Bị nước ngoài tẩy chay, Huawei lại trở thành biểu tượng tại TQ
Thị phần smartphone của Huawei tại Trung Quốc tăng 7%, trong khi hầu hết hãng còn lại đều dậm chân tại chỗ hoặc sụt giảm.
Năm 2018, danh tiếng của Huawei tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khác nhau. Hãng đã không thể bán ra smartphone tại thị trường này do không nhận được sự hợp tác từ các nhà mạng lớn.
Hay gần đây, Giám đốc tài chính của công ty, bà Mạnh Vãn Châu đã bị bắt vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây từ Financial Times, chính những ồn ào này đang giúp tên tuổi của Huawei nổi lên nhanh chóng ở thị trường nội địa.
Nghiên cứu của Financial Times chỉ ra rằng những thông tin ồn ào gần đây xung quanh Huawei đang giúp công ty gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu với người dùng Trung Quốc. Điều này đã góp phần vào sự gia tăng về doanh số điện thoại thông minh bán ra của hãng.
Sau những ồn ào trên thị trường quốc tế, Huawei nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ thị trường nội địa.
Theo đó, hơn 33% người dùng Trung Quốc có xu hướng chọn mua smartphone tiếp theo từ thương hiệu Huawei. Thậm chí, một số ý kiến khác cho rằng việc CFO Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ đã biến Huawei trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
Điều đó cho thấy nhiều người dùng Trung Quốc quyết định mua sản phẩm của Huawei do những ảnh hưởng gần đây từ hãng. Trên thực tế, không chỉ ở Trung Quốc, người dùng thường dành những mối quan tâm đặc biệt với nguồn gốc sản phẩm họ muốn mua.
“Đó không phải tiêu chí quan trọng nhất khi người dùng quyết định mua hàng. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc hay tình cảm dành cho thương hiệu chắc chắn không giúp được Apple ở Trung Quốc. Nhiều khả năng nó đang khiến người dùng tại đây thay đổi quyết định lựa chọn Huawei nhiều hơn”, ông Kiranjeet Kaur, Giám đốc cấp cao tại IDC cho biết.
‘Không thể thành công nếu không có sản phẩm đủ sức cạnh tranh’
Chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc là một lợi thế nhưng không phải yếu tố quyết định giúp Huawei tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc. Theo The Verge, lý do chính đến từ việc công ty đã có một quá hình hình thành, phát triển bền vững, lâu dài ở thị trường nội địa. Ngay cả ở thị trường quốc tế, Huawei cũng được biết đến với nhiều công nghệ tiên tiến.
“Chủ nghĩa dân tộc có thể giúp Huawei xây dựng hình ảnh khổng lồ tại Trung Quốc. Tuy nhiên nếu không có sản phẩm đủ sức cạnh tranh, công ty sẽ không thể đạt được thành công như cách họ đã làm trong năm 2018. Sự đổi mới liên tục về công nghệ là yếu tố chính góp phần giúp Huawei vươn lên ngang tầm với hai gã khổng lồ điện thoại thông minh hàng đầu là Samsung và Apple trên thị trường toàn cầu”, Mo Jia, một nhà phân tích của Canalys nhận định.
“Tôi nghĩ rằng chủ nghĩa dân tộc không quá quan trọng trong quyết định mua hàng. Thay vào đó, điện thoại có camera chất lượng cao, thời lượng pin dài, hiệu suất mạnh mẽ là những yếu tố lớn nhất để khách hàng Trung Quốc chọn sản phẩm từ thương hiệu này”, James Yan, Giám đốc nghiên cứu thị trường tại Counterpoint nói.
Video đang HOT
Huawei tăng trưởng mạnh về thị phần tại Trung Quốc trong năm 2018.
Canalys cho biết Huawei đã chiếm 27% thị phần smartphone bán ra trong năm 2018 tại Trung Quốc, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng máy bán ra cũng tăng 16%. Đây là một tín hiệu khả quan khi so với tình trạng trì trệ chung của thị trường di động ở Trung Quốc. Cả Oppo và Xiaomi đều tăng trưởng nhẹ về thị phần, tuy nhiên sản lượng máy bán ra đã giảm dần theo từng năm.
“Huawei đã củng cố hình ảnh thương hiệu thông qua những đổi mới tích cực về công nghệ. Hiện tại, đây cũng được xem là thương hiệu nội địa duy nhất có đủ sức cạnh tranh với gã khổng lồ Apple, sau khi Samsung đã thất bại tại thị trường này”, Jia nói.
