Bí kíp chọn trường và ngành ưng ý
Teen có thể lập danh sách những điều mình mong muốn ở trường đại học, tận dụng google để tra cứu, lắng nghe chia sẻ của các ‘tiền bối’ đi trước…
Chỉ vài tháng nữa đến kỳ thi đại học, thời điểm này teen đang ráo riết lo chọn trường, đăng ký ngành. Cùng liếc mắt xem mình đã có những lựa chọn chính xác trường và ngành chưa nhé!
Tập trung vào bản thân
Lời khuyên quan trọng trước khi bạn đưa ra bất cứ lựa chọn nào, là hãy tập trung vào mong muốn, nguyện vọng của mình.
Nhiều bạn thích và có năng khiếu nghệ thuật, nhưng nghe người thân “đe” đi học ngành này dễ “hư thân”, nghề nghiệp không ổn định đã rụt rè gạt đi tên trường mình thích. Có bạn chọn thi trường ĐH gần nhà, chỉ vì bố mẹ bảo thế. Không ít tình trạng SV thi đỗ, nhập học mới ngã ngửa trường mình chọn, ngành mình đang học quá ư nhàm chán.
Sự thật, những cách lựa chọn đó không phù hợp với khả năng, tính cách và con người. Nhiều bạn tâm sự, đi học mà như đi lao động cải tạo, ngồi học mà chẳng thể tập trung, bi quan, sợ hãi trước tương lai cũng chỉ vì học không đúng mong muốn, nguyện vọng thực sự.
Teen mình có nắm vững những bí kíp chọn ngành nghề không? Ảnh: Leo Nguyễn.
Chọn ngôi trường mà bạn thật sự muốn, chứ không phải ngôi trường mà bạn bè, “nửa kia”, hay bố mẹ, gia đình bạn muốn. Chỉ khi bạn chắc chắn, tự tin về điều đó, thì bạn mới có hứng thú, sự say mê học tập.
Biết mình biết ta
Dân gian có câu: “Biết mình biết người – Trăm trận trăm thắng”. Thực tế, khi cân đối năng lực của bản thân với yêu cầu của trường đại học mong muốn nghĩa là bạn đã có “bí kíp” chọn trường rồi đó. Không hiếm trường hợp, vì “với quá xa” hay thiếu tự tin mà các bạn sĩ tử đã để vuột mất cơ hội bước chân vào cổng trường đại học yêu thích.
Video đang HOT
Lời khuyên cho các sĩ tử là ôn luyện kiến thức thật kỹ lưỡng, xem kỹ điểm chuẩn nhiều năm của các trường mình thích, so sánh, đối chiếu để chọn ra các trường trong khả năng của mình. Dựa trên đánh giá của bản thân, tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè về lực học để chọn ra trường vừa sức nhất.
Tất nhiên, nếu cho rằng mình có trót lựa chọn cao một chút so với năng lực thực của mình thì cũng không sao. Hãy dồn sức để cố gắng học và chuẩn bị cho tốt hơn nữa nhé! Bạn vẫn còn thời gian để cố gắng và hoàn thiện mình.
Chọn trường cho mình nhiều cơ hội
Khi đứng giữa “hằng ha số” những ngôi trường phù hợp với khả năng, sở thích của mình, bạn sẽ làm gì để có được lựa chọn sáng suốt? Lời khuyên đưa ra: Tìm hiểu kỹ các chính sách, cơ hội mà trường có thể mang đến cho bạn.
Nên có thời gian kỹ càng để lựa chọn trường, ngành mình sẽ theo học. Ảnh: Mí Rưỡi.
Đó là cơ hội học bổng, học ở nước ngoài, việc làm, nơi có môi trường ngoại khóa rộng mở. Bạn sẽ không phải nuối tiếc khi đã cân nhắc kĩ lưỡng những điều này.
Bạn Phạm Huy Hoàng, cựu sinh viên ĐH FPT chia sẻ: “Hồi trước, tớ thi vào FPT, một phần vì tò mò, một phần vì thử vận may. Kết quả tớ nhận được mức học bổng 70%. Lúc đó, tớ đậu đại học cả 2 ngành về CNTT của Bách Khoa và Khoa học Tự nhiên. Tuy nhiên, sau khi “ngâm cứu kỹ” chương trình học với những môn học hay ho, gần gũi với thực tế, tớ đã quyết định lựa chọn FPT”, Hoàng thổ lộ.
Đến nay, khi đã tốt nghiệp, Hoàng càng nhận thấy quyết định vào FPT của mình là sáng suốt. Môi trường học tạo điều kiện tối đa để Hoàng học và thực hành. Đặc biệt, bạn bè và thầy cô dễ thương thân thiện, khuyến khích khả năng tự học “lên tới trên 50% quỹ thời gian” nên Hoàng khá hài lòng.
Ngày nay, với sự phát triển của internet, mạng xã hội, thêm một chút tự tin, chẳng khó khăn gì để teen “moi” được những thông tin cần thiết về trường mình sẽ chọn.
Đừng quên thực tế “input – output”
Một trong những điểm cuối cùng mà teen cần lưu ý khi chọn trường, đó là dù có chắc chắn 100% vào sự phù hợp của mình với ngôi trường mình định chọn lựa thì vẫn nên dành 5 phút “điều tra” về tỉ lệ việc làm của ngành nghề mình chọn, cả tỉ lệ việc làm của ngôi trường mình đang đưa vào tầm ngắm nữa nhé.
Dù nói gì đi nữa, tỉ lệ việc làm vẫn là một trong những “con số vàng” chỉ ra chất lượng thật sự của ngôi trường cũng như cho bạn hình dung cơ bản về nhu cầu nhân sự của ngành nghề.
