Bị phạt 177 triệu USD vì tội độc quyền ở Hàn Quốc, Google ‘khóc lóc’: ‘Chúng tôi tạo ra hơn 10 tỷ USD lợi ích kinh tế mỗi năm’
Google bị phạt vì đã ngăn Samsung và các hãng sản xuất điện thoại di động Hàn Quốc khác sử dụng hệ thống Android tùy chỉnh.
Hôm qua 14/9, một cơ quan quản lý chống độc quyền của Hàn Quốc đã phạt Google 207 tỷ won (tương đương 176,64 triệu USD) vì đã ngăn Samsung và các nhà sản xuất điện thoại di động Hàn Quốc khác sử dụng hệ thống Android tùy chỉnh.
Cụ thể, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) cho biết các điều khoản hợp đồng của Google với các nhà sản xuất thiết bị đã dẫn đến việc tập đoàn này lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường của mình để hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường hệ điều hành di động.
KFTC cho biết Google đã bắt các nhà sản xuất thiết bị tuân theo “thỏa thuận chống phân mảnh (AFA)” khi ký các hợp đồng quan trọng liên quan đến giấy phép cửa hàng ứng dụng Google Play Store. Thỏa thuận này khiến các nhà sản xuất không thể trang bị cho thiết bị cầm tay của họ phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Android, được gọi là “Android fork”. Điều đó đã giúp Google củng cố vị thế thống trị thị trường của mình trên thị trường hệ điều hành di động, KFTC cho biết.
Trong một trường hợp cụ thể, Samsung đã ra mắt đồng hồ thông minh với hệ điều hành tùy chỉnh vào năm 2013 nhưng sau đó phải chuyển sang sử dụng hệ điều hành khác khi Google coi hành động này là vi phạm AFA, KFTC cho biết.
Samsung hiện từ chối bình luận vấn đề này.
Video đang HOT
Nhưng chỉ một ngày sau khi án phạt được đưa ra, Google cho biết sự hiện diện của công ty tại Hàn Quốc tương đương với việc tạo ra gần 12 nghìn tỷ won (tương đương 10 tỷ USD) lợi ích kinh tế cho người dùng.
Google đã trích dẫn một báo cáo từ công ty tư vấn AlphaBeta tại một sự kiện trực tuyến hôm nay 15/9, cho biết công ty đã cung cấp cho người dùng Hàn Quốc 5,1 nghìn tỷ won lợi ích kinh tế thông qua cửa hàng ứng dụng Play Store; 4,2 nghìn tỷ won lợi ích kinh tế thông qua các dịch vụ công cụ tìm kiếm và phần mềm văn phòng trực tuyến. Còn các ứng dụng hiệu suất cao như Google Documents đã mang lại lợi ích kinh tế 2,5 nghìn tỷ won. Tổng cộng là khoảng 11,8 nghìn tỷ won (tương đương 10,3 tỷ USD) mỗi năm.
Google cũng nói thêm rằng công ty cung cấp 10,5 nghìn tỷ won lợi ích kinh tế cho các công ty Hàn Quốc mỗi năm.
Ngoài ra, vào năm 2020, Giám đốc điều hành nền tảng video của Google, Susan Wojcicki cũng cho biết YouTube đã đóng góp hơn 1,5 nghìn tỷ won vào GDP của Hàn Quốc và tạo ra hơn 86.000 việc làm toàn thời gian.
Trong một tuyên bố, Google cho biết họ có ý định kháng cáo phán quyết và nói rằng KFTC đã bỏ qua những lợi ích mang lại từ khả năng tương thích của Android với các chương trình khác, đồng thời làm suy yếu những lợi thế mà người tiêu dùng được hưởng.
Theo phán quyết, Google sẽ bị cấm ép buộc các nhà sản xuất thiết bị ký hợp đồng AFA, cho phép các nhà sản xuất áp dụng các phiên bản hệ điều hành Android đã sửa đổi trên thiết bị của mình.
Apple thua trong vụ kiện lịch sử
Toá án Mỹ đưa ra phán quyết yêu cầu Apple cho phép các nhà phát triển ứng dụng như Epic Games được tuỳ chọn kênh thanh toán trong App Store.
Theo The Verge, thẩm phán Yvonne Gonzalez-Rogers yêu cầu Apple dỡ bỏ các hạn chế trong phương thức thanh toán của các ứng dụng trên App Store. Ngoài ra, hãng cũng không được phép ngăn cấm các nhà phát triển hướng người dùng đến các phương thức thanh toán khác thay thế. Có nghĩa, lập trình viên sẽ có quyền sử dụng các phương thức thanh toán riêng. Lệnh này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày. Nếu không có gì thay đổi, Apple buộc điều chỉnh chính sách trong App Store trước ngày 9/12.