Bên cạnh những mẫu máy cao cấp, công ty có nhiều dòng sản phẩm ở các phân khúc giá khác nhau. Trong đó, thương hiệu con Honor đã mang lại cho hãng 45% sản lượng máy bán ra. “Những chiếc điện thoại hàng đầu của họ đã đủ cao cấp, tuy nhiên một mình chúng chưa đủ sức cạnh tranh với iPhone”, nhà phân tích Kaur nói với The Verge.
Các sản phẩm của Huawei được đánh giá có chất lương tốt cũng như giá bán phù hợp hơn so với Apple.
Apple đã có một năm tồi tệ tại Trung Quốc. IDC ước tính doanh số của công ty đã sụt giảm 11,7%, mức giảm này cao hơn so với mức giảm trung bình của thị trường di động. Thị phần của hãng trong năm 2018 vẫn duy trì ở mức 9%. Đây cũng là thương hiệu duy nhất trong top 5 không có được mức tăng trưởng về thị phần.
“Giá bán quá cao khiến người dùng khó có thể tiếp cận với những sản phẩm mới như XS hay XS Max. Trong khi đó, mẫu iPhone XR được coi là sản phẩm giá rẻ lại có giá tương đương với những chiếc điện thoại Android cao cấp như Samsung Galaxy Note9 hay Huawei Mate 20 Pro”, Jia cho biết.
Trên thực tế, thị phần không phải là tất cả những gì các hãng quan tâm bởi tỷ suất lợi nhuận mỗi sản phẩm của Apple cao hơn đáng kể khi so với Huawei. Tháng trước, Apple đã đổ lỗi cho doanh thu thấp đến từ sức tiêu thụ kém tại thị trường Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng công ty đã mất khách hàng vào tay Huawei.
Số liệu của Counterpoint có chút khác biệt nhưng Huawei vẫn là thương hiệu đứng đầu tại Trung Quốc năm 2018.
Tuy nhiên, thị phần của Huawei tại thị trường Trung Quốc sẽ khó có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2019 do sức ép cạnh tranh từ các thương hiệu nội địa khác.
“Sự tăng trưởng của Huawei trong năm 2018 chủ yếu đến từ việc những thương hiệu nhỏ hơn như Gionee và Meizu suy giảm. Thị phần của các thương hiệu khác đã giảm từ 27% trong năm 2017 xuống còn 12% trong năm 2018. Trong năm 2019, công ty sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ những thương hiệu lớn mạnh hơn như Oppo, Vivo, Xiaomi và Apple. Đây đều là những cái tên lớn và có nền tảng vững chắc”, Jia cho biết.
Chủ nghĩa dân tộc không thể thay thế chất lượng sản phẩm
Với kế hoạch phát triển ra toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc gần như không có quá nhiều tác động đến doanh số hay sự tăng trưởng của công ty khi so với những thương hiệu lớn trên thế giới.
“Thành công của Huawei tại một số thị trường phương Tây đã giúp công ty cải thiện uy tín tại thị trường nội địa. Song song với đó, nó cũng tạo tiền đề để hãng có thể phát triển mạnh hơn trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển và thúc đẩy hình ảnh thương hiệu đã giúp Huawei đạt được vị trí như hiện tại”, Kaur nhận định.
Theo The Verge, quyết định mua một chiếc điện thoại có thể phụ thuộc chủ yếu vào cá nhân của mỗi người và có vô số yếu tố ảnh hưởng đến điều này. Ở Trung Quốc hay nhiều quốc gia khác trên thế giới, người tiêu dùng có rất nhiều lý do khác nhau khi chọn mua sản phẩm và nó không phụ thuộc vào chủ nghĩa dân tộc.
Theo zing
'Công chúa Huawei' bị bắt có đến 7 cuốn hộ chiếu
Dư luận Hong Kong lo ngại hệ thống nhập cư của đặc khu này tồn tại lỗ hổng khi xuất hiện thông tin cho thấy CFO của Huawei cầm trong tay đến 3 hộ chiếu Hong Kong khi bị bắt giữ.
Những yếu tố ly kỳ xoay quanh vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) tập đoàn Huawei, tại Canada đã lan đến cả Hong Kong. Tài liệu của tòa án Canada tuần qua cho thấy bà Mạnh giữ đến 7 hộ chiếu, trong đó gồm 4 hộ chiếu của Trung Quốc và 3 hộ chiếu của Hong Kong.
"Trong vòng 11 năm qua, bà Mạnh đã được cấp không dưới 7 hộ chiếu khác nhau từ Trung Quốc và Hong Kong", thư của Bộ Tư pháp Mỹ gửi phía Canada cho biết.
