Bí kíp học tiếng Anh để trở thành cuốn “từ điển sống”
Nếu cứ học “chay” thì từ vựng Tiếng Anh rất khó nuốt, nhưng nếu biết cách học thì nó sẽ khắc sâu vào đầu bạn lâu dài. Sau đây là một vài “bí kíp” nho nhỏ giúp bạn dần trở thành một cuốn “ từ điển sống”.
1. Liên hệ thực tế
Trong đầu bạn hãy luôn có một câu hỏi: “Nếu dịch ra Tiếng Anh, thì từ này sẽ như thế nào?” Ví dụ, xem ti vi, bắt gặp một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, bạn hãy tự hỏi, “nguy nga, tráng lệ” có nghĩa Tiếng Anh là gì, còn có từ đồng nghĩa nào khác không? Và ngay lập tức hãy tra từ điển. Hoặc nếu nghe câu hỏi hay, thú vị của bạn bè mà không biết phải nói bằng Tiếng Anh ra sao, thì tốt nhất nên nhờ người khác giúp đỡ để tìm ra câu Tiếng Anh ấy và khắc sâu vào trí nhớ. Bằng cách liên hệ thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhớ từ vựng lâu và biết cách ứng dụng chúng.
2. Ghi những câu nói hay, ấn tượng trong sổ tay
Xem ti vi, thỉnh thoảng nghe được những câu nói hay của người nước ngoài, hãy tận dụng và ghi vào sổ tay đi bạn. Những câu sinh hoạt đời thường ấy sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong giao tiếp và ứng dụng một cách linh hoạt hơn. Bạn không thể nào nhớ hết mọi thứ, vì vậy hãy tập cách ghi tất cả vào sổ. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm và không lúng túng khi phải cố nhớ ra một câu nói nào đó quen thuộc mà không thể diễn đạt.
3. Nghe các bản nhạc Tiếng Anh
Những lời hát trong Tiếng Anh luôn sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có một số câu trong bài hát có thể ứng dụng để viết luận văn. Thật là thú vị khi nhớ được một lời bài hát hay hay nào đó. Còn nếu bạn không thích nghe nhạc thì chỉ cần hiểu nghĩa tựa đề thôi là vốn từ vựng cũng nâng lên chút đỉnh rồi.
4. Chat trên mạng với người nước ngoài
Video đang HOT
Nếu bạn không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài thì chat trên mạng cũng là một phương thức hay nhất để ứng dụng vốn kiến thức của bạn. Ngôn ngữ trên mạng gần giống với ngôn ngữ Tiếng Anh đời thường. Hơn nữa, khi chat thì chỉ cần chúng ta ứng dụng một vài cấu trúc căn bản như hỏi tên, tuổi, sở thích…Bạn không cần lo ngại khi vốn từ của mình không nhiều. Nếu có từ nào không hiểu, bạn hãy tra từ điển điện tử ngay trên mạng. Khá đơn giản đúng không nào?
Qua 4 phương pháp trên, mong rằng vốn từ vựng Tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian rèn luyện.
Theo Học Mãi
Những điều teen 12 nên tránh...
Việc học hành của teen 12 lúc nào cũng căng thẳng, chỉ cần sai một li là đi một dặm. Nếu không tự đặt cho mình kế hoạch và "kiêng cữ" một số vấn đề, thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những rắc rối nhớ đời.
Tránh việc hôm nay cứ để ngày mai
Bài vở đối với teen 12 lúc nào cũng chồng chất. Nó làm cho nhiều bạn vốn chăm chỉ cũng dễ bị mệt nhoài. Đồng thời, dễ làm phát sinh suy nghĩ... "để mai làm" hoặc "không học cái này chắc cũng không sao, để bữa sau học".
Thế nhưng một điều chắc chắn rằng với thói quen và công việc đó, bạn khó lòng có thể giải quyết hết bài vở, cho dù có được nghỉ hẳn ngay cuối tuần đi chăng nữa. Chưa kể đến ngày qua ngày, khối lượng bài chồng chất, sẽ rất dễ khiến các sĩ tử... nản. Những bài bạn chưa kịp học cũng rất dễ ra kiểm tra vào ngày mai. Vì thế, nếu không muốn việc học đi xuống thì hãy mau chóng bỏ qua thói quen này.
Tránh nghỉ học nhiều
Đi học quá mệt mỏi và đuối sức, nhiều bạn liều xin phụ huynh nghỉ ốm. Những lí do như: cảm nhẹ, chưa thuộc bài, sắp kiểm tra... cũng khiến teen chỉ muốn xin nghỉ học, trốn tiết ở nhà. Nhiều bạn nghĩ đơn giản là "thôi coi như lâu lâu nghỉ xả xì-trét". Hay đơn giản là: "Ở nhà ôn bài cho kĩ, lần sau kiểm tra lại kết quả sẽ cao hơn".
