Bí kíp giúp ‘Diễm điệu’ Vân Dung có nhan sắc bất tử – trẻ mãi không già
Bén duyên với con đường nghệ thuật tư cách là một diễn viên hài, Ns. Vân Dung (1975) không ngừng mang lại những tiếng cười cho khán giả bởi lối diễn tự nhiên, hóa thân đa sắc màu không màng tới việc giữ gìn hình ảnh.
Sau chuỗi các tác phẩm hài để đời, thời gian vừa qua cô đã ghi đậm dấu ấn trong vai diễn mẹ đơn thân xinh đẹp, tự tin – “Diễm điệu” (Yêu Thì Ghét Thôi).
Nữ diễn viên trong vai “Diễm điệu” cùng con gái
“Khi nhận vai diễn này Vân Dung cũng khá do dự bởi Diễm trong phim là một người mẹ đơn thân nhưng vô cùng trẻ trung, yêu đời, nhiều quý ông theo đuổi mà nhan sắc tuổi 45 của mình lại không cho mình cái tự tin như vậy. Nhưng do quá yêu thích tính cách nhân vật này nên Vân Dung đã quyết định thử liều một phen xem sao.” Ns. Vân Dung chia sẻ
Nếu khán giả đã quen với hình tượng Vân Dung “kẻ cắp gặp bà già” hay tự làm xấu bản thân để gây tiếng cười cho khán giả thì chắc hẳn bạn sẽ phải vô cùng bất ngờ với Vân Dung trong vai diễn bà mẹ “xì teen” này.
Ns. Vân Dung bỏ qua việc giữ gìn hình tượng – hết hình hoá thân trong các vai diễn
Sau thành công của Yêu Thì Ghét Thôi, Ns. Vân Dung chia sẻ để có thể linh hoạt, tự tin hơn với nhiều vai diễn cô đã quyết định tìm đến Mega Gangnam để tư vấn căng chỉ trẻ hoá làn da.
Được biết Ns. Vân Dung đã chứng kiến rất nhiều bạn bè, anh chị đồng nghiệp từng sử dụng công nghệ này vô cùng hiệu quả nhưng cô vẫn chưa dám thực hiện vì sợ thẩm mỹ, sợ đau. Ấy vậy mà sau khi bộ phim kết thúc, “máu” khao khát được trẻ trung xinh đẹp tăng gấp bội phần khiến cô “đứng ngồi không yên” và quyết tâm tới để thực hiện.
Hình ảnh trước và sau của Ns. Vân Dung sau 1 giờ căng chỉ “lai”
Chỉ với 1 giờ đồng hồ căng da bằng công nghệ căng chỉ Collagen Gold Fiber, gương mặt của cô đã quay ngược thời gian một cách ngoạn mục: da căng phẳng, nếp nhăn biến mất. Ns. Vân Dung tâm sự: “Công nghệ này quả thực là thần kì không như những gì mà Vân Dung tưởng tượng. Không những không đau mà còn không cần phẫu thuật, làm xong là đã trẻ lại tức thì, thật tuyệt vời hơn cả mong đợi!”
Video đang HOT
Hình ảnh rạng rỡ, trẻ trung và tự tin của Ns. Vân Dung
Sau khi lắng nghe những chia sẻ của cô cũng như những hình ảnh thực tế về hiệu quả của công nghệ này mang lại, tôi tin chắc rằng đây sẽ là một phương pháp trẻ hoá xoá nhăn nằm trong top 1! Với nhan sắc và làn da trẻ trung, rạng rỡ như hiện tại thì chắc chắn Ns. Vân Dung sẽ ngày càng thêm thăng hoa trong công việc và tự tin yêu đời trong cuộc sống.
Vì sao phẫu thuật thẩm mỹ bùng nổ giữa dịch Covid-19?
Lệnh phong tỏa và làm việc từ xa đồng nghĩa với hàng giờ nhìn chằm chằm vào khuôn mặt mình trong các cuộc gọi video, thúc đẩy sự quan tâm đến việc dao kéo để cải thiện nhan sắc.
Khi phải ngồi hàng giờ để gọi video và nhìn thấy đồng nghiệp qua màn hình máy tính, nhiều người nhận thấy mình thường xuyên bị phân tâm trong các cuộc hội ý và cuộc họp hàng ngày. Không phải do tiếng chó sủa, hay tiếng bạn cùng phòng làm bữa trưa - mà là do chính khuôn mặt của mỗi người.
