Bí quyết cho đôi mắt sáng đẹp
Đặt màn hình máy tính cách bạn khoảng một cánh tay, giảm độ chói màn hình bằng màn chắn sáng… có thể giúp hạn chế chứng rối loạn thị giác, theo trang Body and Soul.
1. Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin.
Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Do đó, hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm như cải xoăn, cải bó xôi, củ cải, xà lách, bông cải xanh…
2. Tăng hấp thu omega 3
Bổ sung các loại cá giàu omega 3 vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Kết quả một khảo sát cho biết gần một nửa số người trong chúng ta không bổ sung đủ dầu cá. Hiệp hội tim mạch Australia khuyến nghị mỗi tuần ăn từ 2 đến 3 bữa cá hồi, cá sòng vàng, cá thu… Một chế độ ăn giàu axit béo omega 3 cung cấp sự bảo vệ cho những người lớn tuổi chống thoái hóa điểm vàng và hội chứng khô mắt.
3. Mang kính râm, đội mũ rộng vành
Sử dụng mũ rộng vành và kính râm tránh bức xạ từ ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Bức xạ UVA đi sâu vào mắt gây ra bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Bảo vệ đôi mắt bằng cách đeo kính râm có chỉ số chống tia cực tím, kết hợp với đội mũ rộng vành để ngăn chặn khoảng 50% bức xạ từ tia UV.
4. Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Một thống kê có thể khiến bạn giật mình, đó là những người hút thuốc có khả năng phát triển chứng thoái hóa điểm vàng cao hơn gấp 4 lần những người đã bỏ thuốc hay không hút thuốc.
5. Sử dụng máy tính khoa học
Đặt màn hình cách xa khoảng một cánh tay và sử dụng trong điều kiện ánh sáng hợp lý.
Bạn dành hơn 2 giờ trước màn hình máy tính? Không chỉ bạn, rất nhiều người phải đối mặt với vấn đề tương tự. Để tránh chứng rối loạn thị giác do sử dụng máy tính với biểu hiện mắt bị căng thẳng và mệt mỏi, đặt màn hình cách bạn khoảng một cánh tay, giảm độ chói màn hình bằng màn chắn sáng và sử dụng máy tính trong điều kiện ánh sáng thích hợp (không quá tối, không quá sáng) và dịu nhẹ để góp phần bảo vệ đôi mắt.
6. Ngủ đủ giấc
Ngủ là thời gian cho mắt nghỉ ngơi và phục hồi.
Mắt có thể phục hồi và “tự chữa lành” trong khi ngủ. Nghiên cứu cũng cho thấy việc thiếu ngủ có thể dẫn tới chứng khô mắt. Tuân thủ theo thời gian biểu hàng ngày, giảm lượng caffeine cơ thể hấp thụ và tránh tập thể dục vài giờ trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Theo VNE
Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược lại, tức là có hại cho sức khỏe.Dưới đây là những điều bạn cần biết khi ăn cá:
1. Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
2. Cá có lợi cho sức khỏe chủ yếu là nhờ thành phần axit béo omega-3 có trong cá
Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu và cá trích... Loại axit béo này là tiền chất của DHA và có tác dụng giúp các tế bào trong cơ thể người hoạt động tốt. Axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho não, làn da, bệnh tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm cân và các cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm, tốt nhất là từ cá.
3. Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
4. Ăn cá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ
Axít béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính tới 52%, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các huyết áp, đột quỵ... Nó đồng thời cũng giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 36%.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
1. Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
2. Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
3. Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo Thanhnien
Xử trí khi bị đột quỵ Đột quỵ thường xảy ra với rất ít dấu hiệu báo trước. Người đang khỏe mạnh, bỗng nhiên bị liệt nửa người, tê dại nửa người, mất trí nhớ hoặc mất khả năng nói và hiểu lời nói. Trường hợp nặng, bệnh nhân mê man bất tỉnh, có thể tử vong. Có khá nhiều trường hợp, người nhà không biết cách sơ cấp...