Theo TTVN
Không nên chọn trường theo mốt
Đó là chia sẻ của Trần Tuấn Linh (phó giám đốc 25 tuổi) dành cho các sĩ tử trước những bối rối về quyết định chọn trường khi mùa thi đại học sắp đến gần.
Gần đến mùa thi đại học, hầu hết các sĩ tử đều ráo riết lo chọn trường, ngành học thế nào cho phù hợp với điều kiện gia đình, mong muốn, khả năng của bản thân và đặc biệt là tương lai việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là điều khiến không ít bạn trẻ lúng túng và bối rối.
Để giúp các sĩ tử gỡ rối trước mùa thi, các tiền bối của nhiều đại học lớn đã có chia sẻ từ kinh nghiệm của chính bản thân mình.
Lắng nghe trái tim mách bảo
Điệp khúc "học và làm theo đam mê, sở thích" có lẽ không bao giờ cũ, nhất là trong hoàn cảnh học sinh ngày càng được tự do đưa ra quyết định, lựa chọn như hiện nay. Vì vậy, việc chọn trường dựa trên đam mê, sở thích chắc chắn là một lưu ý không thừa đối với mỗi bạn trước khi trở thành sĩ tử.
Trần Tuấn Linh (sinh năm 1989), Phó giám đốc công ty phần mềm Sapling, cựu sinh viên ĐH FPT, chia sẻ: "Điều đó có nghĩa, bạn phải tìm ra được sở thích, đam mê thực sự của mình, không phải là một thứ sở thích theo mốt hay cảm tính".
Đam mê công nghệ thông tin từ nhỏ, Tuấn Linh đã không ngừng tự học và kiên quyết lựa chọn ngành này ở đại học để tiếp tục nuôi ước mơ làm phần mềm của mình. Không chỉ dừng lại ở việc học, ngay từ năm nhất, Tuấn Linh đã đi làm thêm, sau đó xin thực tập và tiến tới mở công ty riêng.
Bí quyết thành công của Linh rất đơn giản đó là: "Theo đuổi đam mê và thời gian đại học là một chặng đường đẹp để đầu tư vào niềm đam mê ấy".
Vì vậy, Phó giám đốc trẻ khuyên các sĩ tử trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào hãy tập trung vào nguyện vọng thực sự của bản thân mà không phải do bạn bè, "nửa kia" hay bố mẹ mong muốn. Chỉ khi chắc chắn, tự tin về điều đó, bạn mới có hứng thú, sự say mê học tập.
Nguyễn Hà Vân, du học sinh tại ĐH Kent (Anh), từng mất hai năm dằn vặt vì quyết định chọn trường ở Việt Nam. Cô đã phải hạ quyết tâm bỏ học để làm lại từ đầu bằng cách tự xin học bổng vào ngôi trường hiện nay.
"Nếu không quyết định táo bạo như vậy, có lẽ giờ này mình sẽ vẫn là một cô nữ sinh chán nản, thất vọng với ngôi trường đã nhắm mắt đưa chân theo nguyện vọng của bố mẹ.
Hiện tại, mình rất hạnh phúc khi được học chuyên ngành yêu thích. Mình nghĩ, các sĩ tử hay suy nghĩ thận trọng, biết mình và lắng tiếng nói của bản thân trước khi theo bất cứ lời chỉ dẫn, hay ý muốn của ai khác", Vân đưa ra lời khuyên.
Trường năng động: Cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn
Không còn đóng khung bởi quan điểm, phải có bằng cấp để xin được việc làm, nhiều người tin rằng, ngoài kiến thức thì chính những trải nghiệm trong trường đại học mới là hành trang quý giá cho tương lai của mình.
Đàm Thanh Tùng, sinh viên năm nhất đồng thời là thủ khoa của khoa Tuyên truyền, HV Báo chí tuyên truyền chia sẻ: "Khi chọn trường mình dựa trên khả năng và sở thích của bản thân để lọc ra những nơi phù hợp. Tiếp đó, mình nghiên cứu kĩ điểm chuẩn trong 4-5 năm gần nhất để đánh giá và so sánh khả năng của bản thân.
Cuối cùng, mình tìm hiểu ngoài kiến thức chuyên ngành được học, còn có thể được trải nghiệm những gì, cơ hội phá triển khả năng như thế nào. Sau gần một năm học tập mình rất hài lòng với lựa chọn của bản thân".
Đừng quên thực tế hàng chục ngàn sinh viên thất nghiệp
Một trong những điểm cuối cùng mà các sĩ tử cần lưu ý đó là dù chắc chắn 100% vào sự lựa chọn của mình vẫn nên dành 5 phút điều tra về tỷ lệ việc làm của ngành nghề và trường mình chọn. Đây vẫn là một trong những con số vàng chỉ ra chất lượng thật sự của ngôi trường cũng như cho bạn hình dung cơ bản về nhu cầu nhân sự của ngành nghề mình muốn theo đuổi.
Theo VNE
Chuyên gia tâm lý bật mí bí kíp giúp sĩ tử vượt vũ môn Trước, trong và sau mỗi kì thi đều cần có những chiến thuật riêng. Cùng chuyên gia Hòa An khám phá những bí kịp để có thể vượt qua kì thi ĐH - CĐ sắp tới một cách dễ dàng. Sáng 16/3, trong khuôn khổ chương trình Tư vấn hướng nghiệp 2014 diễn ra tại Nhà thiếu nhi Quận Gò Vấp, TP.HCM, hàng...