Và khi nhìn chằm chằm vào màn hình thu nhỏ đó càng lâu, nhiều người bắt đầu chú ý đến những chi tiết nhỏ. Những vết chân chim đã xuất hiện từ trước lệnh đóng cửa ư? Có phải mũi đột nhiên to ra không? Hình như một bên lông mày cao hơn bên còn lại?
Điều bất ngờ là sau nhiều tháng phải gặp mặt qua video, nhiều người bắt đầu phân tích - và chỉ trích - vẻ ngoài của mình nhiều hơn.
Các bác sĩ thẩm mỹ và phẫu thuật thẩm mỹ ở nhiều nước trên thế giới - bao gồm Australia, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc - cho biết số lượng đặt chỗ cho các phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật tăng vọt sau quãng thời gian đóng cửa.
Ashton Collins, giám đốc của Save Face, một cơ sở thẩm mỹ được chính phủ Anh công nhận, cho biết: "Chúng tôi nhận được rất nhiều trường hợp như 'Tôi nhận ra lông mày của tôi xấu tệ, môi tôi cần phải chỉnh sửa, hoặc mũi của tôi bị vẹo'".
Từ khi Anh có lệnh cách ly vào tháng 3, lượng truy cập vào trang web của Save Face đã tăng thêm 40% do khách hàng nghiên cứu các phương pháp điều trị, sau đó đăng ký tại các cơ sở địa phương.
Những ngày tiếp xúc với các cuộc gọi video đã khiến nhiều người, kể cả nam giới, mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ. Ảnh: Alamy.
Nhu cầu làm đẹp bùng nổ
Phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ là khi một người nào đó thay đổi diện mạo của họ vì thẩm mỹ chứ không phải vì y tế. Các thủ thuật bao gồm thủ thuật không xâm lấn, chẳng hạn như tiêm botox hoặc chất làm đầy da, và thủ thuật xâm lấn như căng da mặt và nâng mũi.
Những thủ thuật này rất tốn kém. Với trung bình gần 8.000 USD cho một ca phẫu thuật chỉnh hình, người Mỹ đã tiêu tốn hơn 16,6 tỷ USD cho phẫu thuật vào năm 2018, theo Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ (ASPS).
Trong thời gian phong tỏa, tại Anh, số lượng yêu cầu tư vấn trực truyến tăng đến 70% do bệnh nhân tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho đến khi họ có thể gặp mặt bác sĩ phẫu thuật.
Tương tự, một cuộc khảo sát gần đây của ASPS cũng cho kết quả như vậy.
Tiêm là phương pháp được yêu cầu nhiều nhất, sau đó là các thủ thuật xâm lấn hơn như nâng ngực và hút mỡ. Nhu cầu về "trẻ hóa vùng cổ" và "tạo đường nét cho đường viền hàm" cũng tăng lên khi mọi người dành nhiều thời gian trong ngày để nhìn hình ảnh của mình trên máy tính.
Và mặc dù trước đây phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều trong các thủ thuật thẩm mỹ so với nam giới, nhưng "Zoom Boom" - một thuật ngữ dùng để chỉ sự bùng nổ của phẫu thuật thẩm mỹ sau quá trình họp trực tuyến qua Zoom - không chỉ dành cho phụ nữ.
Tiến sĩ Munir Somji, một bác sĩ thẩm mỹ làm việc tại Phòng khám MediSpa ở London, cho biết số lượng nam giới yêu cầu cấy tóc tại phòng khám của ông tăng lên do thời gian họ dành để ngắm nghía mái tóc của mình khi gọi video.
"Khi trong một cuộc gọi Zoom ở một căn phòng đủ sáng, tóc bạn trông sẽ mỏng hơn bất kể bạn làm gì. Và đối với nam giới trong thời gian đóng cửa, nếu họ không thể cắt tóc thì tóc sẽ trông càng mỏng hơn khi mọc dài ra", ông nói.
Tuy nhiên, phiên bản đó của chúng ta có thể đã bị bóp méo so với thực tế: "Góc, ánh sáng và những hạn chế của camera trên nhiều thiết bị có thể dẫn đến các đặc điểm sai lệch", Tiến sĩ Jill Owen, một nhà tâm lý học từ Hiệp hội Tâm lý Anh, cho biết.
