Bị nghi oan vì cảnh sát đọc sai ngày tháng
Gia đình của Francisco R., 59 tuổi, phải sống qua chuỗi ngày ác mộng sau khi cảnh sát đọc nhầm ngày tháng trên đơn tố cáo.
Căn nhà nơi Francisco sống cùng vợ và hai con bị lực lượng chức năng thành phố Madrid “ghé thăm” vào sáng 23/11/2017.
Sau khi đọc lệnh khám, bốn cảnh sát cùng một thư ký tòa án lập tức thu thiết bị di động trong nhà để tìm văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Nhiều giờ không thấy gì, nhóm cảnh sát tiếp tục tới chỗ làm việc của người con cả để tịch thu máy tính và điện thoại.
Dù cảnh sát không tìm thấy chứng cứ buộc tội, cuộc điều tra tới đầu tháng 2/2018 mới kết thúc. Chỉ khi hồ sơ vụ án được công khai, gia đình Francisco mới biết nguyên nhân khám nhà xuất phát từ đơn tố cáo của tổ chức bảo vệ trẻ em có trụ sở tại Mỹ.
Theo đơn tố cáo, địa chỉ IP của một người dùng tại Tây Ban Nha đã đăng tải video và hình ảnh khiêu dâm trẻ em lên Faceboook. Nhận đơn từ Đại sứ quán Mỹ tại Tây Ban Nha, cảnh sát thành phố Madrid yêu cầu công ty viễn thông cung cấp thông tin người dùng đằng sau địa chỉ IP khả nghi, từ đó truy ra gia đình Francisco.
Video đang HOT
Nhưng qua rà soát, luật sư của gia đình phát hiện sai sót trong quá trình xử lý đơn tố cáo. Trong đơn, ngày mà địa chỉ IP khả nghi đăng tải nội dung khiêu dâm trẻ em được ghi 10/11/2016. Người Mỹ có thói quen viết tháng trước ngày sau nên dãy số trên cần được hiểu là ngày 11 tháng 10. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha có thói quen ngược lại nên cảnh sát thành phố Madrid đã hiểu dãy số trên là ngày 10 tháng 11, dẫn tới sai sót trong yêu cầu trích xuất thông tin.
Hơn nữa, số IP của máy tính có thể thay đổi mỗi lần vào mạng. Máy tính của gia đình Francisco từng truy cập internet qua địa chỉ IP khả nghi nhưng không phải ngày được ghi trên đơn tố cáo.
Hiện, gia đình Francisco đã khởi kiện chính quyền đòi bồi thường 27.000 Euro. Đơn kiện chỉ ra rằng khi yêu cầu trích xuất thông tin từ công ty viễn thông, cảnh sát lẽ ra không được dùng cách viết ngày tháng của người Tây Ban Nha, El Pais đưa tin ngày 8/9.
Hội đồng Tư pháp, cơ quan giám sát hệ thống tòa án Tây Ban Nha, đã ra báo cáo thừa nhận có sai sót tư pháp gây thiệt hại hiển hiện nên gia đình Francisco cần được bồi thường.
Sự việc hiện do Bộ Tư pháp Tây Ban Nha xử lý. Cơ quan này phụ trách việc đặt ra mức bồi thường khi thẩm phán hoặc cảnh sát làm việc cho tòa án phạm phải sai sót như trên.
Francisco cho biết không thể giải thích cho người khác khi bị cảnh sát điều tra về hành vi tàng trữ văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. “Kể cả bạn vô tội, người khác vẫn sẽ nghĩ rằng phải có lý do gì đó thì cảnh sát mới tới”, Francisco nói.
Bác sĩ pháp y nói George Floyd 'bị giết'
Báo cáo khám nghiệm tử thi mới công bố cho thấy George Floyd, 46 tuổi, chết vì "ngừng tim phổi" sau khi bị cảnh sát ghì gáy.
George Floyd, một người Mỹ gốc Phi, đã chết vì "ngừng tim phổi do tác động kết hợp của việc bị nhân viên thực thi pháp luật khống chế và ghì gáy" và cái chết là "một vụ giết người", bác sĩ pháp y hạt Hennepin ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota cho biết trong một tuyên bố hôm 1/6.
Các tình trạng sức khỏe đáng kể khác của Floyd được liệt kê là "bệnh tim do xơ cứng động mạch và tăng huyết áp; sử dụng thuốc giảm đau fentanyl; sử dụng ma túy đá gần đây".
Tuyên bố nói thêm rằng "cách thức tử vong không phải xác định pháp lý để kết luận có tội hay ý đồ phạm tội", đồng thời nhấn mạnh rằng theo luật bang Minnesota, "bác sĩ pháp y có nhiệm vụ trung lập và tách biệt với bất kỳ cơ quan công tố hoặc cơ quan thực thi pháp luật nào".
Cùng ngày, luật sư của gia đình Floyd ra tuyên bố cho biết kết quả khám nghiệm tử thi độc lập do gia đình ủy nhiệm xác định nguyên nhân tử vong của Floyd là "ngạt thở do sức đè liên tục".
George Floyd bị cảnh sát khống chế trên đường phố Minneapolis hôm 25/5. Ảnh: CBS.
Hồ sơ truy tố của công tố viên quận trước đó nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. "Những tác động kết hợp của việc bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và chất kích thích tiềm tàng trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong", hồ sơ có đoạn viết.
Floyd tử vong khi bị 4 cảnh sát khống chế, trong đó một người trực tiếp ghì lên gáy nạn nhân, hôm 25/5 ở Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của anh đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để đòi công lý cho Floyd và bình đẳng chủng tộc.
Biểu tình đã xảy ra tại ít nhất 140 thành phố của Mỹ. Ngoài thủ đô Washington, hơn 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình. Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 26 bang. Hàng nghìn người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì gáy Floyd, bị truy tố tội giết người cấp độ ba, ngộ sát do bất cẩn và đã được đưa tới cơ sở giam. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng bị truy tố.
Hồi chuông cảnh báo sau làn sóng biểu tình ở Mỹ Mặc dù viên cảnh sát Derek Chauvin đã bị sa thải và cáo buộc tội giết người cấp độ ba, nhưng người biểu tình vẫn tiếp tục đổ xuống đường đêm này qua đêm khác vì họ không chỉ biểu tình phản đối một vụ giết người đơn lẻ mà phản đối tình trạng cảnh sát dùng bạo lực tràn lan nhưng hầu...