“Bị” luyện chữ đẹp, trẻ sợ đi học

Theo dõi VGT trên

Những mẩu quảng cáo “luyện viết chữ đẹp chỉ với 10 buổi học” xuất hiện nhan nhản khiến nhiều trẻ nhỏ viết chưa vững đã bị cha mẹ bắt đi luyện chữ.

Chưa thấy “nét chữ – nết người” ở đâu, chỉ thấy hậu quả nhãn t.iền là trẻ bị căng thẳng, ngủ mơ, đi tiểu lắt nhắt, đau bụng và nguy hiểm hơn là trẻ trở nên khiếp sợ chuyện đi học.

“Khép chân lại, ngẩng đầu lên!”

7g tối 14/6, trước một trung tâm (TT) luyện viết chữ đẹp trên đường Trường Sơn, Q.10, TPHCM, nhiều phụ huynh (PH) đứng chờ để đón con về. Đến ca thứ hai, chúng tôi xin được vào học thử xem thế nào, rồi sẽ đăng ký cho hai cháu bốn t.uổi và sáu t.uổi theo học. Một cô giáo khoảng 30 t.uổi e ngại: “Không thể học thử vì lớp quá đông, chẳng còn chỗ ngồi”. Quả thật, phòng học chật kín với 23 học trò, trong đó có nhiều b.é t.rai độ 9-10 t.uổi.

Dù ngoài bảng hiệu trung tâm có ghi “chỉ nhận học sinh lớp 2″ nhưng khi biết chúng tôi muốn xin cho đứa cháu bốn t.uổi chưa biết chữ được vào “lớp đặc biệt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1″, cô giáo vẫn nhận lời: “Mỗi lớp như vậy kéo dài ba tháng, học phí một triệu đồng, nhưng tạm thời hết lớp, muốn học phải chờ khóa sau”. Chúng tôi tiếp tục xin cho đứa cháu sáu t.uổi sắp vào lớp 1 rất tinh nghịch, không chịu học chữ được vào TT “rèn giũa”, cô giáo trấn an: “Yên tâm, vào đây là sẽ được hết nhưng hiện chỉ còn hai lớp buổi chiều lúc 2g. Nếu học lớp 1 lên lớp 2 phải học hai khóa, mỗi khóa 10 buổi, còn học lớp 2 trở lên thì học một khóa. Mỗi khóa 550 ngàn đồng, đã bao gồm dụng cụ học tập, mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi 90 phút”.

Sáng 15/6, tại TT luyện viết chữ đẹp đặt ở Trường tiểu học Trần Hưng Đạo đang có khoảng 20 bé cặm cụi tập viết. Cô giáo còn khá trẻ, thỉnh thoảng gắt gỏng: “Khép chân lại, ngẩng đầu lên!” với những bé ngồi sai tư thế. Cậu bé tròn trịa, trắng trẻo tên Bảo Lâm (7 t.uổi) cứ cúi đầu sát xuống bàn nên luôn bị cô nhắc: “Ngẩng đầu lên. Tay cầm bút làm sao?”. Cậu bé viết chữ quá xấu khiến cô không hài lòng. Sau một lúc nói hoài vẫn chưa “thông”, cô giáo mất hết kiên nhẫn: “Thôi ngưng đi”.

Rồi cô bỏ dở trang cậu bé đang viết, lật sang hai trang mới của vở luyện chữ đẹp cho cậu bé tập viết nét khác. Rồi sang chỗ vài em khác, cô cằn nhằn: “Sao chỉ một đằng, làm một nẻo? Nét này phải hai ô rưỡi, chứ đâu phải hai ô, viết sai rồi”. Quay qua bé khác, cô lại la: “Tay cầm bút đâu phải như vậy. Sai rồi”.

Bị luyện chữ đẹp, trẻ sợ đi học - Hình 1

Học sinh cặm cụi nắn nót luyện chữ trong lời nhắc nhở “khép chân, ngẩng đầu”.