Trong thời gian đóng cửa, nhu cầu tư vấn trực tuyến về phẫu thuật tăng cao. Ảnh: Alamy.
Tiến sĩ Owen cũng nói rằng ám ảnh về hình ảnh của chính mình cũng có thể dẫn đến "sự méo mó về mặt tri giác" khi chúng ta thấy một khuyết điểm và liên tục tập trung vào nó cho đến khi lỗi này trở nên phóng đại.
Ông Owen nói thêm rằng các thiết bị như điện thoại thông minh có thể làm thay đổi hình ảnh cơ thể hơn nữa, tùy vào các góc độ khác nhau.
Việc nhìn thấy chính mình trên màn hình nhiều lần sẽ kích thích sự ám ảnh về ngoại hình và những khiếm khuyết dễ nhận thức trên cơ thể.
Đó là điều thường gặp ở các diễn viên - những người thường xuyên thấy mình trên TV và trong phim nhiều năm, và phải tuân theo các tiêu chuẩn vẻ đẹp phi thực tế của công việc.
Giờ đây, sự phát triển của mạng xã hội và văn hóa chụp ảnh selfie khiến hiện tượng này không chỉ giới hạn ở các ngôi sao, làm tăng nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ.
Khi gọi video trên Zoom, bạn không chỉ nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mình ở một góc cụ thể trong nhiều giờ liên tục, mà còn nhìn vào khuôn mặt của người khác và so sánh hai bên.
Gordon Lee, một bác sĩ phẫu thuật tái tạo và tạo hình tại Đại học Stanford, California, cho biết: "Người nổi tiếng phải trông thật đẹp khi xuất hiện trước mọi người. Và bây giờ, giữa sự bùng nổ của Zoom, những người bình thường cũng thấy như vậy".
Môi trường thích hợp
Môi trường cụ thể của việc phong tỏa do đại dịch cũng góp phần vào sự bùng nổ nhu cầu làm đẹp "Zoom Boom". Ví dụ, phong tỏa giúp mọi người có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và nghiên cứu các phương pháp điều trị. Phong tỏa cũng giúp mọi người dễ dàng ở nhà để hồi phục, hoặc che mặt bằng khẩu trang khi ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố tâm lý khác. Các cuộc gọi video giữa mùa dịch diễn ra trong bối cảnh thiếu những hình thức tương tác xã hội khác đối với nhiều người.
Theo Owen: "Nếu các vấn đề về Covid-19 và phong tỏa dẫn đến tâm trạng suy giảm của một số người, họ có thể dễ có suy nghĩ tiêu cực hoặc đánh giá kém hơn về bản thân".
Nhà trị liệu Jodie Cariss là người sáng lập của Self Space, một dịch vụ sức khỏe tâm lý tư nhân, nơi mọi người có thể được giới thiệu các buổi trị liệu với các nhà trị liệu có trình độ. Cô ấy chia sẻ lúc làm việc với những khách hàng có vấn đề về hình ảnh bản thân và đang cân nhắc phẫu thuật thẩm mỹ, cô thường đặt câu hỏi về những gì khác đang diễn ra trong cuộc sống của họ, vì đó có thể là biểu hiện của một vấn đề sâu xa hơn.
Zoom Boom đang thúc đẩy sự quan tâm đến các phương pháp phẫu thuật không xâm lấn trên khuôn mặt. Ảnh: Alamy.
Mặc dù không thể biết liệu "Zoom Boom" có biến mất sau Covid-19 hay không, sức hấp dẫn của phẫu thuật thẩm mỹ có thể tồn tại mãi mãi.
Lee từ Stanford cho biết: "Phẫu thuật thẩm mỹ là một phần quan trọng trong văn hóa của chúng tôi" khi khái niệm về cái đẹp đã quá lấn át.
Người ta ngưỡng mộ và ghen tị với hình ảnh hào nhoáng của những người nổi tiếng và các ngôi sao trên mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã phẫu thuật thẩm mỹ, và người ta cũng muốn làm như vậy để được đẹp hơn.
Làm đẹp, chưa đẹp đã vào bệnh viện Việc ứng dụng sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ, làm đẹp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn. Hiện nay, ngoài quảng cáo và thực hiện phương pháp trẻ hóa, phục hồi da bằng công nghệ tế bào gốc (TBG) tự thân, nhiều cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ tại TP.HCM...