Bí mật kho báu ‘Con tàu vàng’: Vì sao người săn được kho báu phải ngồi tù?
Trong tháng 5 này, hàng trăm hiện vật trục vớt từ “ Con tàu vàng” chìm dưới đáy Đại Tây Dương lần đầu được đưa ra trưng bày, trong khi người phát hiện ra kho báu này đã ngồi sau song sắt suốt 6 năm và không biết khi nào được thả.
Hình ảnh kho báu trục vớt từ con tàu 165 năm tuổi dưới đáy Đại Tây Dương – Ảnh: USA TODAY
Theo USA Today, mỗi hiện vật của Con tàu vàng đều có giá trị từ vài trăm nghìn USD đến hơn 1 triệu USD. Từ tháng 5 đến tháng 9, các hiện vật sẽ được trưng bày ít nhất ở 6 bang: California, Nevada, Colorado, Illinois, Connecticut và New York, trước khi được bán đấu giá vào mùa thu.
Trong khi đó, ông Tommy Thompson, một nhà thám hiểm biển sâu, người đã tìm thấy xác Con tàu vàng vào năm 1988, vẫn ngồi tù và chỉ có thể ra khỏi nhà tù liên bang ở Michigan nếu ông chịu tiết lộ tung tích của 500 đồng tiền vàng (trị giá khoảng 2 triệu USD).
Bước sang tuổi 70, ông Thompson vẫn đang bị tòa án giam giữ và bị phạt 1.000 USD/ngày vì không trả lời các câu hỏi về 500 đồng tiền vàng. Cho đến nay, ông Thompson đã bị phạt 2 triệu USD và không có dấu hiệu nào cho thấy ông sắp được thả.
“Tôi cảm thấy như mình không có chìa khóa để mở ra sự tự do cho mình”, ông Thompson nói tại một phiên điều trần vào năm 2020, đồng thời nói thêm rằng ông đã nói với chính phủ tất cả những gì ông biết.
Video đang HOT
Tiền vàng trên tàu SS Central America – Ảnh: AP
Ông Thompson là một trong những thợ săn kho báu thành công nhất ở Mỹ. Năm 1988, ông và nhóm của mình phát hiện ra tàu SS Central America, còn được gọi là Con tàu vàng.
Con tàu này nhổ neo từ cảng Colon của Panama ngày 3-9-1857, hướng tới thành phố New York. Vào thời điểm đó, cơn sốt vàng tại Mỹ đang lên tới đỉnh điểm, khiến rất nhiều hành khách mang trong hành lý nhiều thỏi vàng để đưa về nước.
Tổng cộng hành lý của khách đi tàu có không dưới 3 tấn vàng. Có thông tin cho biết con tàu bí mật chở theo 15 tấn vàng để làm nguồn cung cấp tài chính cho quân đội. Tất cả những tài liệu mật về số hàng hóa này đã bị một trận hỏa hoạn vì động đất tại thành phố San Francisco thiêu rụi.
Con tàu vàng bị chìm vào năm 1857 ngoài khơi bờ biển bang Carolina. 425 người đã thiệt mạng và các mảnh vỡ vẫn nằm dưới mực nước biển 2.134m.
Ngay sau khi ông Thompson công bố phát hiện quan trọng của mình về Con tàu vàng, một nhóm các công ty bảo hiểm đã tranh giành kho báu mà không có bằng chứng họ đã bảo hiểm cho chúng.
Một “trận chiến” tại tòa án xảy ra sau đó.
Năm 2000, công ty của ông Thompson đã bán 532 thỏi vàng và hàng nghìn đồng xu cho California Gold Marketing Group với giá khoảng 50 triệu USD. Ông Thompson cho biết phần lớn số tiền đó được dùng cho các khoản phí pháp lý và các khoản vay ngân hàng.
Trong khi đó, nhóm các nhà đầu tư đã trả hàng triệu USD để tài trợ cho giấc mơ tìm con tàu của ông Thompson đã không bao giờ có lãi. Năm 2005, họ kiện ông Thompson, lúc này sống ẩn dật ở bang Florida. Vào năm 2012, ông trở thành kẻ đào tẩu sau khi một thẩm phán bang Ohio ra lệnh bắt ông.
Ông bị bắt vào năm 2015 với hơn 425.000 USD tiền mặt bị tịch thu.
Tommy Thompson tại tòa án ở Columbus, Ohio năm 2018 – Ảnh: AP
Ông Thompson đã không thể trả lời câu hỏi về số phận 500 đồng tiền vàng trên tàu tại nhiều phiên tòa. Ông nói không thể nhớ những đồng tiền vàng này đã trôi dạt về đâu và khẳng định không thể truy tìm nó. Ông đã nộp nhiều đơn yêu cầu được tha án tù.
Chưa có phiên tòa nào được lên lịch tiếp theo và lần nộp đơn gần đây nhất của ông Thompson là yêu cầu thêm thời gian thuê luật sư.
Omicron cũng nguy hiểm như các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2
Một nghiên cứu của nhóm 4 nhà khoa học Mỹ đã cho thấy biến thể Omicron của virus SARS-CoV2 về bản chất cũng nguy hiểm như các biển thể ghi nhận trước đó.
Điều này trái ngược với những kết luận được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây rằng Omicron có khả năng lây lan với tốc độ vượt trội so với các biến thể khác, song lại gây ít ảnh hưởng hơn.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 18/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Để có được kết luận này, các nhà khoa học thuộc Bệnh viên đa khoa Massachusetts, Đại học Minerva và Trường Y Harvard đã tiến hành phân tích hồ sơ bệnh án của 130.000 bệnh nhân COVID-19 trong thời gian hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19 hoành hành vừa qua, cũng là thời điểm liên tiếp xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2. Họ khẳng định nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân mắc Omicron tương tự ở các biến thể khác của SARS-CoV-2 hoành hành. Nghiên cứu thực hiện có sự điều chỉnh các yếu tố như nhân khẩu học, tiêm chủng và chỉ số bệnh đi kèm Charlson - chuyên được sử dụng để tiên lượng các trường hợp tử vong trong vòng 1 năm nhập viện điều trị ở những bệnh nhân có bệnh lý nền.
Nghiên cứu, hiện đang trong quá trình bình duyệt tại cơ quan thẩm định của Nature và đã được đăng tải trên Research Square ngày 2/5. Các tác giả cho biết nghiên cứu cũng có một số hạn chế như nghiên cứu có thể tính giảm số lượng người đã tiêm chủng trong các làn sóng dịch bệnh gần đây và tổng số ca mắc COVID-19 bởi nghiên cứu không tính số bệnh nhân tự xét nghiệm tại nhà.
Omicron đã được giới khoa học phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 11/2021, tức gần 2 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc. Trong gần 2 năm này, các biến thể Beta, Gamma, Alpha và Delta lần lượt xuất hiện, trong đó Delta - biến thể xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 10/2020, đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới và đây được coi là biến thể nguy hiểm nhất khi số người nhiễm, nhập viện và tử vong do COVID-19 đặc biệt tăng vọt.
Bang Illinois và Vermont của Mỹ trở thành 'điểm nóng' mới về dịch COVID-19 Trong bối cảnh các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng ở Mỹ cùng với sự lây lan của biến thể BA.2, hai địa điểm ở phía Bắc nước Mỹ là các bang Illinois và Vermont đang trở thành những khu vực hàng đầu về tỷ lệ ca mắc COVID-19. Hành khách tại sân bay OHare ở Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 15/3/2020....