Thế nhưng việc này vô hình chung còn ảnh hưởng đến tình hình học tập của các môn khác. Chưa nói đến bài vở ngày càng nhiều, chỉ một buổi vắng mặt có thể làm bạn không tài nào theo kịp tốc độc chung của lớp. Trong khi mọi người đang cố gắng chạy đua, việc dừng lại của bạn đã khiến bạn chậm hơn người khác rồi đó!
Tránh tự suy diễn dẫn đến ác cảm với thầy cô
Do áp lực học và giảng dạy năm cuối cấp, cả thầy và trò 12 thường vô cùng căng thẳng trong tiết học. Đôi khi bạn phải chịu những oan ức vu vơ, hay sự khó khăn của thầy cô khiến bạn cho rằng: "Thầy/Cô ấy có ác cảm với mình". Thế rồi chính bản thân lại cũng bắt đầu có những suy nghĩ thiếu thiện cảm với thầy cô và bộ môn đó.
Nhưng chớ dại vì thế mà đem lòng... bực tức với thầy cô. Điều này chẳng những không có lợi còn mang họa. Có ác cảm với thầy cô, thường dẫn bạn đến tình trạng ghét luôn môn học đó và xem thường những giờ lên lớp. Như vậy, không nói đến chuyện điểm số bạn sẽ chẳng bao giờ khá, mà dù có mày mò ở nhà, chưa chắc bạn đã theo kịp được với tốc độ chung.
Tránh học quá căng thẳng để rồi... lăn ra ốm
Học trường, học lớp, học trung tâm, học thêm, học nhóm. Nhiều bạn học dồn học nén, không ăn không ngủ những mong sớm... thành tài. Lại có bạn vì lịch học thêm quá nhiều, đâm ra mệt mỏi, ăn uống bỏ bữa. Chẳng thế mà đến lớp 12, không ít bạn trở nên gầy gò, xanh xao, có phần... thiếu sức sống.
Học chăm thì rất đáng khâm phục, nhưng nếu không biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân mà lúc nào cũng "căng" óc ra học, bạn sẽ rất dễ ngã bệnh. Khi đó, việc học của bạn chắn chắc sẽ bị ngưng trệ, chưa kể đến, bạn cũng không thể dốc toàn lực để học như lúc khỏe được. Bảo đảm với bạn, lúc đó, thành tích học tập cũng sẽ tụt dốc theo sức khỏe thôi.
Tránh chạy "show" theo bạn bè
Nhiều bạn đang luyện thi ở trung tâm A, nghe bạn bè nói ở trung tâm B có giáo viên dạy hay lắm thế là chẳng suy nghĩ "nhảy lớp" ngay. Đến khi qua trung tâm B, thấy việc học cũng chẳng khá khẩm hơn lại cố nghe gióng tìm nơi khác để "chuyển tiếp". Hay nhiều bạn đang học ở chỗ này, chỗ kia, nhưng ham vui xin phụ huynh chuyển đổi chỗ học cho có bạn có bè.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc học. Chưa nói đến trong thời gian "nhảy lớp", bài vở và khiến thức của bạn dễ bị "hụt" vì cách thức giảng và học khác nhau của mỗi thầy cô. Bản thân bạn cũng dễ mệt nhoài khi cứ thay đổi chỗ học và chạy "show" từ chỗ này sang chỗ khác.
Tránh để tình cảm lấn át việc học
Ngồi học mà đầu óc bạn lúc nào cũng để nó... trôi vu vơ, hay suốt ngày lo lắng đến chuyện yêu đương thì hiệu quả học hành chẳng bao giờ tốt được. Nhiều cặp lại thường hay giận hờn cãi vã, khiến cả hai không còn tâm trí đâu để học.
Thêm vào đó là chuyện teen 12 thường bi lung lay khi chọn hướng đi cho tương lai vì chuyện tình cảm. Nhiều cô bạn, cậu bạn có những ước mơ riêng, nhưng lại chấp nhận từ bỏ để có thể đi chung con đường với... đằng ấy. Đến khi được nửa đoạn mới bắt đầu ngán ngẩm, hối hận.
Tất nhiên, không ai cấm bạn "iu", nhưng đừng để nó làm ảnh hưởng đến việc học nhé!
Theo PLXH
Phải có phương pháp khoa học trong học tập Nếu không có phương pháp khoa học trong học tập thì năng suất học tập của bạn sẽ rất thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm...