Bí quyết ẩn các ứng dụng iPhone không được xóa
Apple trang bị sẵn 30 ứng dụng trong iPhone, và hầu hết các ứng dụng này đều không thể xóa được. Nếu cảm thấy không cần thiết, bạn có thể thực hiện theo cách sau để ẩn chúng đi.
Tùy chọn màu nền xám hoặc trắng mà bạn tạo ra một ứng dụng ẩn bí mật trên màn hình
Bước 1: Tải về một hình nền trắng hoặc xám. Đây là bước quan trọng vì nó có nghĩa là các thư mục và ứng dụng pha trộn với màu nền.
Bước 2: Truy cập vào Settings> Accessibility> Increase Contrast, chuyển mục Reduce Transparency từ trạng thái On sang Off.
Hãy đảm bảo thiết lập Reduce Transparency ở trạng thái Off
Bước 3: Thiết lập hình nền như màn hình chủ. Các thiết lập thay đổi tùy theo màu nền bạn đã chọn làm nền màn hình chính. Khi bạn truy cập vào màn hình chủ, mọi thứ sẽ thành trắng, hoặc xám trừ các biểu tượng ứng dụng.
Bước 4: Để loại bỏ tên của một thư mục, sử dụng các đoạn khoảng trắng để đặt tên thư mục. Tiếp theo bạn cần dọn dẹp biểu tượng ứng dụng bằng cách tải ứng dụng App Icons trên chợ ứng dụng App Store về máy. Sau khi cài đặt, hãy mở ứng dụng và chọn Create Icon (ở góc trên bên phải). Nhấp vào Go to Link và sau đó chèn một dấu chấm vào phần Type URL. Từ danh sách các tùy chọn (bao gồm Skin, Frame và Decor), chọn Photo và chọn hình ảnh mà bạn đã tải về dùng làm nền. Xong bấm Install (ở góc trên bên trái) và ghim “app” vào màn hình chính, nơi cần trộn với nền.
Video đang HOT
Các bước thiết lập cho ứng dụng App Icons phục vụ yêu cầu của người dùng
Bước 5: Sắp xếp thư mục để ẩn các ứng dụng bằng cách di chuyển tất cả ứng dụng bạn muốn ẩn vào thư mục với một tên ẩn nói trên. Sau đó di chuyển ứng dụng sang trang thứ hai của thư mục này.
Bước 6: Khi mọi thứ đã xong xuôi, trở lại với màn hình chính bạn sẽ thấy một thư mục ẩn với tất cả ứng dụng mà bạn không thể xóa.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Apple sẽ thành nạn nhân từ thành công của iPhone
Sau thành công của iPhone, Apple sẽ gặp khó trong việc tìm ra những sản phẩm sáng tạo mới, có khả năng thống lĩnh thị trường theo cách iPhone đã làm.
Tuần trước, Apple công bố báo cáo tài chính với khoản lợi nhuận năm (tài khóa) cao nhất từ trước đến nay - 53,3 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, doanh số iPhone tằng gần 24% so với cùng kỳ năm 2014. Đó là những tín hiệu đầy lạc quan.
CEO Tim Cook đang tìm mọi cách giúp Apple bớt phụ thuộc vào iPhone. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn băn khoăn: liệu Apple đã đạt đỉnh? Câu trả lời - ít nhất ở thời điểm hiện tại - là chưa. Khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 luôn là thời điểm Apple đạt doanh thu lớn nhất. Theo dự báo, hãng có thể thu về 76,5 tỷ USD, với khoản lợi nhuận cao hơn nhiều so với mức 18 tỷ USD của năm ngoái.
Trong bức tranh màu hồng ấy, có những dấu hiệu buộc Apple phải lo lắng: doanh số smartphone toàn cầu đang sụt giảm và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo - nơi Apple yếu thế so với các đối thủ như Google.
Vấn đề ở chỗ, Apple làm cách nào tìm ra một sản phẩm đủ tầm tiếp theo, giống như smartphone hiện tại. "Smartphone là sản phẩm tiêu dùng quan trọng nhất trong lịch sử", Andy Hargreaves - nhà phân tích tài chính của Pacific Crest cho biết. Sản phẩm này đã tiêu thụ khoảng 2,4 tỷ đơn vị chiếc, 400 triệu trong số đó là iPhone.
