Bị ngứa thường xuyên là do gan kém?
Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém.
Chào bác sĩ,
Mấy ngày vừa qua, tôi thường hay bị ngứa hầu như toàn thân. Nhiều chỗ tôi gãi nhiều quá bây giờ thành những vết xuất huyết da. Tôi có ra hiệu thuốc hỏi mua thì họ bán cho thuốc dị ứng kèm thuốc mát gan uống trong vòng 5 ngày thì thấy bệnh thuyên giảm nhưng ngừng uống thuốc thì bệnh lại quay lại.
Tôi có con được 15 tháng, cháu hay bị nổi dát ngứa, đi khám thì được chẩn đoán là mề đay nhưng uống thuốc vẫn chưa khỏi. Vậy cho tôi hỏi tôi bị bệnh gì, liệu tôi có bị bệnh gan không? Vì tôi biết bệnh ngứa hay mề đay là do chức năng gan kém. Tôi phải làm gì để khỏi bệnh?
(Thanh Ngọc – thanh…@gmail.com)
Ảnh minh họa
Chị Ngọc thân mến,
Ngứa chỉ là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh lý, có thể có hoặc không có các sang thương da đi kèm, được chia thành hai nhóm chính:
Video đang HOT
1. Ngứa đi kèm các sang thương tại chỗ hoặc có triệu chứng ở da
- Bệnh dị ứng: mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa
- Bệnh vẩy nến, lichen phẳng
- Bệnh vi nấm trên da,…
2. Ngứa toàn thân
- Bệnh lý gan- mật
- Bệnh nội tiết và chuyển hóa: tiểu đường, tuyến giáp (cường giáp hoặc nhược giáp)
- Suy giảm chức năng thận
- Bệnh huyết học
- Do sử dụng thuốc
- Các yếu tố gây ngứa khác như: yếu tố môi trường, nhiễm trùng, khô da,…
Điều trị ngứa, phải điều trị bệnh cảnh gây ngứa. Trường hợp chị bị ngứa toàn thân thì nguyên nhân có thể do dị ứng hoặc có thể do các bệnh lý nội khoa đã kể ở trên, và để xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa của mình, chị nên thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để làm các xét nghiệm tầm soát.
Vì con chị đã được chẩn đoán bệnh mề đay, nên nhiều khả năng bé mắc bệnh dị ứng được di truyền từ mẹ, do đó vẫn không loại trừ khả năng ngứa của chị là do dị ứng.
Chúc chị vui khỏe và mau khỏi bệnh.
Theo VNE
Chưa quan hệ, 'cô bé' vẫn bị ngứa và sưng tấy
Cháu còn rất trẻ và chưa từng gần gũi với ai nhưng vùng kín của cháu kể từ tháng 8 đến nay luôn gặp vấn đề.
Ảnh minh họa
Nó bị ngứa, sưng tấy, ra nhiều khí hư lúc màu xám lúc trắng đục và lúc thì giống như váng sữa, có hôi hơi tanh. Cho cháu hỏi cháu bị mắc bệnh gì? (Phương Lan)
Trả lời:
Chào Phương Lan!
Do cấu tạo giải phẫu đặc trưng của "cô bé", ngoài việc có nhiều ngóc ngách, vùng này còn giàu mạch máu và các tuyến nội tiết, do vậy nó thường khá ẩm ướt. Cộng thêm sự ghé thăm hàng tháng của chu kỳ kinh nguyệt chính là các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây nên viêm nhiễm vùng kín.
Bình thường, dịch tiết của âm đạo trong, không mùi, thường tăng lên vào những ngày rụng trứng. Vệ sinh "cô bé" đúng cách mỗi ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng khu vực này, đặc biệt vào các ngày "đèn đỏ". Trường hợp của em, vùng kín có ngứa, sưng tấy, và nhiều khí hư màu trắng đục, tanh như vậy có thể khẳng định em đã bị viêm nhiễm.
Hiện tượng viêm nhiễm "cô bé" là khá phổ biến ở các em gái, đặc biệt là các bạn ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc những vùng có nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, các kỹ năng về vệ sinh vùng kín, vệ sinh ngày "đèn đỏ" cũng liên quan đáng kể tới tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân khiến khí hư màu trắng, mùi hôi và kèm theo ngứa ngáy khó chịu thường là do nhiễm nấm candida albican.
Tuy nhiên, để xác định chính xác viêm nhiễm là loại gì, do vi khuẩn nào gây ra, em nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa hoặc chuyên khoa da/hoa liễu để được khám và xét nghiệm. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất; và tư vấn cho em cách vệ sinh "cô bé" đúng cách cũng như cách phòng các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Chúc em khoẻ!
Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
Theo VNE
7 cách đơn giản để tăng cường chức năng gan Nên uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh và thực phẩm hỗ trợ tốt cho gan. Uống nước chanh mỗi sáng Bạn nên uống 8-10 ly nước lọc tinh khiết mỗi ngày. Đây là cách rất tốt khiến gan có thể thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bạn cũng nên bắt đầu một ngày với ly nước chanh lớn. Chanh giúp...