếu học lực giỏi có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 35 trở lên, NV2 từ 30 – 34,75 điểm; NV3 từ 25 – 29,75 điểm.
Nếu học khá thì có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 30 – 34,75 điểm; NV2 từ 25 – 29,75 điểm; NV3 dưới 25 điểm. Nếu học lực trung bình, có thể chọn NV1 vào trường điểm chuẩn từ 25 – 29,75; các NV còn lại vào trường dưới 25 điểm.
Tham khảo điểm chuẩn các trường. Khoảng 1/4 số trường THPT có điểm chuẩn dao động quanh mức 15, thậm chí nhiều trường, HS chỉ cần tổng điểm là 13 cũng trúng tuyển. Những trường điểm chuẩn thấp thường tập trung ở các quận huyện như: Q.8, Q.9, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ. Khoảng 75 trường có điểm chuẩn từ 20 trở lên, đặc biệt có hơn 10 trường được coi là tốp đầu với điểm chuẩn từ 35 đến khoảng 41.
Đừng chọn theo kiểu “bến đỗ”. Có nhiều thí sinh chọn NV cuối cùng theo kiểu “chắc đậu” để có suất học trường công dù cách nhà hàng chục ki lô mét. Chính việc di chuyển bất tiện cũng là một trong những nguyên nhân khiến HS làm biếng và bỏ học.
Theo Tinmoi24.vn
Nhiều người không còn thấy sự bình an khi cầm trong tay bằng đại học
Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó.
Video đang HOT
Nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã có thay đổi trong tư duy chọn trường, chọn nghề. (Ảnh: Báo Nhân dân)
LTS: Từ những câu chuyện xung quanh mình, thầy giáo Thiên Ấn thực tế suy nghĩ về việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh và các bậc phụ huynh đã thay đổi rất nhiều.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Theo Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đến hết tháng 1 năm 2016, cả nước có 225.000 người trình độ đại học và sau đại học thất nghiệp.
Đây là hệ quả tất yếu của nền giáo dục quá chú trọng vào bằng cấp, trọng "thầy" hơn "thợ", luôn coi tấm bằng đại học là "bảo bối", tìm được sự "bình an" trong công việc và cuộc sống.
Mặc dù đã có cảnh báo từ lâu về tình trạng thừa thầy thiếu thợ, các trường đại học được mở ra, tuyển sinh quá nhiều nhưng các cấp quản lý nhà nước vẫn phớt lờ, không thấy hết hệ lụy của nó.
Trong thời gian đến, tình trạng dư thừa nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học càng trở nên gay gắt hơn.
Mặc dù, một số địa phương, ngành nghề đang tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức bằng hình thức xét tuyển và thi tuyển song số lượng chỉ tiêu được tuyển dụng rất hạn hẹp.
Chính vì vậy, các em học sinh lớp 12 vài năm nay và những bậc phụ huynh bắt đầu có cái nhìn nhận thực tế hơn về lựa chọn nghề nghiệp, thi cử của mình trong thời gian tới.
Anh Hà, con bác ruột của tôi, có con đang học lớp 12 ở trường huyện, bày tỏ nỗi lo:
"Cháu nhà chỉ học ở mức trung bình, vợ chồng tôi cũng định hướng cho con đi học nghề vì giờ thấy thất nghiệp nhan nhản nhưng cháu muốn thi đại học.
Làm cha làm mẹ, 12 năm con đèn sách giờ chúng tôi nỡ lòng nào bảo con đừng thi đại học.
Giờ con không đỗ đại học thì thương con nhưng nếu đỗ thì không biết 4 năm sau có xin được việc không".
Chị Nguyễn Thị Phương ở xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi bộc bạch:
"Đứa con trai đầu của tôi, học khá, tốt nghiệp trường sư phạm loại giỏi, nhưng 3 năm nay chẳng xin được biên chế, cứ đi dạy hợp đồng, lương ba cọc ba đồng, giờ cháu lại phải đi học nghề để mong được vào làm công nhân ở Tịnh Phong hoặc Dung Quất.
Đứa con gái thứ hai, đang học lớp 12, cũng có học lực khá như anh trai, song chúng tôi vẫn định hướng cho con đi học nghề nhưng cháu chưa chịu, muốn thi đại học kinh tế ở Sài Gòn.
Chắc vợ chồng tôi phải nhờ người quen, thầy cô nhà trường khuyên bảo, tư vấn thêm cho cháu.
Học 4, 5 năm tốn không ít tiền bạc của gia đình mà lại chẳng được gì, thất nghiệp ở nhà dài dài, thêm gánh nặng cho cha mẹ" .
Em T.V.T, học sinh lớp 12 của một trường trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng cho biết:
"Em cũng thỉnh thoảng tìm hiểu, theo dõi các thông tin về trường, lớp, ngành nghề để có quyết định, lựa chọn phù hợp trong năm 2018 khi đăng ký chính thức các nguyện vọng.
Em xác định rồi, em sẽ đăng ký và theo học một trường cao đẳng nghề ở tại địa phương vừa đỡ tốn chi phí vừa dễ xin làm lúc ra trường..."
Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó.
Thậm chí, có người dùng đủ các quan hệ và cả tiền bạc mà vẫn xin không được.
Nhiều cháu học tốt, trường "xịn", thất nghiệp một thời gian, quay sang rủ bạn bán áo quần ngoài chợ.
Thấy mà đắng lòng.
Thời nay, may đâu đăng ký xét tuyển vào trường quân đội hoặc công an.
Học các trường ấy thì các bậc làm cha làm mẹ mới an tâm hơn được phần nào về công ăn việc làm sau khi ra trường.
Nhưng chỉ tiêu các trường ấy càng giảm, thí sinh đăng ký càng đông, cạnh tranh khốc liệt, đâu dễ gì trúng tuyển nếu mức học trung bình - khá.
Những thay đổi, chuyển biến trong suy nghĩ, nhận thức về ngành nghề, việc làm, bằng cấp... của nhiều bậc phụ huynh và các em là những dấu hiệu tích cực, đáng mừng.
Tất nhiên các phụ huynh, nhà trường cần bài bản, nghiêm túc trong tư vấn, thuyết phục con em lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, cuộc đời của mình, vì không ít học sinh vẫn còn rơi vào trạng thái "ảo tưởng", nghe theo chúng bạn, lời "đường ngọt", hấp dẫn của các trường chuyên nghiệp.
Quan trọng hơn, các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước phải sớm có nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để giải quyết, thoát gỡ tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang báo động đỏ hiện nay.
Theo Giaoduc.net
Biên soạn sách giáo khoa - bàn chuyện độc quyền Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn trả lời đại biểu tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, HĐND sáng 6.12 về biên soạn sách giáo khoa rằng, sau khi biên soạn xong, bộ sách sẽ được trình lên Bộ GD-ĐT để bộ phê duyệt trước rồi mới thực hiện, tất nhiên phải hoàn tất trước khi thực hiện chương trình...