“Bí kíp” của cậu học trò khiếm thị
Điều khiến chúng tớ ngạc nhiên là tại sao với đôi mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ mà hắn lại học quá siêu – siêu hơn những người bạn cùng trường có đôi mắt sáng như chúng tớ?
Hắn tên Đặng Triệu Phương (lớp 12A8 trường Nguyễn An Ninh, Q.10), một trong những học sinh giỏi nhất trường. Mới đây, tớ vừa phát hiện “bí mật” của hắn.
Đó là khi học, hắn phải photo bài trên giấy A4, cỡ chữ 36 trở lên mà phải dùng kính lúp để đọc!
Bạn biết không, hắn bị khiếm thị đấy! (Hắn bị sự cố với mắt từ năm 7 tuổi).
Và điều khiến chúng tớ ngạc nhiên là tại sao với đôi mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ mà hắn lại học quá siêu – siêu hơn những người bạn cùng trường có đôi mắt sáng như chúng tớ?
Một hôm, theo hắn về nhà, tớ khám phá rất nhiều điều thú vị…
Video đang HOT
Trồng “cây kiến thức”
Trên bàn học của hắn, ngoài những chồng tập vở còn có nhiều tấm mút xốp được thiết kế thành hình cành cây. Hắn bảo đó là các “cây kiến thức”, mỗi cây tương ứng với một môn học. Thấy tớ tròn xoe mắt, hắn giải thích: Do trên lớp không thể chép bài kịp nên hắn chỉ tập trung nghe giảng, đồng thời ghi âm lời thầy cô. Về nhà, hắn mở băng nghe lại rồi tự soạn bài theo cách hiểu của mình. Với các môn xã hội, hắn chia cột rồi sắp xếp các phần của bài học: nội dung tác phẩm – tác giả – sự kiện lịch sử – mốc thời gian… Soạn bài ra giấy xong, hắn đục lỗ, móc kẽm làm nhánh rồi treo lên “cây kiến thức”.
Chẳng hạn, với “cây” văn học, mỗi nhánh đại diện cho một giai đoạn văn học (từ 1930 – 1945, từ 1945 – 1975…). Những tác phẩm có nội dung khái quát thì “mọc” ở tầng thấp nhất, còn những tác phẩm sinh sau đẻ muộn, mang tính minh họa thì được gắn ở tầng cao hơn. Nhờ cách sắp xếp này mà khi ôn tập, hắn dễ dàng “túm” được bài học mình cần tìm…
Những tấm bảng ngộ nghĩnh
Chưa hết ngạc nhiên vì cách học các môn xã hội của hắn, tớ tiếp tục choáng khi phát hiện những bảng công thức hắn thiết kế để học các môn tự nhiên. Hắn “bật mí”: “Khi học lượng giác, tớ làm hẳn một chiếc đồng hồ đặc biệt. Trên đó, các số từ 1 – 12 (để chỉ thời gian trên đồng hồ) được tớ thay thế bằng số đo các góc (1/4, 3/4…). Chỉ cần điều chỉnh kim đồng hồ là tớ có thể tạo ra các góc tương ứng”. Ngoài ra, hắn còn thích dùng phương pháp liên tưởng. Chẳng hạn, khi học hình học không gian, hắn liên tưởng căn phòng mình đang ở như một hình tứ giác, còn các bức tường xung quanh là cạnh. Có hình ảnh cụ thể trong đầu, hắn cảm thấy dễ dàng hơn khi tính toán. Chính nhờ cách học tự “phăng” này mà điểm môn toán của hắn không khi nào dưới 9,5.
Ra về, tớ vẫn nhớ hoài lời tâm sự của hắn: “Tất cả môn học đều mang hơi thở cuộc sống, gắn liền với thực tế nên với tớ, chúng quan trọng như nhau. Thích tìm tòi sáng tạo, nên dẫu đôi mắt gần như mù lòa, tớ vẫn thấy ánh sáng rực rỡ của kiến thức”. Nhìn cách hắn đương đầu với khó khăn, cách hắn độc lập trong cuộc sống, tớ tin cậu bạn của mình sẽ tìm thấy tương lai tươi sáng.
Để môn Vật lí phải... sợ ta!
"Dù các em là ai (sức học thế nào) hãy học với tâm thế quyết thắng (chứ không phải cho qua, cố kiếm điểm 5), đừng để ta phải sợ Vật lí mà phải để môn Vật lí... sợ ta!"
Đây là một bài viết rất vui và bổ ích - "quà tặng" mà thầy Nguyễn Văn Phương, giáo viên môn Vật lí (trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) gửi đến các bạn.
Môn thi Vật lí có đặc điểm bao gồm cả lí thuyết và bài tập. Đa số học sinh sợ học lí thuyết, không học bài thì... hết thuốc mà học nhiều thì... hết hơi! Vậy phải hiểu rõ bài, nắm chắc cái cốt lõi (đọc SGK kĩ và nhờ thầy cô trong lớp).