Quyết định được đưa ra sau khi Epic Games, nhà phát triển trò chơi đình đám Fortnite khởi kiện Apple vào tháng 8/2020. Nguyên đơn cho rằng Apple đã vi phạm luật chống độc quyền khi cấm các nhà phát triển triển sử dụng phương thức thanh toán riêng. Theo quy định của Apple, các nhà phát triển ứng dụng phải dùng phương thức thanh toán của App Store và công ty sẽ thu phí 30% cho mỗi giao dịch, nhà phát triển chỉ nhận được 70%. Những lập trình viên không đồng ý với quy định này sẽ bị xoá ứng dụng khỏi App Store, tương tự những gì xảy ra với Epic Games.
Vụ kiện lịch sử giữa Epic Games và Apple có thể là bước ngoặt trong việc mua bán trên cửa hàng ứng dụng của iOS.
Tuy nhiên, Epic Games cũng không hoàn toàn giành chiến thắng. Toà cho rằng Epic Games chưa đưa ra đủ bằng chứng thuyết phục về hành vi độc quyền của bị đơn. "Tòa nhận thấy Apple đang chiếm thị phần đáng kể trên 55% và tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng những yếu tố này vẫn chưa đủ để cáo buộc về hành vi chống độc quyền. Việc kinh doanh thành công không phải bất hợp pháp", The Verge dẫn lời thẩm phán.
Toà cũng nói Epic Games đã vi phạm hợp đồng với Apple khi triển khai hệ thống thanh toán thay thế cho game Fortnite . Epic Games phải trả cho Apple 30% tổng doanh thu thu từ hệ thống thay thế. Số tiền ước tính trên 3,5 triệu USD. "Thị trường liên quan ở đây là các giao dịch trò chơi di động kỹ thuật số, không phải trò chơi nói chung và không phải hệ điều hành nội bộ của Apple liên quan đến App Store," thẩm phán Gonzalez Rogers bác bỏ định nghĩa của cả hai bên về thị trường được đề cập trong vụ án.
Theo định nghĩa này, "cuối cùng tòa án không thể kết luận Apple độc quyền theo luật chống độc quyền của liên bang hoặc tiểu bang", nữ thẩm phán nói. Tuy nhiên, toà kết luận, xét theo luật chống cạnh tranh của bang California, Apple đã vi phạm.
Đáp lại phán quyết của toà, đại diện Apple nói: "Tòa án khẳng định những gì chúng ta đã biết - App Store không vi phạm luật chống độc quyền. Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong mọi phân khúc mà chúng tôi kinh doanh và chúng tôi tin khách hàng cũng như các nhà phát triển chọn chúng tôi vì sản phẩm và dịch vụ tốt nhất thế giới. Chúng tôi vẫn cam kết đảm bảo App Store là một thị trường an toàn và đáng tin cậy".
Về phía Epic Games, CEO Tim Sweeney bày tỏ sự thất vọng trên Twitter. Ông viết: "Phán quyết hôm nay không phải là chiến thắng cho các nhà phát triển hay cho người tiêu dùng. Epic đang đấu tranh để cạnh tranh công bằng giữa các phương thức thanh toán trong ứng dụng và cửa hàng ứng dụng cho một tỷ người tiêu dùng". Một số nguồn tin cho biết công ty đang lên kế hoạch để tiếp tục kháng cáo.
Theo Techradar , người dùng không nên mong chờ bất kỳ thay đổi lớn nào từ phán quyết mới của toà án, ít nhất cho đến khi các quyết định có hiệu lực từ 9/12. Người dùng iOS cũng chưa thể tải game Fortnite vì toà án khẳng định việc Apple xoá ứng dụng khỏi cửa hàng là hợp pháp. Epic Games có thể sẽ chờ thêm một thời gian, tiếp tục đàm phán với Apple để có một mức chiết khấu tốt hơn trước khi đưa tựa game đình đám quay lại App Store.
Các nhà phân tích cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định các nhà phát triển ứng dụng sẽ thay đổi như thế nào sau phán quyết lịch sử với Apple. Thay đổi lớn nhất là các nhà phát triển có thể lựa chọn phương thức thanh toán thay thế qua trình duyệt hoặc bên thứ ba. Điều này tương tự cách Microsoft đã làm với Xbox Cloud Gaming.
Doanh thu của Apple đã tăng đáng kể từ khi App Store ra mắt vào năm 2008. Trước sức ép của cộng đồng và quy định pháp lý ở nhiều quốc gia, ngày 1/9 Apple đã đồng ý cho phép các ứng dụng như Netflix và Spotify được thanh toán bằng kênh thứ ba. Quyết định được đưa ra sau một cuộc điều tra quy mô lớn của Nhật bản nhắm vào App Store. Mới đây Hàn Quốc cũng yêu cầu Apple mở đường cho hệ thống thanh toán bên ngoài, thay vì phụ thuộc vào công ty sở hữu cửa hàng ứng dụng.
Google bị kiện ở Anh vì thu phí quá mức hàng triệu người dùng Google đang phải đối mặt với một vụ kiện ở London vì đã tính phí quá cao đối với gần 20 triệu khách hàng cho các giao dịch trên cửa hàng ứng dụng. Google cũng đối mặt với vụ kiện tương tự ở Mỹ Theo Bloomberg, đơn kiện được đệ trình tại Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của London hôm 28.7 cáo...