Bị Nga “đe doạ”, Ba Lan mua tên lửa Mỹ 7,6 tỷ USD
Ba Lan dự định sẽ ký hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có trị giá 6,7 tỷ USD từ công ty Raytheon của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz ngày 31.3 cho biết hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot là trọng tâm trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang đến năm 2023, nhằm đối phó với “đe dọa ngày càng gia tăng từ phương Đông”.
Ba Lan đã đẩy nhanh nỗ lực tăng cường khả năng quân sự của nước này để đáp lại việc Moscow hiện đại hóa quân đội và khẳng định vị thế chính trị trong khu vực, đặc biệt sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014.
Video đang HOT
“Những hệ thống tên lửa này giúp chúng tôi đảm bảo an ninh quốc gia của Ba Lan”, ông Macierewicz nói trong một cuộc họp báo.
Hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa Raytheon cần nhận được sự chấp thuận của quốc hội Mỹ. Vì hợp đồng liên quan tới công nghệ quân sự hiện đại, nên cần phải có giấy phép đặc biệt.
Ông Macierewicz cho biết Ba Lan có thể nhận được các hệ thống tên lửa Patriot đầu tiên trong vòng 2 năm sau khi hợp đồng được ký kết. Hệ thống này được thiết kế để phát hiện và phá hủy các phương tiện bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Ba Lan đã chi khoảng 2% GDP cho quốc phòng theo yêu cầu của NATO, nhưng một số quan chức quân sự đang yêu cầu tăng thêm ngân sách quốc phòng. Họ cho rằng 2/3 thiết bị quân sự đã lỗi thời.
Theo Danviet
TQ đưa tiêm kích tàng hình hiện đại nhất vào hoạt động
Trung Quốc đã đưa tiêm kích tàng hình J-20 vào hoạt động nhằm thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ.
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Những hình ảnh đầu tiên của tiêm kích tàng hình J-20 xuất hiện vào năm 2010 và mẫu chiến đấu cơ này chính thức ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không Châu Hải vào tháng 10.2016. Kênh quân sự của đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 9.3 xác nhận J-20 đã được đưa vào hoạt động.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc bắt đầu được phát triển từ cuối những năm 1990 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011. Nhưng cho đến nay câu hỏi liệu J-20 có khả năng tránh radar như F-35 và F-22 Raptor hay không vẫn chưa được làm rõ.
"J-20 là bước tiến nhảy vọt của Không quân Trung Quốc cả về tính năng và công nghệ thông minh. Không ai trong chúng tôi nghĩ rằng mẫu tiêm kích tàng hình này sẽ hoạt động trước năm 2020, khi được hỏi vào năm 2010", nhà báo Andreas Rupprecht viết trên trang Aviationist vào tháng 11.2016.
Ngoài tốc độ vượt trội so với tiêm kích F-35 của Washington, J-20 được thiết kế nhằm khai thác các điểm yếu ở máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm cũng như máy bay tiếp liệu trên không của Không quân Mỹ
Vào 2014, Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama đang tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương ở Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã giới thiệu mẫu tiêm kích động cơ kép J-31, được cho là đối thủ cạnh tranh với F-35 của Mỹ.
Trong khi đó, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wang Weiming mới đây cho biết tàu sân bay thứ hai của Bắc Kinh đang trong quá trình hoàn thành. Chiến hạm mới dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động năm 2020. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có duy nhất một tàu sân bay mang tên Liêu Ninh.
Ngày 6.3, Trung Quốc cũng thông báo ngân sách của nước này sẽ tăng thêm 7% lên khoảng 150 tỷ USD trong năm 2017, tương đương 1/4 ngân sách quốc phòng hằng năm của Mỹ.
Theo Danviet
Dàn vũ khí Mỹ có thể đối phó Trung Quốc ở Biển Đông Trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông, những lá bài sau có thể được Mỹ sử dụng. Trung Quốc đang đóng thêm các tàu sân bay và sẵn sàng triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại Biển Đông. Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trái phép tại khu...