Không học tủ, "đoán" trọng tâm vì Bộ đã cho biết cấu trúc đề thi: mỗi chương có bao nhiêu câu rất rõ nên phải học hết thôi. Học sinh thường bỏ những phần học thấy nản, hay chỉ học lơ mơ... lấy có, hì hì, như thế nghĩa là đã "chấp nhận thương đau" vì người ra đề thường ra đúng ngay những câu như vậy!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học theo SGK, vì đó tài liệu chính thống mà người ra đề "rút ruột" cho thi. Những câu hỏi điều xoay quanh những điều đã học, cho dù là có suy luận gì thì cũng "theo bài học ta có...". Và dùng thêm sách của Nhà Xuất bản Giáo dục để vừa làm quen câu hỏi trắc nghiệm vừa nắm vững vàng thêm lí thuyết. Học sinh thí điểm phân ban học bộ 1 cũng nên kiếm bộ 2 làm tài liệu thêm phong phú và ngược lại. Còn HS đại trà cũng nên kiếm 2 bộ sách bài tập (có câu hỏi trắc nghiệm) của bên thí điểm phân ban để "làm quen".
Làm bài tập cũng theo SGK, nhất quyết đi đường "chính thống giáo". Các dạng bài tập ở đây cũng đủ và rất căn bản. Đề thi không ai "làm khó" như ta tưởng đâu. Nếu thích thì chỉ làm những bài tập "đao to búa lớn" khi đã vững vàng. Đừng bước vào mê hồn trận mất thì giờ công sức mà không được kết quả (chưa kể còn bị thui chột chí khí... luyện thi!). Quan trọng là học phải ÔN, ÔN NỮA, ÔN MÃI.
Đó là cách học. Còn trợ thủ cho việc học ("giám đốc" cũng phải có "thư kí" mà!) là phải rèn vài kĩ năng. Thí dụ như học quang hình mà không vẽ được hình, không biết thật/ảo thì "game over". Học chương quang điện, vật lí hạt nhân, tính toán mà bấm máy lọng cọng thì liệu mà bấm đến... năm sau luôn. Học dao động con lắc lò xo, con lắc đơn mà không phát thảo được cái hình cứ ngồi tưởng tượng mất thì giờ lắm (chưa kể là khó mà tưởng tượng!). Học điện xoay chiều mà vấn đề "pha" không vững chỉ biết có công thức là coi chừng "ú ớ". Giải bài toán cực trị mà cứ thẳng một đường "toán" lấy đạo hàm thì lắm khi "dao to chém cá bé"... (bởi "luyện" là... vậy đó).
Bài làm trắc nghiệm hiện máy chấm chỉ lập trình một dạng (chọn 1 trong 4 chọn lựa) nên ta có thể giải quyết bằng cách loại suy, tương đồng... Bài thi do phải xáo trộn 1 đề gốc ra nhiều đề nên không thể có "liên hoàn câu hỏi" dính chùm nhau để lấy kết quả câu trên dùng làm dữ liệu cho câu dưới nên nói chung không có bài toán lớn, phức tạp (thường chỉ 1, 2 bước tính mà thôi). Gặp trường hợp không biết giải thì sao? Tình thế nào cũng có giải pháp, ta làm... ngược, lấy kết quả A/ B/ C/ D ở đáp án thế vào đầu bài, trúng thì... OK. Và nếu "bí" đường cũng cứ biết đâu đến đó, không nên bỏ trống.
Cái huyệt ở đầu là quan trọng nhất, dù các em là ai (sức học thế nào) hãy học với tâm thế đùng đùng quyết thắng (chứ không phải cho qua tụ, cố kiếm điểm 5) đừng để ta phải sợ Vật lí mà phải để môn Vật lí... sợ ta!
Lớp 13 khởi đầu Sau mỗi kỳ thi là một cuộc chia tay - giữa người lên giảng đường đh, và người trở về với lớp 13 tiếp tục cuộc chinh phục lần 2. Nhưng dường như có một làn sóng tích cực mới đang xen vào nhịp sống của những người trẻ tự chủ. Với họ, lớp 13 không phải kết thúc. Nó là một khởi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu 'xả vai' tiểu thư, bật mode 'chiến' bênh chồng bị 'mỉa', kết câu sốc?
Netizen
17:16:34 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
Sao thể thao
17:13:45 02/05/2025
Sao nam 9x bị tuyên án tù sau khi tự thú sử dụng ma túy và thuốc lắc
Sao châu á
17:11:54 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025
Chị Đẹp hát nhạc Trịnh hay tới mức netizen nói "xuyên không về 50 năm trước vẫn hoạt động tốt"
Nhạc việt
17:03:12 02/05/2025
Nissan trình làng xe điện N7 có phạm vi hoạt động lên tới 625 km
Ôtô
17:02:48 02/05/2025
Chồng đại gia hơn 26 tuổi của nàng hậu từng gần 90 kg: Tài sản "3 đời ăn không hết", gây ngỡ ngàng vì loạt ảnh này
Sao việt
16:58:08 02/05/2025
Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
Pháp luật
16:50:06 02/05/2025
Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
Tin nổi bật
16:47:19 02/05/2025
Thám Tử Kiên tranh luận motip nhưng rộng cửa trăm tỷ, mệnh danh Conan bản Việt
Phim việt
16:30:44 02/05/2025