Video đang HOT

Thấy các bé không tập trung viết, cô “mời” tôi ra ngoài: “Học trò em không chú ý viết khi thấy có người lạ, mời chị ra ngoài, khi hết giờ chị có thể vào”. Tôi ra ngồi đợi ở băng ghế đá cách phòng học hơn 5m vẫn nghe văng vẳng tiếng cô cao giọng nhắc “Khép chân lại, ngẩng đầu lên”…

Luyện chữ sớm đã làm trẻ… phát bệnh

Phong trào “luyện viết chữ đẹp” đã xuất hiện khoảng vài năm nay và đang ngày càng phổ biến. Nhiều PH tự hào “khoe” con viết chữ đẹp, không ngờ việc luyện chữ sớm đã làm trẻ… phát bệnh.

Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng II TPHCM vừa tiếp nhận b.é t.rai sáu t.uổi N.M.T. mắc bệnh sợ đi học vì căng thẳng khi viết chữ. Theo lời kể của gia đình, bé T. được luyện chữ từ hơn một năm trước. Buổi tối, bé được đưa đến các TT, ban ngày thì gia đình thuê một sinh viên về nhà luyện chữ cho bé. Sau một thời gian, nét chữ bé viết vẫn không đẹp, cứ nguệch ngoạc nên hay bị đ.ánh. Vì thế, lúc nào bé cũng căng thẳng, toát mồ hôi và rất sợ đi học vì ám ảnh luyện chữ đẹp.

Bệnh viện này cũng đã điều trị tâm lý cho một b.é g.ái đang học lớp 4, vì mãi lo nắn nót chữ đẹp nên không viết kịp các bạn cùng lớp. Người nhà bệnh nhi cho biết, trước đây vì cháu rèn chữ đẹp nên giờ luôn tỉ mỉ với từng chữ, từng ô ly vở. Do đó, cháu viết chính tả luôn thấp điểm, vì bị… mất dấu dù chữ rất đẹp. Đến giờ học chính tả, cháu lại toát mồ hôi hay ngủ mớ vào ban đêm.

Ông Lê Ngọc Điệp – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: “Ngành GD-ĐT không yêu cầu tất cả HS phải viết chữ đẹp mà chỉ yêu cầu các em viết đúng chính tả. Tôi đã nhắc nhở nhiều lần với các giáo viên, t.rẻ e.m viết chữ xấu là bình thường. Ngay cả giáo viên không phải ai cũng viết được chữ đẹp, nên yêu cầu hay bắt buộc trẻ phải viết đẹp là không đúng. Người thầy đ.ánh HS vì viết chữ xấu là phản sư phạm”.

Cũng theo ông Điệp, hiện nhiều trường học quan niệm phong trào “vở sạch chữ đẹp” là chữ phải đẹp là cách hiểu sai, vì ngành vẫn đề cao tính chính xác chứ không phải tính thẩm mỹ, không đòi hỏi chữ các em phải như “rồng bay phượng múa”. Ông Điệp cảnh báo: “PHHS không nên ép con đi học luyện chữ đẹp, sẽ gây căng thẳng không cần thiết cho trẻ. Có thể các em không có khả năng viết đẹp nhưng lại có một năng khiếu nào khác, nhưng rồi năng khiếu tiềm năng đó sẽ bị thui chột vì bị “ép” luyện chữ đẹp”.

Việc rèn chữ đẹp không có gì là sai nhưng rèn như thế nào cho phù hợp và khoa học? Tư vấn viên Xuân Điệp khuyên: Với những trẻ chưa vào lớp 1, PHHS nên cho trẻ vừa học vừa chơi chữ, nhận biết con chữ, con vật bằng những dụng cụ hoạt hình. Nếu muốn rèn chữ viết cho trẻ, phải dựa trên khả năng và sự thích thú của trẻ chứ không được gượng ép.

