‘Bí kíp’ tránh rối loạn tiêu hóa ngày Tết
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến gây ra các vấn đề như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy vào những ngày Tết.
Khi xuất hiện một số dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, người dân có thể bổ sung lợi khuẩn, các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kombucha… để ổn định hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do thói quen ăn uống, nạp quá nhiều năng lượng vào khoảng thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích ứng.
Nắm rõ nguyên nhân
Theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (TPHCM), Tết đến Xuân về là dịp gặp mặt người thân trong gia đình, bạn bè với các bữa tiệc kéo dài, “mâm cao cỗ đầy”. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khiến một số người gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ Hòa cho biết, nguyên nhân thứ nhất của tình trạng rối loạn tiêu hóa là do việc ăn uống không đúng giờ và điều độ như ngày thường. Tết Nguyên đán là dịp mọi người dành thời gian để nghỉ ngơi và đi chơi Tết, không chú trọng nhiều đến việc ăn uống nên đôi khi sẽ bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều bữa. Những điều này dễ có nguy cơ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Cùng với đó là chế độ ăn không cân đối. Trong mâm cỗ ngày Tết, các gia đình thường rất đa dạng các món ăn. Thế nhưng, các món ăn chủ yếu là giàu chất đạm, đường, chất béo như bánh chưng, bánh tét, các loại giò chả, thịt đông.
Cách chế biến chủ yếu là chiên rán hoặc xào với nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, các món ăn vặt trong ngày Tết rất nhiều như bánh ngọt, mứt, kẹo, nước uống có gas; trong khi đó trái cây tươi và rau xanh lại rất ít.
Ngoài ra còn do người dân bảo quản thực phẩm chưa đúng cách. Chuyên gia dinh dưỡng này cho biết bảo quản thực phẩm sai cách là một tình trạng thường gặp vào mùa Tết.
Trước những ngày Tết, người dân thường có có thói quen tích trữ rất nhiều thực. Đến ngày Tết, thực phẩm lại bị dư thừa, cần phải bảo quản lại.
Tuy nhiên, nhiều gia đình không biết cách bảo quản thực phẩm đúng hoặc tâm lý chủ quan dẫn đến sử dụng những thực phẩm ôi thiu, bị nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác gây rối loạn tiêu hóa.
“Tình trạng này đa số có dấu hiệu đau âm ỉ nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng dữ dội. Những trường hợp này cần đi khám để xem có phải đau bụng ngoại khoa như đau ruột thừa, thủng tạng rỗng (một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao)”, bác sĩ Hòa nhấn mạnh.
Nói về những dấu hiệu nhận biết của tình trạng trên, bác sĩ Hòa cho biết, rối loạn tiêu hóa là tổng hợp các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa từ miệng tới ống hậu môn.
Một số biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hoặc táo bón.Đáng lưu ý biểu hiện đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa.
Cách phòng ngừa hữu hiệu
Video đang HOT
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày Tết, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa khuyến cáo người dân nên có chế độ ăn cân đối. Theo đó, chế độ ăn cân bằng không có nghĩa là bỏ hết những món ngon ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò chả, bánh kẹo… mà người dân cần có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Những ngày Tết, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn trong một thời gian ngắn là một trong những khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.
“Mọi người có thể áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng là 80/20. Cụ thể, “người dân không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm vào dịp Tết nhưng nên giới hạn sử dụng dưới 20% là bánh kẹo, mứt, nước ngọt. Còn lại 80% là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Đối với những bữa phụ ngày Tết, người dân có thể tăng cường ăn các loại trái cây và nhiều loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều, vị bác sĩ này khuyến cáo.
Bên cạnh lựa chọn thực phẩm an toàn thì việc bảo quản thực phẩm đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi những triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa. Người dân cần phân loại thực phẩm tươi và thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo khi dự trữ trong tủ lạnh”, Bác sĩ Hòa cho hay.
Cũng theo bác sĩ Hòa, tủ lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ ít nhất một lần/tháng vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mọi người không nhìn thấy được. Mọi người phải luôn nhớ rằng thực phẩm phải được hâm nóng trước khi ăn, ưu tiên ăn đồ ăn nấu chín. Đồ ăn để bên ngoài trên hai tiếng cũng phải hâm lại để tránh ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Hòa cũng khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa vào những ngày Tết, người dân nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp; đồng thời bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa, lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kombucha.
Để bù nước nếu có tình trạng tiêu chảy nhiều, người dân cần uống đủ nước và có thể dùng oresol, uống thêm trà gừng ấm, gừng là vị thuốc dân gian thường được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy, bổ sung men vi sinh, nước chứa điện giải để cải thiện các triệu chứng.
“Trước khi sử dụng các loại thuốc liên quan đến rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần được thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp xuất hiện cảm giác mệt mỏi liên tục, nôn ói hoặc tiêu chảy nhiều, đau bụng dữ dội, những dấu hiệu nặng của rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị” – Bác sĩ Hòa khuyến cáo.
6 loại gia vị tốt nhất để giảm chứng đầy hơi
Đầy hơi là tình trạng rất phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm chế độ ăn uống, các vấn đề về tiêu hóa và kinh nguyệt, đặc biệt chứng đầy hơi thường xuất hiện vào dịp lễ Tết ...
Một số loại gia vị và thảo mộc có thể hỗ trợ giúp giảm đầy hơi.