Các công tố viên Mỹ dùng yếu tố này để cảnh báo bà Mạnh có rủi ro bỏ trốn nếu được bảo lãnh. Lá thư của phía Mỹ còn liệt kê cụ thể số của từng hộ chiếu.
Cơ quan Nhập cư Hong Kong đang đứng trước sức ép làm rõ vì sao bà Mạnh Vãn Châu có nhiều hơn một hộ chiếu Honh Kong khi bị bắt giữ
Người phát ngôn của Cơ quan Nhập cư Hong Kong từ chối bình luận về những trường hợp mang tính đơn lẻ. Tuy nhiên, người phát ngôn xác nhận rằng những trường hợp được cấp hộ chiếu của đặc khu Hong Kong chỉ được sở hữu một hộ chiếu có hiệu lực cho mỗi lần cấp, theo South China Morning Post.
Có những trường hợp người giữ hộ chiếu sẽ nộp đơn xin giữ một hộ chiếu cũ và không còn hiệu lực (hết hạn, hư hỏng hoặc phiên bản cũ). Hộ chiếu này có thể còn visa có hiệu lực nên sẽ sử dụng kết hợp với hộ chiếu mới. Tuy nhiên, bản thân hộ chiếu cũ vẫn không có giá trị sử dụng độc lập.
"Liên kết chéo hộ chiếu HKSAR nghĩa là sử dụng cùng lúc cả hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới nhằm sử dụng được visa còn hiệu lực nằm trên hộ chiếu cũ, nhưng bản thân hộ chiếu cũ vẫn sẽ bị hủy", người phát ngôn này cho biết. "Mọi cá nhân được cấp hộ chiếu sẽ không sở hữu cùng lúc nhiều hơn một hộ chiếu HKSAR có hiệu lực".
South China Morning Post dẫn nguồn tin cho biết có khả năng bà Mạnh chỉ sở hữu một hộ chiếu Hong Kong hợp lệ, nhưng mang theo 2 hộ chiếu cũ khi ra nước ngoài vì cần sử dụng visa còn hiệu lực.
Bà Mạnh Vãn Châu, CFO của tập đoàn Huawei, bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12.
Các chuyên gia luật và chính trị gia Hong Kong trong tuần qua đặt nghi vấn vì sao CFO của Huawei nắm trong tay nhiều hộ chiếu như vậy. Một số nhà lập pháp Hong Kong đã yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Eric Cheung Tat-ming, chuyên gia luật tại Đại học Hong Kong, lưu ý cả 3 hộ chiếu Hong Kong của bà Mạnh đều mở đầu bằng ký hiệu KJ. Ông cho rằng các hộ chiếu được cấp liên tiếp trong một thời gian ngắn và việc bà dùng hết 2 hộ chiếu là vô lý. Ngược lại, trả lời South China Morning Post, một nguồn tin chính quyền cho biết các ký hiệu này chỉ thể hiện số lượng trang của hộ chiếu.
Trong khi đó, 2 cựu lãnh đạo cơ quan an ninh Hong Kong là Lai Tung-kwok và Regina Ip Lau Suk-yee đã lên tiếng xoa dịu những quan ngại về lỗ hổng trong hệ thống nhập cư của đặc khu. Cả 2 từng là lãnh đạo Cơ quan Nhập cư Hong Kong.
Bà Regina cho rằng các văn bản của tòa án và đăng tải truyền thông thời gian qua chưa cho thấy đủ bằng chứng bà Mạnh sở hữu nhiều hơn một hộ chiếu Hong Kong hợp lệ. Tuy nhiên, bà thừa nhận việc Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ khi mang theo hộ chiếu Hong Kong buộc chính quyền đặc khu này phải theo dõi sát sao diễn biến vụ án.
Bà Mạnh Vãn Châu là con gái của chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi. Bà bị giới chức Canada bắt giữ khi đang chuyển tiếp chuyến bay ở Vancouver vào ngày 1/12, theo lệnh bắt và yêu cầu dẫn độ của tòa án Mỹ.
Bà bị cáo buộc bao che mối liên quan của tập đoàn này với mọt doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho Iran và vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Theo Báo Mới
Sau các cáo buộc liên quan gián điệp, Huawei có thể gặp rắc rối ở châu Âu Vận hạn vẫn chưa thôi đeo bám Huawei, hết rắc rối với Mỹ, Canada, giờ đây đến lượt châu Âu xem xét việc cấm Huawei cung cấp hạ tầng mạng 5G. Sau khi thỏa thuận lớn của Huawei với Verizon thất bại vào đầu năm nay (do những lo ngại về quyền riêng tư ở Mỹ), châu Âu dường như đã sẵn sàng...