Hàng người chờ mua iPhone 6S và 6S Plus trong ngày mở bán tại Sydney, Australia. Ảnh: Getty Images.
"Apple sẽ trở thành nạn nhân bởi sự thành công của chính họ", Geoff Blaber - Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu thị trường Mỹ của CCS Insight cho hay. "iPhone vượt trội so với các đối thủ. Tuy nhiên, gần như không ai có khả năng tìm thấy một sản phẩm tiêu dùng tương tự về giá và số lượng bán ra".
Apple hiện được coi là 2 công ty riêng biệt: một bán iPhone, một bán tất cả các sản phẩm còn lại - từ iPad, iPod, Apple Watch, ứng dụng, phụ kiện vv... Daniel Tello - người theo dõi tình hình tài chính của Apple nhiều năm qua cho hay, ngành công nghiệp iPhone tăng trưởng 52% trong 12 tháng qua trong khi nhóm sản phẩm còn lại, giảm 3%.
Tim Cook và các cộng sự đang cố gắng thay đổi bức tranh này. Hãng cho ra mắt Apple Watch, iPad Pro hay Apple Music, đồng thời mua lại Beats với giá 3,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, số tiền 65 triệu USD/tháng hay 780 triệu USD/năm thu về từ Apple Music không nói lên nhiều điều. "Chúng tôi không tin các sản phẩm và dịch vụ mới của hãng có thể thay đổi nhu cầu của người dùng", Brian Colello từ Morningstar cho hay.
Biểu đồ tăng trưởng của iPhone qua các năm và sự sụt giảm của các ngành hàng khác từ Apple. Ảnh: Twitter.
Những hãng công nghệ có tầm ảnh hưởng trên thế giới thường giữ được đà tăng trưởng trong một thời gian, sau đó đạt đỉnh và có dấu hiệu thoái trào. Nokia từng là ông vua trên thị trường trước khi iPhone và điện thoại Android xuất hiện. Giờ đây, họ sống thoi thóp dưới cái bóng của Microsoft. BlackBerry hiện bán 800.000 máy mỗi quý. Nếu doanh số iPhone sụt giảm vài quý liên tiếp như iPad, Apple sẽ "chìm" rất nhanh.
Với những ngôi sao đang lên như Google hay FaceBook, có vẻ như nguyên tắc thống trị cuộc chơi là chuyên về phần mềm và các công nghệ mới có khả năng học thói quen của người dùng. Những thứ này cần một lượng lớn dữ liệu từ người dùng. Về mặt này, sự tụt hậu của Apple so với Google, Facebook là rất xa.
Một khách hàng trải nghiệm chiếc Apple Watch tại Hong Kong. Ảnh: AP.
Niềm hy vọng tiếp theo của Apple có thể dồn vào ngành công nghiệp xe hơi, nơi hãng dự định cho ra mắt một chiếc iCar. Đầu tháng này, CEO Elon Musk của Tesla đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Apple: "Xe hơi là một ngành công nghiệp cực kỳ phức tạp so với điện thoại hay smartwatch. Bạn không thể tìm đến một nhà cung cấp như Foxconn (đơn vị sản xuất iPhone) và nói: &'làm cho tôi một chiếc xe hơi'".
Còn quá sớm để nói Apple sẽ thành công hay thất bại ở những sân chơi mới này nhưng trước mắt, họ không có cách nào khác, ngoài việc phụ thuộc vào iPhone.
Thành Duy
Theo Zing
Thêm lỗ hổng an ninh trên App Store được phát hiện Gần một tháng sau khi phần mềm độc hại được phát hiện trong hàng trăm ứng dụng iPhone nhiễm độc, một hành vi vi phạm an ninh trên App Store của Apple tiếp tục bị tiết lộ. Lại thêm nhiều ứng dụng trên App Store vi phạm vấn đề an ninh - Ảnh: Reuters Theo Techinsider, công ty phân tích ứng dụng SourceDNA...