Bị nhắc nhở khi đốt bếp than khiến khói bay đầy nhà hàng xóm, người phụ nữ lớn tiếng: “Mày ở đâu đến bắt tao không được sinh hoạt”
Sau khi bị phản ánh về việc đốt bếp than tổ ong giữa đường ảnh hưởng tới hộ dân xung quanh, người phụ nữ không ngừng có những lời lẽ mắng nhiếc và lý lẽ đầy “ngang ngược” để đáp trả.
Bếp than là loại bếp tuy có giá thành rẻ nhưng lại không thường được sử dụng tại các thành phố lớn do sự độc hại và gây ô nhiễm không khí càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh. Đặc biệt, TP. Hà Nội từ năm 2021 đã bắt đầu lệnh cấm người dân sử dụng bếp than tổ ong.
Clip: Cãi cọ do việc sử dụng bếp than
Trên mạng xã hội mới đây đã chia sẻ một đoạn video về cuộc tranh cãi khiến nhiều người chú ý. Cụ thể, từ nội dung clip có thể thấy một người phụ nữ lớn tuổi đã mang bếp than ra giữa phần đường của một khu phố nhỏ để đốt.
Tuy nhiên, việc làm này đã ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh, khiến khói bếp tràn vào trong nhà. Chính vì vậy, một bạn nữ đã ra nhắc nhở. Tuy nhiên người phụ nữ này không đồng ý nên đã dẫn đến cuộc cãi cọ.
Người phụ nữ lấy lý lẽ phần đường mà mình đốt bếp than không phải mặt trước nhà của bạn nữ nên bạn không có quyền than vãn. Khi bạn nữ nhẹ nhàng khẳng định bản thân sẽ gọi công an để giải quyết vấn đề nếu như người phụ nữ không chịu dừng lại thì người này lại lớn giọng thách thức:
“Mày gọi công an đi, mày biết luật chưa? Cửa chúng mày đi là cửa trước, đường này là của riêng xóm này (xóm ở đằng sau). Mày ở đâu đến bắt chúng tao không được sinh hoạt ở đây.”
Bạn nữ vẫn kiên nhẫn giải thích bản thân không cấm cản sinh hoạt cá nhân của bất cứ ai mà chỉ muốn người phụ nữ lùi chiếc bếp than ra xa để tránh ảnh hưởng công việc của mình và những người khác.
Đoạn video về cuộc tranh cãi trong vấn đề sử dụng bếp than tại khu phố giữa hai người vẫn đang thu hút sự chú ý của cộng đồng. Đa phần mọi người đều phê phán sự “ngang ngược” của người phụ nữ sử dụng bếp than giữa đường và khen ngợi bạn nữ đã giữ được sự bình tĩnh.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND, về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố.
Từ ngày 1/1/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do sử dụng than tổ ong.
Bức ảnh "dẫn hồn" người mất vì Covid-19 về nhà, không cờ đèn kèn trống mà sao xót xa
Những người đã nằm xuống vì đại dịch Covid-19 trong xóm nhỏ đã được tổ chức lễ tưởng niệm giản dị.
Trong quan niệm của dân gian, những người từ trần ở nơi khác ngoài căn nhà họ đã sống và gắn bó cần được "dẫn đường" để về nhà. Với những ai không được làm lễ tang chỉn chu theo đúng phong tục, việc "đưa đường chỉ lối" cho họ lại càng quan trọng hơn.
Vừa qua, hình ảnh những người trong một khu phố ở Sài Gòn đốt nến, bày hoa để giúp những hương linh hàng xóm của mình - những người đã qua đời trong đại dịch Covid-19 - trở về đã khiến dân mạng không khỏi xót xa.
Những cái ghế nhỏ đặt xuống làm bàn, hoa và đèn giản dị hết cỡ. Những chiếc ghế cũng được xếp đặt theo phong cách giãn cách, hệt như những người sống phải giữ khoảng cách với nhau trong mùa dịch. Dưới ánh đèn vàng vọt, vài người ra thắp nén hương, tưởng niệm những hương hồn láng giềng của họ. Những người mà vài tháng trước, vẫn còn nguyên da thịt, còn qua lại chuyện trò, san sẻ buồn vui.
Virus có lẽ không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, người giàu hay người nghèo. Nếu không may mắn, họ qua đời, và đã chịu đựng phút cuối cô độc, tội nghiệp như nhau. Chỉ còn những người ở lại với nỗi nhớ thương và khoảng trống mênh mang không thể lấp đầy.
Bức ảnh cứa lòng người đã trải qua tâm dịch.
Người đăng tải bức ảnh chẳng nói gì nhiều, nhưng cái không khí u u linh linh, cái hiu hắt của những đèn nến dẫn đường, thì không thể giấu nổi. Những người đã trải qua đại nạn ấy rồi trở về, thân nhân của những người đã ra đi, rồi sẽ ngừng khóc, sẽ phải bước tiếp mà sống. Nhưng những vết hằn trong tim, sao có thể chữa lành một sớm một chiều?
Nhiều người đã chia sẻ cảm xúc của mình trước bức ảnh:
- "Mỗi ngọn nến là một phận người, một cuộc đời và đằng sau đó là biết bao người thân của họ. Ba em mất trong đợt dịch, vì già yếu, ông thọ 97 tuổi thế mà lòng em vẫn nhớ tiếc, xót xa không biết bao giờ nguôi. Nhìn ảnh này bất giác đau đớn quá, thương đồng bào mình quá!".
- "Những bàn cúng đơn giản trầm mặc nhìn thật bồi hồi xúc động. Cầu mong vong linh của những người đã khuất trong cơn đại dịch vừa qua sớm được siêu thoát.".
- " Những ngày này, khi cuộc sống dần trở lại, ở Sài Gòn thấy nhiều cảnh này lắm. Khi còn sống có thể tất cả chỉ là người dưng, nhưng khi ai đó nằm xuống rồi, còn phân biệt thân sơ chi nữa, cái chết nào cũng xót xa như nhau.".
Một hình ảnh khác được chụp ở quận Tân Bình, không cờ đèn kèn trống mà vẫn khiến người ta ứa lệ.
Cô gái phơi chăn kiểu gì rớt xuống nhà hàng xóm, hành động ga lăng của anh bộ đội "hàng xóm" nhận về bão like Có hàng xóm là các anh bộ đội thật tiện quá đi! Không phải các diễn viên Hàn Quốc "tóc tai vuốt vuốt" đẹp trai, cũng chẳng phải là những Mr. "văn mẫu" nhân duyên hay duyên phận, gu của chị em bây giờ phải là các anh bộ đội cơ! Tầm này ai mà quan trọng ngoại hình nữa, những anh bộ...