Bị lừa 1,1 tỷ đồng sau thông báo ‘nợ cước điện thoại’
Bị nhóm người lạ đe dọa nên người phụ nữ ở Tiền Giang đã mở tài khoản và chuyển vào 1,1 tỷ đồng, sau đó mới phát hiện lừa đảo.
Ngày 14/6, Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra tin trình báo của một phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt 1,1 tỷ đồng.
Trước đó, chị Trần Thị Nhung ở xã Long Tiên (huyện Cai Lậy) đến Công an thị xã Cai Lậy trình báo, ngày 8/6, đã nhận điện thoại của kẻ tự xưng là nhân viên tổng đài bưu điện.
Người này thông báo chị đang nợ tiền cước điện thoại gần 9 triệu đồng, dọa nếu không thanh toán nhà mạng sẽ cắt số điện thoại đang sử dụng và trong hai giờ tới sẽ trừ tiền vào tài khoản.
Ngoài cuộc gọi trên, sau đó có kẻ lừa đảo giả danh Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội), thông báo rằng tài khoản của chị Nhung liên quan đến việc rửa tiền và ma túy.
Chúng dọa sẽ đóng băng tài khoản của chị trước 17h ngày 8/6. Chị Nhung được chúng hướng dẫn mở tài khoản ViettelPay và chuyển vào 200 triệu đồng để chứng minh không liên quan. Chị Nhung đã đến thị xã Cai Lậy mở tài khoản, nạp vào 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhóm lừa đảo còn yêu cầu chị Nhung mở thêm hai tài khoản ngân hàng và chuyển vào hơn 900 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, chị Nhung nghi ngờ lừa đảo nên đến ngân hàng kiểm tra thì phát hiện số tiền trong tài khoản đã bị người khác chiếm đoạt.
Công an thị xã Cai Lậy sau đó đã chuyển vụ việc đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, thụ lý theo thẩm quyền.
Đẳng cấp dịch vụ bưu chính Nhật Bản: Chỉ cần dán tem, một chiếc lá cũng được chuyển giao nguyên vẹn
Cư dân mạng nước này lại có cơ hội khen ngợi không ngớt về cách xử lý cẩn thận và khả năng giao hàng trong tình trạng hoàn hảo của các nhân viên bưu điện.
Dịch vụ khách hàng ở Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là không gì sánh kịp, với sự quan tâm "như thượng đế" đến các nhu cầu của khách hàng dù ở bất cứ nơi đâu, hay dù nó có kỳ quặc như thế nào đi nữa.
Và gần đây nhất, một câu chuyện cảm động khác về dịch vụ khách hàng xuất sắc ở Nhật Bản đã được đưa ra ánh sáng, lần này liên quan đến dịch vụ bưu chính Nhật Bản. Về cơ bản, hệ thống bưu điện ở quốc gia này từ lâu cũng đã được ca ngợi vì các dịch vụ hiệu quả, đáng tin cậy, nhưng tình huống mới này đặc biệt và khác lạ tới mức nó đã nhanh chóng gây ấn tượng với thậm chí cả chính người dân trong nước.
Cụ thể, giáo sư đại học Hajime Ishikawa mới đây đã chia sẻ trên Twitter về trải nghiệm của mình, liên quan tới dịch vụ bưu chính. Ông cho biết đã nhận được một chiếc lá còn nguyên vẹn trong hộp thư của mình, và nó đã được đóng dấu bưu điện lên trên, mà không hề có bao bì bảo vệ.
Bức ảnh được chia sẻ bởi Ishikawa cho thấy một chiếc lá với con tem bưu chính 120 yên (khoảng 25.000 đồng) ở một mặt. Nó thậm chí được đóng dấu giáp lai.
Mặt sau chính là địa chỉ nhà của Ishikawa, nơi cần chuyển chiếc lá tới.
Được chia sẻ nhanh chóng và thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận trên Twitter, câu chuyện của Ishikawa đã khiến cộng đồng mạng trầm trồ về chất lượng dịch vụ của bưu chính Nhật Bản. Chỉ cần dán tem, một chiếc lá mỏng manh cũng được hệ thống bưu điện bảo quản và chuyển giao cho người nhận một cách vô cùng nguyên vẹn, không hề có chút hư hại nào.
Nhưng làm thế nào mà chiếc lá được chuyển đến hộp thư của Ishikawa? Thực tế, thì chính ông là người đã gửi nó cho mình, tự tay viết tên và địa chỉ lên mặt dưới của chiếc lá.
Tuy nhiên, đây không phải là một hành động nghịch ngợm đơn thuần nhằm gây rối hệ thống bưu điện. Chiếc lá đã được gửi đi như một phần của Dự án Tarayou, một chương trình nhằm truyền bá nhận thức về cây Ilex Latifolia.
Ilex Latifolia. là một loài thực vật có hoa thuộc chi Ilex (Nhựa ruồi), họ Aquifoliaceae. Nó có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản và cả một số vùng ở Trung Quốc. Điểm nổi bật từ lá của loại cây này là nó có màu xanh đậm, hình bầu dục, dài từ 10 - 18cm và rộng 4 - 7cm, được xếp vào loại cây có lá lớn nhất trong họ Nhựa ruồi. Và khi sử dụng một vật nhọn để viết lên mặt sau lá, chất tannin trong lá khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, tạo thành những chữ màu đen và càng để lâu, những nét chữ sẽ càng đậm hơn.
Do đó, nó từng được người Nhật sử dụng như một dạng thư tín từ hàng trăm năm trước. Đặc biệt hơn nữa là những lá thư này nếu được bảo quản tốt sẽ có thể lưu giữ được hàng chục năm.
Bưu thiếp từ lá cây Ilex Latifolia, bên trái là lá mới được viết còn bên phải là chiếc lá từ 15 năm trước.
Dự án Tarayou nhằm mục đích chia sẻ những điều kỳ diệu của cây cối với thế giới.
Là một giáo sư tại Khoa Môi trường và Nghiên cứu Thông tin của Đại học Keio, Ishikawa mong muốn giới thiệu cho sinh viên và công chúng rộng rãi hơn về những điều kỳ diệu của cây Ilex Latifolia, không chỉ vì những phẩm chất độc đáo của nó mà còn là loài cây có tiềm năng để sử dụng thay thế một số văn phòng phẩm hiện đại, tạo nên loại bưu thiếp hay sản phẩm thân thiện với môi trường.
"Sẽ thật tuyệt khi chứng kiến lá Tarayou trở thành một trào lưu sử dụng bưu thiếp mới", ông chia sẻ.
Tuy nhiên, Ishikawa cũng nhắc nhở mọi người rằng đây là dạng bưu thiếp không theo kích thước quy chuẩn, đồng thời những chiếc lá tươi có thể bị hỏng hoặc làm bẩn các bưu phẩm khác, vì vậy nếu muốn gửi lá qua đường bưu điện thì mọi người nên tham khảo ý kiến của nhân viên tại bưu cục trước khi gửi chúng.
Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia Những tháng đầu năm 2021, dù đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, việc đi lại giữa các quốc gia vẫn bị hạn chế nhưng trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia từ nước ngoài vào Việt Nam và trung chuyển đi nước thứ ba tiêu...