Bí kíp uống nước chữa bệnh
Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 – 2,5 lít nước, nhất là những ngày nắng nóng.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, uống nước đúng cách vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa hỗ trợ chữa được một số bệnh. Vậy cách uống nước chữa bệnh như thế nào?
Chữa cảm, cần uống nhiều nước hơn bình thường
Khi bạn bị cảm mạo, bác sĩ thường nhắc bệnh nhân: Hãy uống nhiều nước vào. Đây là chỉ định rất tốt cho người bị cảm. Bởi vì khi bạn bị cảm, thường kèm theo sốt, lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ là tự giảm nhiệt độ, bằng cách: đổ mồ hôi, hô hấp nhanh, lượng nước trên da bay hơi nhiều hơn… Khi đó đòi hỏi bổ sung một lượng lớn nước vào cơ thể, nên phản xạ “khát nước” sẽ xuất hiện. Bạn nên uống nhiều nước. Lợi ích ở đây là uống nhiều nước không những thúc đẩy việc tiết mồ hôi và bài tiết nước tiểu, mà còn có lợi cho việc điều hòa thân nhiệt, nhanh chóng bài trừ virut gây bệnh ra khỏi cơ thể. Như vậy, uống nhiều nước khi cảm cúm kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách giúp bạn nhanh khỏi bệnh và giảm mệt mỏi.
Chữa đau dạ dày, nên ăn cháo loãng
Người bị bệnh đau dạ dày thì nên ăn cháo loãng. Nhiệt độ khi nấu cháo cần duy trì trên 60oC, vì ở nhiệt độ này làm cho cháo sánh lại. Cháo ninh nhừ đã sánh lại, ăn vào bụng rất dễ tiêu hóa nên rất tốt cho những người có bệnh dạ dày. Ăn cháo loãng là một cách uống nước rất khoa học vì trong cháo có chứa nhiều nước, có tác dụng nhuận tràng, tạo điều kiện thuận lợi đẩy những chất có hại trong dạ dày và đường ruột ra khỏi cơ thể. Cách uống nước này kết hợp với việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.
Ăn cháo loãng vừa chữa đau dạ dày, vừa là một cách uống nước rất khoa học làm nhuận tràng, sạch ruột.
Chữa táo bón, uống nhiều nước
Ở góc độ bệnh học, nguyên nhân gây nên táo bón nói đơn giản là gồm 2 loại: một là cơ thể bị thiếu nước, hai là đường tiêu hóa không có khả năng bài tiết. Như vậy, theo nguyên nhân thứ nhất thì bệnh nhân phải uống nhiều nước. Theo nguyên nhân thứ 2 thì cách giải quyết hiệu quả là uống nước từng ngụm to, động tác nuốt nhanh, làm như vậy nước có thể nhanh chóng kích thích nhu động ruột thúc đẩy bài tiết. Ở kỹ thuật này, bạn cần lưu ý là không nên uống từng ngụm nhỏ, vì uống như vậy tốc độ nước chảy chậm, nước dễ được hấp thu vào máu và gây ra tiểu tiện, chứ không phải đại tiện.
Chữa buồn nôn, uống nước muối thúc nôn
Buồn nôn xuất hiện khi ăn những thức ăn không thích hợp hoặc bị ngộ độc thức ăn. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên sợ phải nôn, bởi vì chỉ có nôn ra mới có thể giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều và tránh được bệnh nặng. Khi đó nếu bạn cảm thấy rất khó nôn ra thì uống cốc nước muối nhạt để thúc nôn. Bạn cần pha 1 cốc nước muối nhạt (tốt nhất là nước muối sinh lý 9%o) uống vài ngụm lớn sẽ buồn nôn và nôn ra hết. Sau khi đã nôn sạch, bạn có thể dùng nước muối đó để súc miệng, có tác dụng tiêu viêm. Nước muối nhạt vừa có tác dụng điều trị tình trạng mất nước sau khi nôn, vừa là chất dịch bổ sung nước rất tốt, có thể giúp bạn vượt qua trạng thái suy nhược.
Khi bị ho, có đờm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó khạc đờm ra… Cần làm gì lúc này? Rất đơn giản, bạn chỉ cần uống nhiều nước hơi nóng. Bởi nước nóng có thể làm loãng đờm, làm cho đờm dễ khạc ra ngoài. Khi bạn uống nhiều nước sẽ tăng lượng nước tiểu, có thể thúc đẩy bài tiết những chất có hại ra khỏi cơ thể. Uống nước nóng còn có thể dẹp bỏ được tình trạng xung huyết của khí quản làm cho tần suất ho cũng giảm đi. Đương nhiên là bạn phải uống thuốc chữa ho theo chỉ định của bác sĩ và uống nước nóng sẽ mau khỏi bệnh hơn.
Video đang HOT
Chữa phiền muộn, uống nhiều nước có tác dụng lợi tiểu
Trong cơ thể, kích thích tố, nói đơn giản là được chia làm 2 loại: một loại sinh ra khoái cảm, một loại sinh ra buồn phiền. Chất endorphin sinh ra trong não được gọi là “hormon hạnh phúc”, còn sinh ra bởi tuyến thượng thận thì được gọi là “hormon phiền muộn”. Khi chúng ta ở trạng thái đau khổ phiền muộn, hormon tuyến thượng thận sẽ tăng cao, nhưng nó cũng có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Một trong những cách để đưa được nó ra ngoài cơ thể chính là uống nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu. Uống nhiều nước loại này, nước được hấp thu vào máu, khối lượng tuần hoàn tăng lên, lượng nước được lọc qua thận cũng tăng lên, kết quả là bạn đi tiểu nhiều và chất kích thích tố gây phiền muộn cũng nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bạn sẽ mau hết phiền muộn, dễ chịu, lạc quan yêu đời hơn. Nước có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt mùa hè là: nước chè tươi, nước râu ngô, nước sắc cây bông mã đề, nước mía, nước dừa…
Theo Suckhoevadoisong
Tác dụng phụ của dưa leo
Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc..., dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.
Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.
1. Dưa leo có chứa độc tố
Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.
Dưa leo cũng có chứa độc tố, vì vậy chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể
Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
3. Dư thừa vitamin C
Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm...
4. Gây hại cho thận
Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
5. Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
6. Đầy hơi và phù
Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh..., bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.
7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.
Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.
8. Có thể gây viêm xoang
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
9. Đối với phụ nữ đang mang thai
Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
- Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Theo Phunuonline
Vỏ bưởi chữa ho hen, làm đẹp da mượt tóc Vỏ bưởi để gội đầu không chỉ ngăn rụng tóc, kích thích tóc mọc, mà còn rất tốt cho dây thần kinh vùng não, tinh dầu bưởi thơm dịu nhẹ giúp giảm căng thẳng... Vỏ quả bưởi gọi là cam phao, vị đắng, cay, tính không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, hòa huyết, giảm đau, trị phù thũng. Ngày uống...