Bí kíp tìm nhà trọ khi du học Thụy Điển
Việc tìm nhà trọ tại Thụy Điển sẽ tốn của bạn một khoảng thời gian, do đó bạn hãy chuẩn bị trước khi đi du học nhé.
Địa chỉ tốt nhất cho việc tìm nhà trọ
Thông thường, chỉ có những sinh viên trao đổi từ chương trình Erasmus (hợp tác hỗ trợ sinh viên toàn cầu tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến) mới nhận được hỗ trợ của nhà trường về việc tìm kiếm chỗ ở. Đối với những sinh viên quốc tế khác, Thụy Điển không có bất kì sự hỗ trợ từ chính phủ nào dành cho việc tìm nhà trọ.
Bí kíp tốt nhất dành cho các bạn sinh viên quốc tế đó chính là những Hội sinh viên của trường, văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế hay các nhóm, hội sinh viên Việt Nam tại Thụy Điển.
Du học sinh phải tốn khá nhiều thời gian để tìm nhà trọ tại Thụy Điển
Thông thường, số phòng kí túc ở trường Đại học, Cao đẳng luôn không đủ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên nên du học sinh sẽ phải tự mình tìm nhà trọ bên ngoài. Cũng như ở những nước khác, nhà trọ ở các thành phố lớn thường chật chội, giá cả đắt đỏ và rất khó tìm. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Stockholm và Gteborg, Lund và Uppsala việc tìm nhà trọ sẽ thật sự khó khăn.
Nếu như không nhận được sự giúp đỡ từ phía trường học thì bạn có thể tìm hiểu thông tin trên các trang mạng rồi liên hệ trực tiếp với họ trước khi bạn sang du học. Một trang web được rất nhiều du học sinh lựa chọn và giới thiệu là sokstudentbostad.
Việc làm hợp đồng thuê nhà ở Thụy Điển cũng khá cẩn thận. Bạn phải chứng minh được rằng bạn là du học sinh của một chương trình học nào đó. Nếu như muốn chuyển đi bạn cũng phải viết thư thông báo cho chủ nhà về việc đó. Ngoài ra cũng có một số quy định khác mà bạn nên tìm hiểu trước qua các tổ chức phụng sự Đại học hay tại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam.
Ở với sinh viên quốc tế hay ở riêng?
Tùy vào điều kiện và nguyện vọng của bản thân mà bạn chọn sống một mình hay chia nhà chung với các sinh viên khác. Việc thuê chung nhà với sinh viên quốc tế sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản phí sinh hoạt kha khá, giúp bạn hòa nhập nhanh hơn, tăng khả năng ngôn ngữ cũng tăng đáng kể và đặc biệt là bạn sẽ có cơ hội được khám phá nhiều văn hóa mới lạ. Tuy nhiên, việc sống chung cũng có thể mang đến cho bạn một số rắc rối về sự bất đồng văn hóa. Do đó hãy chọn một căn phòng có không gian riêng dành cho mỗi người.
Một phương án tốt cho những bạn không muốn ở chung với bạn quốc tế đó là thuê những căn phòng riêng trong gia đình người bản xứ. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với khá nhiều rủ ro. Nếu gia đình tốt, phóng khoáng thì họ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong cuộc sống và có thể sẽ trở thành gia đình thứ 2 của bạn. Nếu gia đình khó tính thì bạn sẽ bị hạn chế sự tự do của mình khá nhiều. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ về gia đình đó trước khi bạn kí tên vào hợp đồng nhé.
Video đang HOT
Cùng tham khảo giá phòng trung bình 1 tháng cho 1 phòng trọ vào năm 2011:
– Thành phố/ thị trấn nhỏ: khoảng 2000 SEK – 3500 SEK ( 6.400.000VND – 11.000.00 VND)
– Thành phố trung bình: 2300 SEK – 4300 SEK (7.300.000 VND – 13.700.000 VND)
– Thành phố lớn: 2500 SEK – 4500 SEK (8.000.000 VND – 14.000.000 VND)
Ngay khi có thông báo trúng tuyển bạn cần phải bắt tay vào việc tìm kiếm nhà trọ ngay thôi.
Theo TNO
Bí kíp học Sử '3H' hiệu quả của cô bạn chuyên Văn
Nguyễn Hồng Trâm học chuyên Văn nhưng lại rất đam mê môn Lịch sử. Cô bạn có tuyệt chiêu '3H': Hiểu - Học - Hành để 'đối phó' với môn khó nhằn này.
Nguyễn Hồng Trâm hiện là "thần dân" lớp 11 chuyên Văn, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM. Trâm từng đoạt HCĐ môn Lịch sử kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 năm 2012.
Học chuyên Văn nhưng Hồng Trâm đam mê và học giỏi môn Sử. Ảnh: NVCC.