Nhiều yếu tố có thể góp phần gây đầy hơi (quá nhiều khí trong ruột). Đây thường là dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa không hoạt động như bình thường. Khí có thể tích tụ do vi khuẩn phát triển quá mức trong ruột, kém hấp thu carbohydrate hoặc rối loạn tiêu hóa chức năng như hội chứng ruột kích thích (IBS)...
Ngoài ra, đầy hơi có thể do tiêu hóa kém, táo bón, tăng cân (mỡ nội tạng dư thừa có thể làm giảm thể tích bụng và gây gián đoạn quá trình tiêu hóa), dao động nội tiết tố... Nếu bạn lo lắng về căn nguyên của chứng đầy hơi mạn tính, tốt nhất nên đi khám.
Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi...
1. Một số gia vị giúp giảm đầy hơi
- Gừng :Gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống loét... và là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời trong nhân dân. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể cải thiện nhu động dạ dày, giảm co thắt ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm buồn nôn và nôn.
- Hạt thì là:Hạt thì là có nhiều lợi ích trong hỗ trợ sức khỏe đường ruột và cải thiện tình trạng đầy hơi. Hạt thì là chứa chất chống co thắt và anethole, hỗ trợ các cơn co thắt cơ ruột khỏe mạnh. Hạt thì là có vị hơi ngọt nên thường được dùng làm gia vị. Nhiều người ngâm hạt thì là trong nước nóng uống để hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn.
- Tiêu đen:Hạt tiêu đen là một trong những loại gia vị có sẵn trong nhà bếp, được dùng trong chế biến nhiều món ăn. Nhưng không chỉ vậy piperine, một hợp chất trong tiêu đen đã được chứng minh là cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Các hợp chất trong hạt tiêu đen giúp tăng cường lưu lượng máu đến đường tiêu hóa và giúp kích thích giải phóng các enzyme tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Tiêu hóa tốt hơn sẽ ít bị đầy hơi hơn.
- Quế:Quế là một trong những loại gia vị được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể khắc phục nhiều tình trạng và triệu chứng, bao gồm nôn, đầy hơi, ho, cảm lạnh, chán ăn và mệt mỏi. Quế có thể giúp thúc đẩy lưu lượng máu, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm đầy hơi.
- Hạt rau mùi:Hạt rau mùi là một loại gia vị thơm, tạo thêm hương vị đậm đà cho các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm cả việc hỗ trợ tiêu hóa. Khi thêm vào món ăn, rau mùi có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
Rau mùi cũng có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh; góp phần vào các hoạt động chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm.
- Thảo quả xanh:Thảo quả xanh (bạch đậu khấu) là một loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn như cà ri; có thể được tìm thấy ở dạng nguyên quả, bóc vỏ hoặc nghiền thành bột mịn.
Bạch đậu khấu có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm và lợi tiểu. Nó đã được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như khó tiêu, chống đầy hơi sau bữa ăn và vì là thuốc lợi tiểu, nên nó có thể giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa (có thể gây ra cảm giác đầy hơi), giúp giảm đầy hơi.
Gừng có thể giúp giảm đầy hơi.
2. Cách sử dụng gia vị trị đầy hơi
Có một số cách để kết hợp gia vị vào thói quen hàng ngày, nhưng phương pháp tốt nhất phụ thuộc vào loại gia vị được sử dụng. Để sử dụng gia vị trị đầy hơi, hãy cân nhắc:
Ngâm chúng để uống dưới dạng trà nóng
Thêm gia vị vào sinh tố
Nấu cà ri
Thêm gia vị vào món salad
Thêm vào nước sốt salad...
3. Các loại gia vị có thể gây đầy hơi
- Tỏi: Một số người có thể không dung nạp được loại gia vị này. Tỏi chứa fructans, chất xơ hòa tan khó tiêu hóa và có thể gây ra hoặc góp phần gây đầy hơi. Những người bị dị ứng với tỏi có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Hành tây:Giống như tỏi, hành tây có chứa fructan có thể gây đầy hơi. Khi fructans lên men, chúng hút nhiều nước hơn vào ruột, gây ra tình trạng khó tiêu đáng kể dưới dạng đầy hơi và tiêu chảy.
- Ớt:Capsaicin là thành phần chính trong ớt, có liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa. Mặc dù gia vị có thể làm tăng cảm giác no trong bữa ăn nhưng nó cũng có thể gây đau, cảm giác nóng rát, buồn nôn và đầy hơi.
Do đó, khi bị đầy hơi nên tránh các gia vị này.
4. Những cách khác để giảm đầy hơi
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể thực hành những thói quen khác để giúp ngăn ngừa đầy hơi. Để giúp khí di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, hãy cân nhắc việc kết hợp những hành vi này vào lối sống của bạn:
Ăn chậm trong bữa ăn và nhai kỹ thức ăn.
Cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên.
Ngồi thẳng trong khi ăn và ít nhất 30 phút sau bữa ăn.
Uống đồ uống ở nhiệt độ phòng.
Đi dạo sau bữa ăn.
Thỉnh thoảng có quá nhiều khí (đầy hơi) là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc thử các phương pháp điều trị không kê đơn (OTC) và thực hiện thay đổi chế độ ăn uống mà không có kết quả, hãy đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Những việc cần làm để bảo vệ đường tiêu hóa trong ngày Tết Ăn uống không điều độ trong ngày Tết có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Vậy biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là gì và cần làm gì để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa? Việc nạp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong một thời gian ngắn như dịp Tết thường khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Khi...