Ông Ngô Xuân Điệp – tư vấn viên Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng II TPHCM, cho biết năm nào cũng có trẻ nhập viện điều trị tâm lý vì bị ép rèn chữ đẹp. Việc rèn chữ chỉ nên dành cho những trẻ trên 8 t.uổi, vì lúc này bộ não trẻ mới phát triển phù hợp với các hình thức vận động tỉ mỉ. Với trẻ dưới 6 t.uổi, hệ thống cơ xương khớp ở tay chưa phát triển thành thục nên việc luyện con chữ nhuần nhuyễn theo các ô ly rất khó thực hiện. Đó là chưa kể hiện nay, nhiều cơ sở dạy cách viết chữ đẹp còn đặt thêm tiêu chuẩn luyện nét thanh, nét đậm và nhận rèn chữ cho cả những trẻ chưa bao giờ học chữ… Điều này là rất nguy hiểm. Ở lứa t.uổi này, não bộ của trẻ chỉ mới phát triển phù hợp với vận động thô, năng lượng tập trung cho phát triển thể lực, nên trẻ thích chạy lung tung, khám phá môi trường xung quanh hơn là tập trung học tập. Mặt khác, nếu bắt trẻ nhỏ tập trung quá sớm, quá lâu vào việc rèn chữ, trẻ rất dễ bị cận thị do mắt bị ức chế cao độ. Tất cả những nguyên nhân này sẽ khiến việc học của trẻ không có động cơ, hứng thú, lâu ngày trẻ rất sợ đi học. Trẻ thường biểu hiện căng thẳng, toát mồ hôi khi viết chữ, đi tiểu lắt nhắt, đau bụng và ngủ mơ.

Theo Phụ nữ TP.HCM

Dễ phát bệnh vì uống nước sai cách

Trong thực tế thăm khám dinh dưỡng, các bác sĩ đã từng phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách.

Các bác sĩ đã từng phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh (táo bón, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp...) hoặc đang có bệnh nhưng diễn tiến trầm trọng hơn do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách.

Nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết cho một cơ thể sống. Nước tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể người, cần thiết để tiêu hoá thức ăn, hoà tan và hấp thu các vitamin quan trọng, làm mát cơ thể, điều hoà thân nhiệt, bôi trơn các khớp, tăng thải độc chất và loại bỏ chất thải ra ngoài.

Chỉ nên uống nước khi thấy khát?

Dễ phát bệnh vì uống nước sai cách - Hình 1

Ảnh minh họa.

Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 - 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,... trong bữa ăn. Với t.rẻ e.m thì lượng nước đưa vào được tính toán chính xác dựa vào ký lô cân nặng. Mỗi người ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh môi trường, mức độ làm việc, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Nói chung là nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để có những hoạt động tốt nhất.

Về cách uống, nên uống lai rai trong ngày, không nên đợi khát mới uống. Với t.rẻ e.m, thường mải chơi quên uống nước, cũng nên lưu ý nhắc nhở cho uống nước thường xuyên. Tỷ lệ nước trong cơ thể t.rẻ e.m luôn cao hơn người lớn và sự thiếu nước sẽ ảnh hưởng cấp kỳ đến hoạt động và sự sống của trẻ. Người cao t.uổi có thể bị mất cảm giác khát nước nên người chăm sóc phải nhớ để cho uống nước từng ít một và rải đều trong ngày. Phụ nữ cho con bú sữa mẹ cần uống khoảng 3 lít gồm nước lọc, sữa và nước canh, xúp... mỗi ngày.

Cho trẻ uống trà như người lớn?

Có thể tạm chia lượng nước cần uống hàng ngày thành mười phần, trong đó nên uống sáu phần nước lọc (nước tinh khiết), hai phần sữa và hai phần nước trái cây là lý tưởng nhất. Nếu chơi thể thao hay làm việc ngoài trời nắng nóng, mất nhiều mồ hôi... phải uống thêm nước sao cho cân nặng không giảm nhiều và nước tiểu được pha loãng đến độ vàng trong.

Các loại nước mát như nước mía lau, rễ tranh, mã đề... uống rất ngon vì vị ngọt dịu và thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể khi mụn nhọt, rôm sảy nhưng cũng không nên uống thường xuyên vì gây lợi tiểu và mất nước. Trà atisô giúp nhuận gan lợi mật, tăng cường thải độc, có thể dùng nếu ưa thích nhưng không thể thay thế hoàn toàn nước lọc hay lượng sữa trong ngày.