Phát hiện ra mình thích học Sử từ đầu năm lớp 10 khi bị thầy giáo dạy Sử "hút hồn" vào bài giảng, Trâm quyết định nghe theo thầy tiến sâu hơn vào đội tuyển Sử của trường. Hồng Trâm học liên tục cùng đội tuyển mỗi tuần một buổi, khi có lịch thi thì số lượng tiết học tăng gấp đôi, gấp ba.
Cô bạn chia sẻ: "Học Sử là học từ thời đồ đá đến những sự kiện chỉ cách đây khoảng nửa thập kỉ, muốn học được khối kiến thức "khổng lồ" ấy thì phải tự mình tìm ra giải pháp hiệu quả".
Nhờ quy tắc "3H" rất riêng của mình, cô bạn có thể đọc vanh vách ngày - tháng - năm của những sự kiện nổi bật trong quá khứ, phân tích rõ ràng và rành mạch nguyên nhân - diễn biến - ý nghĩa của từng chiến dịch.
Cùng nghe Trâm bật mí về bí kíp này nhé:
Phương pháp "3H" được Trâm áp dụng hiểu quả trong việc học môn Sử.Ảnh: NVCC.
Hiểu
Muốn học bài, trước hết phải hiểu. Hiểu nội dung bài, nắm bắt đại ý, khái quát được vấn đề, các bạn mới có thể "xắn tay lên" và học bài.
Trâm khuyên: "Học theo kiểu &'mì ăn liền' thì chỉ áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp thôi, còn nếu có thời gian thì mình nên dành cho việc học Sử một khoảng thời gian, ngắn thôi cũng được.
Khi ngồi trên lớp, hãy nghe thật kĩ những đoạn then chốt trong bài giảng của thầy cô. "Đó là những phần tuyệt hay mà chúng ta hay bỏ lỡ đó", Trâm nói. Một khi đã hiểu rồi thì chắc chắn không ít thì nhiều, khối nội dung ấy sẽ thấm dần vào "bộ nhớ".
Học
Không phải lúc nào "tụng" Sử như "tụng kinh" cũng là giải pháp an toàn đâu nhé. Thử tham khảo một số cách học vừa lạ vừa quen dưới đây của Hồng Trâm nhé:
- Liên hệ liền, ngay và lập tức ngày/tháng/năm sự kiện với ngày/tháng/năm ứng với sinh nhật của bạn bè, người thân, thầy cô... Một công đôi việc đấy.
Ví dụ: sinh nhật của Trâm trùng với ngày thành phố Huế được giải phóng, sinh nhật cô bạn thân của bạn ý gần sát với ngày mở chiến dịch Tết Mậu Thân 1968...
Học Sử từ những hình ảnh hay video trên You Tube.
- Xem phim tài liệu, phim hoạt hình được dựng tái hiện lại các trận đánh: phim 3D về đại tướng Võ Nguyên Giáp (tái hiện cả chiến dịch Điện Biên Phủ), phim Pearl Habochiếu trên Star Movie nói về trận Trân Châu Cảng... hay lên You Tube thì tha hồ mà tìm kiếm.
- Sử dụng sơ đồ tư duy (nhánh cây, xương cá) một cách thường xuyên, đặc biệt là những sự kiện lịch sử lớn, khó nhớ.
- Tự học bằng ngôn ngữ cơ thể. Trâm kể: "Khi rơi vào tình trạng "học hoài không vô", tớ đứng lên và diễn tả lại nội dung trong bài học bằng hành động.
Giả dụ như bên này giết bên kia thì đưa tay lên ngang cổ, đánh du kích thì chạy và...chui xuống gầm bàn". Lúc đó sẽ cảm thấy rất thoải mái, vừa được thư giãn, vừa như được sống cùng sự kiện lịch sử đó vậy.
Hành
Học xong là phải thực hành ngay kẻo quên. Chẳng hạn như kể lại ngay nội dung bài vừa học "nóng hôi hổi" thành câu chuyện lịch sử cho đứa em nghe.
Bên cạnh đó việc đi thăm các di tích lịch sử, bảo tàng cũng là cách để thu nạp kiến thức rất bổ ích.
Không chỉ có lý thyết, học Sử cũng cần phải từ thực tế nữa để nhớ thật lâu kiến thức. Ảnh minh họa từ Internet.
Học Sử, học các chiến dịch nhiều khi có thể áp dụng cho việc học của mình. Chẳng hạn như phương pháp "đánh chắc thắng chắc" hay là "đánh nhanh thắng nhanh". Đơn giản mà siêu hiệu quả nữa.
Theo TTVN
4 'bí kíp' cho sĩ tử thi khối H, V Kỳ thi ĐH đang đến gần. Các thí sinh khối H, V cần nắm được những "bí kíp" gì để vượt qua cửa ải này? Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích, đồng thời giới thiệu cho bạn một cơ hội thi thử tại FPT Arena trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Bí kíp 1: Nắm vững...