Bí mật thành phố ‘miễn nhiễm’ nCoV
Các nhà khoa học phỏng đoán do hàm lượng chất selen trong đất cao, thành phố Enshi thuộc tỉnh Hồ Bắc có rất ít ca nhiễm nCoV.
Enshi, phía tây tỉnh Hồ Bắc, là một bí ẩn của Trung Quốc trong thời gian Covid-19 bùng phát. Nằm trong vùng dịch, song thành phố chỉ ghi nhận 6 ca nhiễm nCoV trên 100.000 đầu người. Ở các khu vực khác tại Hồ Bắc, tỷ lệ lây nhiễm cao hơn từ hai đến 20 lần. Các nhà khoa học chưa hiểu vì sao Covid-19 “buông tha” Enshi. Đến năm ngoái, họ phỏng đoán câu trả lời nằm ở chất đất nơi đây.
Công trình của Học viện Khoa học môi trường Trung Quốc, được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Môi trường hôm 7/3, đã củng cố giả thuyết trên. Các nhà khoa học chỉ ra rằng “hàm lượng selen trong cơ thể người giúp chống lão hóa, kháng viêm và tăng miễn dịch ngừa Covid-19″. Trong khi đó, Enshi có lượng nguyên tố selen trong đất lớn nhất thế giới. Nồng độ chất này cao đến mức khiến một số cư dân địa phương bị rụng tóc hoặc móng tay.
Các nhà khoa học nhận ra khi mức selen giảm xuống, tỷ lệ lây nhiễm nCoV tăng vọt. Tùy Châu và Hiếu Cảm là khu vực ít selen ở Hồ Bắc. Tỷ lệ ca dương tính ở hai thị trấn cao nhất, bên cạnh Vũ Hán.
“Lượng selen tương đối lớn trong chế độ ăn uống ở những khu vực giàu chất này có thể tăng khả năng miễn dịch, góp phần ngừa nCoV”, nhóm nghiên cứu của giáo sư Ma Jin kết luận.
Video đang HOT
Thành phố Enshin, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Các nhà khoa học tin rằng nguyên tố này giúp người dân tránh được Covid-19 theo nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn giảm sản xuất oxy có hại gây viêm nhiễm.
Hiện tượng tương tự xảy ra ở những nơi khác. Nghiên cứu công bố hồi tháng 6/2020, do giáo sư dinh dưỡng Margaret Rayman đứng đầu, cho thấy khả năng khỏi Covid-19 ở một người tỷ lệ thuận với nồng độ selen trong tóc họ. Phân tích của Bệnh viện Đại học Heidelberg, Đức cho thấy bệnh nhân có mức selen thấp dễ tử vong hơn.
Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, Hắc Long Giang, nơi có mức selen thấp nhất cả nước, ghi nhận tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao gấp 4 lần mức trung bình của các tỉnh ngoài Hồ Bắc. Li Jianke, giáo sư khoa học dinh dưỡng, Đại học Sư phạm Thiểm Tây, cho biết khám phá mới tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi, nhưng cộng đồng nghiên cứu vẫn thận trọng về kết quả.
“Chúng tôi cần thêm bằng chứng chắc chắn. Cho đến nay, chưa có dữ liệu từ thí nghiệm được kiểm soát để chứng minh mối liên hệ này”, Li nhận định.
Ông cho rằng tại vùng dịch, nhà khoa học nên tuyển tình nguyện viên, bổ sung chất selen và so sánh với những người không sử dụng. “Nếu không, có thể nhầm lẫn với yếu tố khác”, Li nói.
WHO nói giữa tháng 3 công bố báo cáo điều tra nguồn gốc virus corona
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 5-3 cho biết các phát hiện điều tra về nguồn gốc virus corona của đoàn công tác do WHO chủ trì sẽ được công bố vào giữa tháng 3.
Từ phải qua trái: Bà Marion Koopmans và ông Ben Embarek, các thành viên trong nhóm chuyên gia của WHO tới Vũ Hán; ông Liang Wannian thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) và Mi Feng, phát ngôn viên của NHC, trong cuộc họp báo ngày 9-2-2021 tại một khách sạn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva ngày 5-3, ông Peter Ben Embarek, trưởng đoàn công tác của WHO, nói: "Kế hoạch (công bố báo cáo - PV) hiện tại là tuần bắt đầu từ 14 và 15-3".
Khi kết thúc chuyến công tác tại Trung Quốc tháng trước, ông Ben Embarek - một chuyên gia của WHO về các bệnh lây nhiễm từ vật sang người - nói rằng virus corona rất có thể bắt nguồn từ dơi, mặc dù không chắc chắn về cách thức mầm bệnh này đã lây sang người như thế nào.
Ông Ben Embarek cũng bác bỏ dứt khoát giả thuyết cho rằng virus corona thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Trước đó giới chức WHO nói đoàn công tác sẽ công bố báo cáo tóm tắt sơ bộ trước khi công bố báo cáo đầy đủ. Tuy nhiên kế hoạch công bố báo cáo sơ bộ đã không diễn ra.
Ông Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cho biết: "Những gì nhóm nghiên cứu đã làm thật đáng trân trọng là họ đã làm việc thực sự vất vả để cố gắng đưa ra bản báo cáo đầy đủ giúp chúng ta có thể thảo luận thỏa đáng xung quanh báo cáo toàn diện đó".
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói: "Tôi muốn khẳng định với quý vị rằng mọi điều đã diễn ra trong chuyến công tác sẽ được trình bày minh bạch".
Chuyến công tác của phái đoàn điều tra về nguồn gốc virus corona đã trở thành vấn đề xung đột chính trị gay gắt. Washington muốn thẩm định các kết quả điều tra, một số ý kiến cho rằng điều kiện tiếp cận điều tra của đoàn công tác khi ở Trung Quốc rất bị hạn chế.
Trong diễn biến liên quan, ngày 5-3, một nhóm 26 nhà khoa học quốc tế đã cùng công bố bức thư ngỏ yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra khác.
Họ cho rằng phái đoàn công tác của WHO "không được cấp thẩm quyền, sự độc lập, hay những tiếp cận cần thiết để tiến hành một cuộc điều tra toàn diện và không bị hạn chế" về mọi giả thuyết liên quan tới nguồn gốc virus corona.
Ông Nikolai Petrovsky - một chuyên gia tại ĐH Flinders ở Adelaide, Úc, là một trong các tác giả bức thư ngỏ - ngày 5-3 cho rằng bất kể việc đoàn công tác của WHO đã tới Trung Quốc điều tra, thế giới vẫn chưa thể biết thêm nhiều về nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Các giả thuyết của WHO về nguồn gốc COVID-19 khi tới Vũ Hán Phái đoàn công tác của WHO vừa kết thúc 28 ngày tới Vũ Hán điều tra về dịch COVID-19 để tìm các chứng cứ giúp xác định cách thức dịch bệnh đã bùng lên và lây lan ra sao. Từ phải qua: Bà Marion Koopmans và ông Ben Embarek, các thành viên trong nhóm chuyên gia của WHO tới Vũ Hán; ông Liang...