Nước trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, tốt cho người lớn nhưng không nên uống trà quá đặc vì có thể gây táo bón, thiếu m.áu thiếu sắt (nếu dùng thường xuyên) và mất ngủ ở những người nhạy cảm. Chỉ nên dùng nước trà xanh tối đa 2 - 3 ly một ngày, còn lại vẫn nên uống nước lọc, sữa và ăn thêm trái cây. Riêng t.rẻ e.m không khuyến khích dùng nước trà. Các loại nước ngọt có gas, nước hương trái cây,... có đá uống thật đã khát và thú vị nhưng chỉ nên dùng hạn chế vì đường tinh là loại thực phẩm phải sử dụng hạn chế (dưới 20g/người/ngày), chưa kể khả năng bị nhiễm hoá chất từ đường hoá học, màu, mùi...

Nước khoáng tốt hơn nước tinh khiết?

Các loại nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước. Sau đó vẫn nên dùng nước lọc để bù nước cho cơ thể.

Như vậy đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những trường hợp nói trên) thì không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, mặc dù nếu thận hoạt động tốt thì những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài. T.rẻ e.m dưới một t.uổi, người bệnh thận cũng không nên uống nước khoáng vì thận yếu không thải được những chất khoáng dư thừa, sẽ tích luỹ lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù,...

Làm sao biết cơ thể thừa hay thiếu nước?

Chúng ta có một dấu hiệu khá tin tưởng là dựa vào màu sắc của nước tiểu để dự đoán tình trạng thiếu, đủ hay dư nước trong cơ thể, vì thận là cơ quan chính để điều hoà lượng nước trong người, giữ hằng định một lượng nước cần thiết để các hoạt động của cơ thể được tiến hành ổn thoả. Nếu nước đưa vào cơ thể không đủ, thận sẽ giữ lại nước trong cơ thể và làm nước tiểu cô đặc, có màu vàng sậm.

Nếu uống quá nhiều nước thì lượng dư sẽ tăng thải làm nước tiểu trắng trong và tiểu nhiều. Tốt nhất là giữ cho nước tiểu có màu vàng nhạt khi cơ thể đủ nước. Tuy nhiên có những bệnh lý có bất thường nước tiểu như viêm gan, tắc mật có vàng da vàng mắt thường kèm tiểu vàng sậm, bệnh đái tháo đường, tiểu nhạt, n.hiễm t.rùng tiểu,... thì cần loại trừ.

Theo SGTT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
    19:03:03 04/07/2024
    Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
    19:55:12 04/07/2024
    Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
    18:12:22 04/07/2024
    Đây mới là nguyên nhân Nine Naphat chia tay Baifern Pimchanok?
    19:38:54 04/07/2024
    'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
    22:06:19 04/07/2024
    Siêu thảm đỏ BIFAN 2024: Son Ye Jin tái xuất với diện mạo nữ thần, át cả Krystal và loạt nam thần đình đám
    19:48:47 04/07/2024
    Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ
    21:31:05 04/07/2024
    NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
    22:27:22 04/07/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

    Sao thể thao

    23:34:54 04/07/2024
    Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

    Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng

    Sao việt

    23:26:14 04/07/2024
    Người tố cáo nói rằng, nữ diễn viên đã thuê homestay, sau đó qua lại với người đàn ông trong lúc vợ người này vừa sinh con 6 tháng.

    Món bánh ăn vặt nổi tiếng ở Phan Thiết: 6 địa chỉ chất lượng lúc nào cũng đông nghịt khách

    Ẩm thực

    23:20:03 04/07/2024
    Phan Thiết không phải là nơi duy nhất có món bánh căn, nhưng lại là dơi duy nhất gây ấn tượng với cách chế biến và sự phối hợp các hương vị vô cùng độc đáo.

    Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

    Hậu trường phim

    23:13:06 04/07/2024
    Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

    Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

    Sao châu á

    22:52:05 04/07/2024
    Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

    Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

    Tv show

    22:49:09 04/07/2024
    Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

    Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

    Du lịch

    22:37:32 04/07/2024
    Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

    Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen

    Thế giới

    22:27:35 04/07/2024
    Thiết bị không người lái trên biển (USV) được hải quân Ukraine phát triển trong cuộc chiến với Nga là một phần của cuộc cách mạng trong chiến tranh hiện đại.

    Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

    Tin nổi bật

    22:25:23 04/07/2024
    Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.